CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
2.3 Thực trạng sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu
2.3.2. Cơ cấu vốn lưu động
Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa từng thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Đối với những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ không giống nhau. Việc phân tích kết cấu VLĐ sẽ giúp doanh nghiệp thấy được tình hình phân bố VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, xác định trọng điểm quản lý VLĐ cho từng doanh nghiêp để tìm biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong từng điều kiện cụ thể.
Căn cứ vào Phụ lục 1 (phần phụ lục) ta có cái nhìn tổng quát về VLĐ qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Qua biểu đồ cho ta thấy quy mô VLĐ có sự biến động trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể là VLĐ năm 2011 là 24.611 triệu đồng, năm 2012 là 23.149 triệu đồng giảm0,94 lần so với năm 2011 tương ứng giảm 5,9%. Năm 2013 số VLĐ có xu hướng tăng 1.624 triệu đồng tương ứng tăng 7% so với năm 2012. VLĐ tăng trong giai đoạn 2012 – 2013 trong khi đó doanh thu vào khoảng thời gian này cũng tăng. Điều đó cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả và có chính sách quản lý VLĐ hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn 2011 – 2012. Để hiểu rõ hơn tại sao có sự biến động VLĐ như vậychúng ta cùng đi sâu phân tích từng khoản mục trong kết cấu VLĐ:
Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu được tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ. Trong quá trình kinh doanh, vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán các khoản nợ tương ứng với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. Dưới đây là biểu đồ tiền và các khoản tương đương tiền qua các năm:
24611 23149 24772
0 5000 10000 15000 20000 25000
2011 2012 2013
45
Biểu đồ 2.5. Tiền và các khoản tương đương tiền
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu TSLĐ của công ty và tăng lên qua các năm. Năm 2011 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng 14,5% trong tổng cơ cấu vốn lưu động của công ty, năm 2012 có xu hướng tăng lên là 16,9%, năm 2013 là 22,5%. Điều này cho thấy công ty có tình hình tài chính tốt, khả năng thanh toán cao. Vốn bằng tiền là các khoản giúp công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh xây dựng. Công ty thực hiện xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý dựa vào kinh nghiệm thực tế, khiến cho vốn bằng tiền nhiều. Việc dự trữ nhiều tiền như vậy giúp cho công ty chủ động trong thanh toán nhanh cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tăng uy tín đối với các nhà cung cấp, chủ động trong việc lựa chọn tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai.
Tuy nhiên, vì tiền là tài sản không có khả năng sinh lời nên cũng mang lại cho công ty nhiều khả năng rủi ro khi mất đi chi phí cơ hội cho việc đầu tư hiệu quả hơn và công ty sẽ mất phí cho việc dự trữ tiền mặt làm giảm một phần lợi nhuận của công ty. Trên thực tế, tiền gửi ngân hàng của công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu luôn được duy trì lượng tiền gửi ngân hàng cao hơn lượng tiền mặt tại quỹ qua hai năm: năm 2011 tiền gửi ngân hàng là 2.149 triệu đồng chiếm 60,3% trong cơ cấu tiền năm 2011, năm 2012 chiếm 63,3% trong cơ cấu tiền năm 2012. Tuy nhiên vào năm 2013, công ty đã rút toàn bộ số tiền gửi ở ngân hàng do cần vốn đầu tư trong khi thị trường xây dựng đang khởi sắc và dự trữ tiền mặt để đáp ừng kip thời được khi phát sinh các khoản ngoài dự tính. Tiền gửi ngân hàng của công ty cao sẽ giúp cho công ty nhận được thêm một khoản thu nhập từ việc được hưởng lãi suất, dù lãi suất có cao hay thấp nhưng vẫn có khả năng sinh lời không như các khoản tiền được quản lý tại quỹ của công ty.
