Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 83 - 86)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANHTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Sự chỉ đạo của cấp trên về HĐDH theo hướng phát triển năng lực HS chưa đồng bộ, mới dừng ở việc định hướng và đang bồi dưỡng cán bộ, giáo viên chuẩn hóa về chuyên môn và nghiệp vụ. Một vài trường và trong các trường đó có một vài lớp, thậm chí một lớp được dạy chương trình thí điểm tiếng Anh.

- Các văn bản chỉ đạo của ngành trong HĐDH theo hướng PTNL của HS nói chung và đối với môn tiếng Anh nói riêng còn chung chung về phân phối chương trình, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá, cần có sự chỉ đạo cụ thể hơn;

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu của việc đổi mới, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo hướng PTNLHS, việc tổ chức giảng dạy nhất là các PPDH hiện đại nhằm phát huy tích cực của học sinh;

- Tài chính dùng cho HĐDH theo hướng PTNL còn hạn chế làm ảnh hưởng đến các hoạt động đổi mới nhƣ trải nghiệm, tham gia câu lạc bộ, ngoại khóa... mỗi trường được hỗ trợ khác nhau phần lớn tự túc hoặc xã hội hóa, nên việc tổ chức các hoạt động này chƣa đồng bộ.

2.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của CBQL, GVvề tầm quan trọng của HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL của HS là đúng đắn nhưng chưa đầy đủ, cụ thể dẫn đến chưa quan tâm đúng mức hoạt động này; chƣa vận dụng PPDH, HTTC DH tích cực

- Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay chủ yếu vẫn là kiểm tra về kiến thức mà chƣa chú trọng đến việc kiểm tra năng lực;

- Ban Giám hiệu chƣa phát huy tối đa vai trò của TTCM trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo trong quản lí hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn;

chƣa có biện pháp kiểm tra thúc đẩy hoạt động DH đạt cao hơn. Bên cạnh đó vẫn còn các trường tổ ghép (tiếng Anh - Âm nhạc- Mỹ thuật - Thể dục) nên việc trao đổi sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế, thiếu khoa học.

- Nghiệp vụ, chuyên môn của một bộ phận GV chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra chƣa nắm sâu nắm rỏ nên vận dụng còn lúng túng; cả CBQL và GVđều chƣa mạnh dạn chủ động đổi mới công tác quản lí cũng nhƣ thực hiện dạy học theo hướng PTNLHS do đã quen với lối mòn còn ngại khó, sợ va chạm trong góp ý đồng nghiệp.

- Một bộ phận HS chưa có ý thức, động cơ học chưa tập đúng đắn, còn lười biếng, nền nếp, phương pháp tự học còn nhiều lúng túng, chưa chủ động trong tự học, tự bồi dƣỡng, thiếu tính tích cực trong học tập.

- Các yếu tố hỗ trợ GD bên ngoài nhà trường có nơi chưa hoạt động hiệu quả, còn mang tính hình thức, nhận thức về thay đổi cách giáo dục, phương dạy và học với con em chƣa đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ của PPHS và xã hội, họ quan tâm đến kết quả chất lượng về nội dung, kiến thức mà chưa chú trọng PTNL, phẩm chất của người học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH và quản lí HĐDH môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và đi đến một số kết luận:

Trong những năm qua, các trường THCS thành phố Thuận An đã được các cấp quản lí quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói riêng đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ nhƣ đã trình bày ở phần ƣu điểm (mục 2.6.1)

So với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29/NQ-BCHTW với quan điểm tập trung phát triển năng lực và phẩm chất học sinh thì công tác quản lí HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS thành phố Thuận An còn những hạn chế cần đƣợc khắc phục. Các hạn chế đó là:

Công tác quản lí HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL của HS đã được thực hiện nhƣng chƣa thật sự đồng bộ ở tất cả các mặt. Quản lí việc thực hiện chương trình, nội dung, PDDDH và HTTC DH của GV chưa hiệu quả.

Chỉ đạo kiểm tra từ CBQL đến TTCM, GV chƣa đƣợc nghiêm khắc đủ để GV toàn tâm toàn ý với hoạt động dạy học của mình. Công tác quản lí đổi mới kiểm tra và đánh giá HS còn mang tính hình thức, chưa thật sự tạo động lực cho người dạy và người học.

Quản lí hoạt động học và tự học của HS chƣa thật sự có sự bức phá. Việc bồi

dưỡng, hướng dẫn nền nếp, ý thức học tập, PP tự học cho HS chưa được quan tâm đúng mức; HS chỉ tập trung những giờ học trên lớp của GV, chƣa có ý thức tự học, tự rèn luyện và phát huy năng lực bản thân. Đầu tƣ CSVC - TBDH, sự phối kết hợp 3 môi trường GD, công tác xã hội hoá GD có quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả chƣa cao.

Những nội dung trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lí HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS thành phố Thuận An đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng việc dạy và học tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)