Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp dầu khí Toàn Cầu.PDF (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ TOÀN CẦU

2.4 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

65

Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển hàng lưu kho

Với đặc thù ngành xây dựng, hàng tồn kho của DN có những đặc điểm riêng như:

nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh thường có khối lượng lớn, giá trị cao, thời gian dự trữ ngắn vì tùy vào từng dự án thực hiện công ty thực hiện dự trữ hàng tồn kho cho phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần phải có một lượng dự trữ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục, nhằm đáp ứng kịp thời thời gian hoàn thành dự án. Do đó, hàng tồn kho cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong VLĐ của công ty. Cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho để thấy được khả năng sử dụng linh hoạt VLĐ của công ty.

Biểu đồ 2.14. Tốc độ luân chuyển hàng lưu kho

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho cho biết số lần mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2011 là 18,15 vòng có nghĩa là trong năm này hàng tồn kho bình quân luân chuyển 18,15 vòng. Năm 2012, công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 9,86 vòng.

Sang năm 2013, vòng quay hàng tồn kho tăng lên đến 13,93 vòng. Nguyên nhân chỉ số này tăng lên là do công ty đang từng bước mở rộng quy mô kinh doanh, một phần cũng do năm 2013 ngành xây dựng cũng ổn định hơn năm 2012.

Thời gian luân chuyển kho trung bình

Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết bình quân hàng tồn kho của DN mất bao nhiêu ngày hay số ngày trung bình của một vòng quay kho. Tại công ty Cổ phần xây lắp dầu khí toàn cầu ta thấy trong ba năm gần đây số ngày hàng tồn kho trung bình thay đổi bất ổn định. Năm 2011, thời gian luân chuyển kho trung bình là

18.15

9.86

13.93

20.11

37.01

26.21

0 10 20 30 40

0 5 10 15 20

2011 2012 2013

Ngày Vòng

Vòng quay hàng tốn kho Thời gian lưu kho trung bình

20,11 ngày, sang đến năm 2012 con số này tăng lên đến 37,01 ngày có nghĩa 1 vòng quay hàng tồn kho tại công ty trong năm 2012 mất 37,01 ngày. Tuy nhiên, năm 2013 thời gian luân chuyển hàng tồn kho của công ty giảm xuống còn 26,21 ngày. Vì là doanh nghiệp xây dựng nên vòng quay của hàng tồn kho của công ty khá ngắn. Điều này cho thấy việc quản lý dư trữ của công ty là tốt, công ty có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.

Chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các DN có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản của DN. Dựa vào Phụ lục 7, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.15. Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Trong giai đoạn 2011-2012, vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm từ 7,22 vòng (năm 2011) xuống 5,53 vòng (năm 2012) và tăng lên đến 12,27 vòng (năm 2013). Điều này thể hiện số lần quay vòng các khoản phải thu trong năm 2012 ít hơn so với năm 2011, do công ty không nhận nhiều hợp đồng dự án chỉ thực hiện nốt các dự án chưa hoàn thành nên các khoản phải thu không nhiều, các khoản nợ của khách hàng cũ tiếp tục chiếm dụng vốn của công ty. Năm 2013, các khoản phải thu của công ty tăng lên đáng kể, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty nhanh, uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng cao.

50.52

66.03

29.75 7.22

5.53

12.27

0 3 6 9 12 15

0 20 40 60 80

2011 2012 2013

VòngNgày

Thời gian thu nợ trung bình Vòng quay các khoản phải thu

67

Song song với đó là việc thời gian thu hồi các khoản nợ của công ty không ổn định. Thời gian thu nợ từ mức 50,52 ngày (năm 2011) tăng lên 66,03 ngày (năm 2012) và giảm xuống mức 29,75 ngày (năm 2013). Chứng tỏ thời gian chiếm dụng vốn của các đối tác đối với các khoản nợ của công ty ngày càng ngắn. Điều này giúp cho công ty có sự chủ động trong việc tài trợ nguồn VLĐ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả

Các khoản phải trả cũng thuộc phần vốn ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh các khoản phải thu ngắn hạn, ta cũng cần phải quan tâm đến các khoản phải trả để có cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng VLĐ của công ty. Do đó, ta cần tập trung phân tích chỉ tiêu đánh giá các khoản phải trả gồm: hệ số trả nợ và thời gian trả nợ trung bình.

Biểu đồ 2.16. Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Vòng quay các khoản phải trả

Vòng quay các khoản phải trả cho chúng ta biết trong một năm công ty phải tiến hành thanh toán nợ bao nhiêu lần. Vòng quay các khoản phải trả của công ty khá thấp trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2011, vòng quay các khoản phải trả là 3,1 vòng;

năm 2012 là 3,2 vòng; năm 2013 là 4,3 vòng. Vòng quay các khoản phải trả tăng lên là do công ty muốn tạo lập uy tín đối với các nhà cung cấp mới nên trả nợ sớm hơn, trả trước cho nhà cung cấp nhiều hơn.

Vòng quay các khoản phải trả gia tăng khiến thời gian trả nợ trung bình của công ty giảm xuống từ 118,4 ngày (năm 2011) xuống 115,4 ngày (năm 2012) và chỉ còn 84,2 ngày (năm 2013). Thời gian trả nợ trung bình giảm xuống sẽ làm gia tăng rủi ro

3.1 3.2

4.3

118.7 115.3

84.2

70 80 90 100 110 120 130

02 03 03 04 04 05

2011 2012 2013

NgàyVòng

Vòng quay các khoản phải trả Thời gian trả nợ trung bình

về khả năng thanh khoản của công ty. Tuy nhiên, chỉ tiêu này thấp giúp công ty nâng cao được uy tín đối với nhà cung cấp.

Thời gian quay vòng tiền trung bình

Thời gian quay vòng tiền trung bình là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của DN để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của DN. Dựa vào Phụ lục 7 ta thấy được, thời gian quay vòng tiền trung bình đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy, công ty không cần sử dụng VLĐ mà còn có thể tạo ra được doanh thu nhờ chiếm dụng được VLĐ của nhà cung cấp. Điều này cho thấy trong ba năm gần đây công ty quản lý VLĐ khá tốt.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp dầu khí Toàn Cầu.PDF (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)