0% 50% 100%
14.5% 16.9% 22.5%
Tiền và các khoản tương đương tiền
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Chính vì tiền là tài sản không sinh lãi nên các doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính lỏng cao thường để chúng dưới dạng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hơn là giữ tiền. Năm 2011, công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào nhưng đến năm 2012 công ty có đầu tư bằng việc mua cổ phiếu trị giá 4.200 triệu đồng của một số công ty đang có mệnh giá giảm mà có khả năng tăng trong tương lai để thu lợi nhuận từ khoản đầu tư này, năm 2012 công ty không đầu tư nhiều vào lĩnh vực chính của công ty là xây dựng cũng do một phần giá nguyên vật liệu khá cao ảnh hưởng đến tiến độ tạm ngưng các công trình. Nhưng đến năm 2013 thị trường chứng khoán khởi sắc rõ rệt đưa Việt Nam trở thành thị trường tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ tư trên thị trường châu Á nên công ty đã nhanh chóng bán cổ phiếu trị giá 4.200 triệu đồng để thu lợi nhuận. Đó cũng là lý do vì sao mà doanh thu thuần của công ty tăng vượt trội so với năm 2012 và cũng để tập trung vào các dự án mới được ký kết hợp đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu VLĐ của công ty. Năm 2012 chiếm 44,3%, có xu hướng giảm trong năm 2012 khi chỉ chiếm 28,5%
nhưng lại tăng thêm 15,6% ở năm 2013. Để hiểu rõ hơn chúng ta xem xét cơ cấu của các khoản phải thu ngắn hạn qua biểu đồ ở dưới:
47
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn gaii đoạn 2011-2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm2013
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phải
thu khách
hàng, 98,3%
Trả trước
cho người
bán, 1,5%
Các khoản
phải thu khác, 0,2%
Phải thu khách hàng, 97,9%
Trả trước
cho người
bán, 1,8%
Các khoản phải thu
khác,
0,3% Phải thu
khách hàng, 43,1%
Trả trước cho
người bán, 56,7%
Các khoản phải thu
khác, 0,2%
Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 4.308 triệu đồng, tương ứng giảm 39,5% so với năm 2011 do năm 2012 doanh thu của công ty giảm làm cho khoản phải thu khách hàng giảm. Tuy nhiên, năm 2013 các khoản phải thu của công ty tăng 65,9%
tương ứng tăng 4.340 triệu đồng so với năm 2012. Các khoản phải thu tăng do công ty ký kết được thêm nhiều dự án mới. Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên công ty phải ký hợp đồng với nhiều bên cung cấp vật liệu mới, do vậy để tăng uy tín của công ty với nhà cung cấp đã làm cho khoản trả trước cho người bán tăng cao tăng đến 56,7%. Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn nhưng từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Có thể cho thấy công ty đang thực hiện thắt chặt chính sách tín dụng hơn khiến khách hàng không thể chiếm dụng vốn của công ty được. Các khoản phải thu giảm giúp công ty tránh được ứ đọng vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Đồng thời, đây cũng là một dấu hiệu tốt thể hiện năng lực quản lý vốn của ban giám đốc và các nhà quản lý công ty. Điều đó làm tăng chi phi cơ hội của công ty, giúp công ty luôn chủ động trong các dự án đầu tư. Khoản trả trước cho người bán tăng đột biến từ 1,8% năm 2012 tăng lên đến 56,7% năm 2013 chứng tỏ công ty có đủ nguồn lực về tài chính vững vàng để chủ động thanh toán cho các chủ đầu tư làm tăng uy tín và vị thế của công ty với đối tác bạn. Các khoản phải thu khác biến động không lớn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn đó là phần tiền lãi mà công ty được hưởng từ tiền gửi ngân hàng.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng vốn của công ty ta có bảng so sánh vốn chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng của công ty để hiểu rõ hơn về việc chiếm dụng vốn của công ty:
Bảng 2.5. Tỷ lệ vốn chiếm dụng của công ty
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn bị chiếm dụng 3.632 2.096 3.651
Vốn đi chiếm dụng 5.392 4.829 4.455
Hệ số chiếm dụng vốn 0,67 0,43 0,82
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) Qua bảng 2.5, ta thấy được hệ số chiếm dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ, công ty đang bị chiếm dụng vốn ít. Trong khi các DN khác cùng ngành đang bị chiếm dụng vốn rất lớn, công ty lại là DN đi chiếm dụng, chứng tỏ công ty đã và đang tạo được nhiều uy tín đối với khách hàng và các đối tác cung ứng. Năm 2013 hệ số bị chiếm dụng vốn của công ty là 0,82 lần cao
49
