Các yêu cầu về phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở thông

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH

1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn tiếng anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

1.3.1. Các yêu cầu về phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở thông

1.3.1.1. Vị trí, vai trò của môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở hiện nay a. Vị trí môn Tiếng Anh

Hiện nay, ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình GD phổ thông, hiện tại có nhiều trường đã tổ chức học Toán, Vật lý bằng tiếng Anh ngay từ THCS. Người học ngoại ngữ cần đƣợc học liên tục và có hiệu quả để nâng cao trình độ học vấn bộ môn và năng lực tƣ duy nhằm tái tạo lại một ngôn ngữ cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Hết lớp 6, HS sẽ đạt trình độ tiếng Anh tương đương A2.1; Hết lớp 7 tương đương A2.2; Hết lớp 8 tương đương A2.3; Hết lớp 9 tương đương A2.4 (bậc 2) theo Khung tham chiếu Châu Âu CEFR góp phần hỗ trợ học tập các môn khác giúp phát triển trí tuệ cần thiết để tiếp tự chọn lên THPT hoặc đi vào cuộc sống lao động.

b. Vai trò môn tiếng Anh (1) Tiếng Anh là môn văn hóa

Xác định được vị trí và vai trò quan trọng của môn tiếng Anh trong trường phổ thông, Quyết định số 1400 QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về đề án" Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai

đoạn 2008 - 2020" nhấn mạnh: "Quy định môn ngoại ngữ đƣợc dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác". [ 32].

Và gần đây, Quyết định 2658 QĐ-BGDĐT ngày 23 7 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Quyết định này đã điều chỉnh, bổ sung mục tiêu chung là đến năm 2025, Việt Nam sẽ phổ cập ngoại ngữ”.

[13]

Ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, có hệ thống và hoàn chỉnh để phát triển 4 kỹ năng làm cơ sở cho các hoạt động giao tiếp; mặc khác giúp HS có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của các nước sử dụng tiếng Anh nhƣ là tiếng mẹ đẻ. Trên cơ sở đó giúp các em hiểu về văn hóa của các nước bản ngữ và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, văn hoá, góp phần làm phong phú văn hoá dân tộc Việt Nam.

(2) Tiếng Anh góp phần phát triển tư duy

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng với việc học tiếng Anh góp phần phát triển tƣ duy và hỗ trợ rất tốt cho việc dạy học tiếng Việt. Với đặc trƣng môn tiếng Anh góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), lồng ghép và chuyển tải nội dung của nhiều môn học ở nhà trường phổ thông.

Lịch sử chứng minh rằng: tư duy con người chỉ phát triển khi ngôn ngữ xuất hiện, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tƣ duy, các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, khái quát, trừu tƣợng đƣợc tạo cơ hội và điều kiện để phát triển, đặc biệt là tƣ duy hình ảnh, tư duy logic. Từ vốn kiến thức ở trường, các em học cách giao tiếp thành công bằng tiếng Anh, qua đó làm phát triển các phẩm chất khác nhau của tƣ duy.

(3) Tiếng Anh là công cụ, phương tiện giao tiếp

Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD& ĐT, trong sự phát triển đất nước: lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên đổi mới, ngày nay năng lực ngoại ngữ bắt buộc đối với người lao động.

Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế.

(4) Môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS Nhân cách được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội bằng chính hoạt động của mình. Vì thế, nhân cách đƣợc xem là "sản

phẩm muộn" trong sự phát triển con người.

Sự phát triển nhân cách của con người diễn ra trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi, giải trí và theo quy luật lĩnh hội các di sản văn hóa vật chất- tinh thần do các thế hệ trước để lại trong công cụ lao động, trong những tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật.

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Một nền giáo dục tốt có thể làm cho con người phát triển toàn diện, phù hợp với sự phát triển của thời đại, mà tiếng Anh là một phần, một nhân tố trong chương trình GDPT.

1.3.1.2. Các yêu cầu về phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học môn tiếng Anh

Năng lực tồn tại dưới hai hình thức: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt.

- Năng lực chung là những năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội.

- Năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một số môn học cụ thể (Năng lực cảm thụ văn học trong môn Ngữ văn) hoặc một lĩnh vực HĐ có tính chuyên biệt (Năng lực chơi một loại nhạc cụ, vẽ, hát, …); cần thiết ở một HĐ cụ thể đối với một số người hoặc cần thiết ở những bối cảnh nhất định. Các năng lực chuyên biệt không thể thay thế năng lực chung.

* Các yêu cầu về phát triển năng lực chung

Chương trình GDPT nhằm hình thành và phát triển cho HS những năng lực chung chủ yếu: năng lực tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo; tự quản lý; thể chất và thẩm mỹ; giao tiếp; hợp tác; tính toán; công nghệ thông tin và truyền thông.

Việc đánh giá mức độ đạt đƣợc các yêu cầu về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh từng cấp học đƣợc thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện chủ yếu của các thành tố trong từng phẩm chất và năng lực. Từng cấp học, lớp học đều có những yêu cầu riêng, cao hơn và bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó về từng thành tố của các phẩm chất, năng lực.

*Các yêu cầu về phát triển năng lực chuyên biệt

Với môn tiếng Anh THCS học sinh cần đạt năng lực bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ với 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết trong học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống.

Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (thông tin về gia đình, nơi ở, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những

vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

+ Kỹ năng tiếp nhận

Nghe: hiểu đƣợc các nhóm từ và từ vựng chủ đề liên quan trực tiếp nhƣ gia đình, mua sắm, nơi ở, nghề nghiệp; hiểu ý chính trong các thông báo ngắn, đơn giản và rõ ràng.

Đọc: hiểu các cụm từ và các từ ngữ thường gặp về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến tôi (ví dụ: các thông tin cơ bản liên quan tới cá nhân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, việc làm); hiểu ý chính của các văn bản ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản.

+ Kỹ năng tương tác

Nói tương tác: giao tiếp được trong các tình huống đơn giản hằng ngày về bản thân, gia đình, nhà trường, nơi sinh sống.

Viết tương tác: viết tin nhắn, lá thư đơn giản, ngắn gọn thuộc phạm vi nhu cầu cấp thiết, thƣ cảm ơn.

+ Kỹ năng sản sinh

Nói sản sinh: sử dụng các cụm từ và các câu đã học để mô tả một cách đơn giản về gia đình và những người khác; về điều kiện sống, quá trình học tập và công việc hiện tại hoặc gần đây nhất.

Viết sản sinh: viết một số cụm từ hoặc câu đơn giản nối với nhau bằng những liên từ đơn giản nhƣ: và, nhƣng, bởi vì.

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)