mới, muốn tạo uy tín đối với công ty Cổ phần vật liệu hoàn thiện Sao Việt, tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam… nên công ty tăng khoản trả trước cho người bán.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty bao gồm: vật tư, vật liệu xây dựng (sắt, thép, gạch, cát…); công cụ, dụng cụ; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu TSLĐ của Công ty. Để có thể hình dung một cách khái quát nhất hàng tồn kho trong cơ cấu vốn lưu động ta có biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.7. Hàng tồn kho
(Đơn vị: Triệu đồng)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Lượng hàng tồn kho của công ty ítbiến động qua các năm nhưng có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013 trong cơ cấu tài sản lưu động. Cụ thể, so với tài sản lưu động năm 2011 lượng hàng tồn kho chiếm 17,7%, năm 2012 giảm còn 16,8%, giảm nhẹ còn 16,7% vào năm 2013. Trong năm 2012, hàng tồn kho của công ty giảm 456 triệu đồng tương ứng giảm 10,5%. Nguyên nhân giảm là do để đối mặt với tình trạng nền kinh tế suy thoái, công ty đã chủ động cắt giảm chi phí quản lý hàng tồn kho vì nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh do DN sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay thanh lý NVL hàng hư hỏng. Ngoài ra, có một lượng hàng thiết bị điện dân dụng như bóng đèn LED được công ty nhập khẩu từ Trung Quốc đang trên đường về kho để phục vụ cho việc lắp đặt các thiết bị công trình mà công ty đang thi công. Điều này cũng làm cho lượng hàng tồn kho của công ty giảm. Có thể thấy công ty đang làm ăn rất tốt nhưng cũng khiến doanh nghiệp phải quan ngại trong trường hợp giá thành các NVL đầu vào tăng cao đột biến mà trong kho không đủ để phục vụ quá trình thi công khiến doanh nghiệp
4,352
3,896 4,127
0 1000 2000 3000 4000 5000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
phải nhập một lượng hàng hóa với giá thành cao sẽ làm giảm một phần doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2013 lượng hàng tồn kho tăng 231 triệu đồng tương ứng tăng 5,9% so với năm 2012 là do công ty trong năm nay đã ký được thêm nhiều hợp đồng, cần phải dự trữ rất nhiều NVL để phục vụ cho việc thi công giúp tiến độ công trình không bị ngừng trệ. Hơn nữa, lô hàng thiết bị điện dân dụng của năm trước đã về tới kho làm lượng hàng tồn kho tăng. Tuy nhiên, trong cơ cấu tài sản lưu động lượng hàng tồn kho năm 2013 vẫn có xu hướng giảm so với hai năm trước do công ty đang từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh nên hàng tồn kho còn chưa tăng nhiều, biến động ít qua các năm.
Tại công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầuđã sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho theo mô hình ABC. Đã giúp cho công ty những kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm soát, đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng, tối ưu hoá lượng dự trữ và dễ dàng cho bộ phận quản lý kho hơn. Để hiểu hơn về mô hình này chúng ta cùng theo dõi bảng phân loại vật liệu tồn kho theo kỹ thuật phân tích ABC tại công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu:
Bảng 2.6. Phân loại vật liệu tồn kho theo kỹ thuật phân tích ABC
STT Loại vật liệu Nhu cầu
hàng năm % số lƣợng
Giá
đơn vị Tổng giá trị hàng năm
% giá
trị Loại
1 Sắt 1.000 3,92 4.300 4.300.000 38,64 A
2 Thép 2.500 9,80 1.520 3.800.000 34,15 A
3 Xi măng 1.900 7,45 500 950.000 8,54 B
4 Đá xây dựng 1.000 3,92 710 710.000 6,38 B
5 Thạch cao 2.500 9,80 250 625.000 5,62 B
6 Gạch 2.500 9,80 192 480.000 4,31 B
7 Ngói 400 1,57 200 80.000 0,72 C
8 Cát 500 1,96 100 50.000 0,45 C
9 Sỏi 200 0,78 210 42.000 0,38 C
10 Bóng đèn 1.000 3,92 35 35.000 0,31 C
11 Dầu nhớt 3.000 11,76 10 30.000 0,27 C
12 Sơn 9.000 35,29 3 27.000 0,24 C
Tổng 25.500 100,00 8.030 11.129.000 100,00
51 Qua bảng trên ta thấy được tại công ty :
Các nguồn vốn dùng để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm C, công ty luôn ưu tiên đầu tư thích đáng vào quản trị nhóm A. Chính vì thế các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra, kiểm soát hiện vật. Việc thiết lập các báo cáo chính xác về nhóm A phải được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo khả năng an toàn trong sản xuất.Trong dự báo nhu cầu dự trữ, công ty luôn áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho nhóm mặt hàng khác nhau, nhóm A cần được dự báo cẩn thận hơn so với các nhóm khác. Bởi đặc trưng của nguyên vật liệu xây dựng là sắt, thép hai mặt hàng nhóm A này có giá cả luôn biến động và là nhu cầu thiết yếu trong quá trình thi công công trình. Chính vì thế công ty cần có biện pháp cũng như phương án dự trữ đề phòng giá tăng đột ngột.
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng giảm qua các năm trong cơ cấu TSLĐ của công ty. Năm 2011 chiếm tỷ trọng 23,6%, giảm dần xuống còn 19,7% năm 2012 và 16,7% năm 2013. Cụ thể là năm 2012 tài sản ngắn hạn khác của công ty giảm 1.234 triệu đồng tương ứng giảm 21,3% so với năm 2011, năm 2013 tài sản ngắn hạn khác giảm 430 triệu đồng tương ứng giảm 9,4% so với năm 2012. Do các khoản chi phí trả trước ngắn hạn và thuế phải thu Nhà nước giảm qua các năm nên tài sản ngắn hạn của công ty giảm mạnh.
Qua phân tích ở trên ta thấy được khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Hơn nữa nó liên quan trực tiếp tới chu kỳ vận động của vốn lưu động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý các khoản phải thu là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp nhất là trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải cân đối tỷ trọng của vốn bằng tiền với tài sản ngắn hạn khác trong công ty.
Cơ cấu nợ ngắn hạn 2.3.2.2
Nợ ngắn hạn là một bộ phận quan trọng của mỗi công ty, đó là những khoản vốn vay có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tư luôn đặt ưu tiên và phân tích, xem xét các tiềm năng, năng lực phát triển đầu tư của một dự án, một công ty. Tuy nhiên, đôi lúc lại quên đi rằng, điều đầu tiên cần xem xét lại chính là các khoản ngắn hạn trong đó có khoản nợ ngắn hạn để thấy được việc dự án đó, công ty đó có biết phân bổ và sử dụng hợp lý hay không?
Các khoản ngắn hạn tại sao lại quan trọng như vậy? Bởi vì chính nó làm nên sự lưu thông của dòng chảy tài chính.
Tại công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Dựa vào Phụ lục 1 cho ta thấy thống kê chi tiết các khoản nợ ngắn hạn của công ty qua ba năm 2011, 2012 và 2013 và để dễ hình dung chúng ta có biểu cơ cấu nợ ngắn hạn dưới đây:
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nợ ngắn hạn
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Phải trả người bán
Phải trả người bán là khoản vốn mà công ty chiếm dụng được thông qua tín dụng thương mại được cấp. Các doanh nghiệp hiện nay cấp tín dụng cho công ty là: Công ty vật liệu xây dựng Sông Đáy, Công ty xăng dầu khu vực I, một số thu mua ngoài từ khách lẻ,…Phải trả người bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ ngắn hạn.
Cụ thể, năm 2011 khoản phải trả người bán của công ty chiếm tỷ trọng 60,8%, năm 2012 tăng lên 64,7% và có xu hướng giảm váo năm 2013 là 54,9% trên cơ cấu nợ ngắn hạn. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì khoản phải trả người bán có xu hướng giảm qua các năm: năm 2012 giảm 460 triệu tương ứng giảm 4,7% so với năm 2011, năm 2013 giảm mạnh 2.038 triệu dồng tương ứng giảm 21,7% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã cải thiện chính sách trả nợ cho các nhà cung cấp và thực hiện đúng chính sách tín dụng cho các đối tác làm tăng uy tín của công ty, tạo sức hút trong chiến dịch mở rộng kinh doanh của công ty mình.
Người mua trả tiền trước
Người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Năm 2011 chiếm 3,1% trên cơ cấu nợ ngắn hạn và tỷ trọng giảm 1,5% vào năm 2012. Do năm 2012 tính hình kinh tế suy thoái không chỉ doanh nghiệp gặp khó khăn mà chính khách hàng cũng khốn đốn khiến cho khoản người mua trả tiền trước giảm. Tuy nhiên,
60.8% 64.7%
54.9%
3.1% 1.6% 19.8%
36.1% 33.7% 25.3%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Người mua trả tiền trước Phải trả người bán