CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường thcs tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy của giáo viên tiếng Anh
Quản lí hoạt động dạy của GV nhằm thực hiện các nội dung cơ bản của HĐDH môn tiếng Anh đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao: từ khâu xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học, chuẩn bị giờ lên lớp, PPDH, HTTCDH phù hợp với PTNL của HS và kiểm tra, đánh giá của GV với kết quả học tập của HS. Từ đó HT đánh giá đƣợc kế hoạch bài giảng của GV đƣợc tổ chức có hiệu quả hay không;
Giúp HT đánh giá được hiệu quả của dạy học theo hướng PTNLHS, biết đƣợc tình hình chất lƣợng đội ngũ, trình độ, năng lực chuyên môn của từng GV. Từ đó có thể nhân rộng điển hình hoặc kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục hạn chế, điểm yếu của GV và có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí, chỉ đạo HĐDH tiếng Anh theo hướng PTNL.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
a. Quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học của GV.
Mỗi GV cần xây dựng kế hoạch cá nhân cho năm học căn cứ vào thực trạng của nhà trường, của tổ và của bản thân. Kế hoạch dạy học cụ thể hóa các nội dung theo hướng PTNL HS như soạn bài, làm ĐDDH, dự giờ, thao giảng, tham gia các chuyên đề đổi mới PPDH theo PTNL HS, kiểm tra đánh giá HS, tự học, tự bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng, viết sáng kiến kinh nghiệm,... Kế hoạch cá nhân phải thông qua TTCM, được Hiệu trưởng phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV trong năm học hoặc kiểm tra GV bởi thành viên do HT phân công.
b. Quản lí việc thực hiện chương trình dạy học của GV.
Chương trình dạy học hiện hành theo công văn 4612 BGDĐT-GDTr-H ngày 3 10 2017 hướng dẫn chương trình GDPT hiện hành theo hướng PTNL HS; QĐ số 01 BGDĐT-GDTrH về việc ban hành chương trình tiếng Anh thí điểm THCS được Bộ GD&ĐT quy định mỗi lớp có 105 tiết: mỗi bài học có 7 tiết x12 bài: 84 tiết còn lại ôn tập, kiểm tra định kỳ,…. Việc quản lí chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tinh thần phân cấp cho địa phương, giao quyền tự chủ cho cơ sởvà nhà giáonhằm phát huy sự sáng tạo, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhà trường.
Trình tự kiến thức trong từng bài học đƣợc sắp xếp nhƣ thế nào, chọn lựa phần nào cần truyền đạt trên lớp, phần nào dành cho HS tự học, tự nghiên cứu để phát huy khả năng độc lập tƣ duy, sáng tạo do GV quyết định và thống nhất trong tổ, Hiệu trưởng phê duyệt và triển khai thực hiện trong trường đảm bảo mỗi bài 7 tiết,… và 105 tiết 1 năm học. Để thực hiện tốt đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn cao mới có khả năng khai thác nội dung và vận dụng PPDH, HTTCDH theo hướng
PTNL HS phù hợp nội dung bài và đối tƣợng HS. Bên cạnh cũng cần sự sâu sát, am hiểu trong quản lí của HT.
c. Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV.
Mục tiêu, chương trình, PPDH, HTTCDH thay đổi thì soạn giáo án tất yếu phải thay đổi cho phù hợp. Chất lƣợng giờ lên lớp phụ thuộc rất nhiều vào khâu soạn bài và chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cần thiết. Vì vậy, Hiệu trưởng chỉ đạo, thực hiện soạn giảng theo công văn số 1046 SGDĐT-GDTrH SGD ngày 15 tháng 10 năm 2018.
Chỉ đạo tổ tiếng Anh nghiên cứu kỹ nội dung chương trình tiếng Anh THCS để nắm rõ cấu trúc chương trình theo từng khối, lớp. Trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức từng tiết học để giúp GV xác định đúng trọng tâm bài soạn, tùy vào kiểu bài kỹ năng, đối tƣợng HS mà chọn các PPDH phù hợp: Warm up, Pre, while, post, skills... nhằm PTNL các em.
d. Quản lí giờ dạy trên lớp của GV.
Việc soạn bài và chuẩn bị các TBDH là tiền đề quan trọng, cần thiết cho giờ lên lớp. Sự thành công của giờ dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm và kỹ năng lựa chọn các kỹ thuật dạy học, HTTCDH hợp lý của GV đóng vai trò chủ đạo. Để quản lí hiệu quả giờ lên lớp của GV môn tiếng Anh, Hiệu trưởng cần phải xây dựng và thống nhất các yêu cầu:
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng PTNL của học sinh + Hiệu trưởng cần triển khai, hướng dẫn việc đổi mới cách đánh giá giờ dạy theo công văn số 888 SGDĐT-GDTr-H ngày 14 9 2018 hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương ban hành tiêu chí đánh giá giờ dạy GD trung học.
Cần sinh hoạt các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, thảo luận làm rỏ để cùng đi đến thống nhất những nội dung đánh giá giờ dạy của GV theo hướng PTNL.
- Đa dạng các hình thức tổ chức giờ dạy
+ Thay đổi tƣ duy về không khí lớp học truyền thống im lặng ngày nay với đặc thù bộ môn với nhiều hoạt động thảo luận, cặp, nhóm, thuyết trình, gây tranh cãi để đánh giá mình, đánh giá bạn nhằm PTNL dễ gây ồn ào.
+ Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức các tiết học mẫu để GVhọc hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo điều kiện cho GV chuyển các hoạt động trong lớp sang một không gian mở nhằm phát huy đƣợc năng lực của HS trong các hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài trời, clubs…. Tăng cường công tác xã hội hóa trong việc hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp các em có nhiều cơ hội thực hành tiếng Anh.
- Bên cạnh đó việc quản lí tiết dạy, ghi sổ đầu bài, sổ báo giảng, giáo án. Tổ chuyên môn cần sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học thống nhất về các hoạt động lên lớp, lựa chọn HTTC DH phù hợp với đặc trƣng của bài dạy, đối tƣợng HS theo PTNL. Hiệu trưởng cần quan tâm quản lí HĐDH của GV bằng nhiều hình thức khác nhau: quan sát, tăng cường dự giờ, kiểm tra, lắng nghe, nắm thông tin từ nhiều phía, qua trao đổi với HS, PHHS để đánh giá giờ dạy GV chính xác hơn.
e. Quản lí việc dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học.
Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lí trường học khác với các dạng quản lí khác là trong quản lí nhà trường có hoạt động dự giờ và phân tích sư phạm bài học, đây là một chức năng quan trọng của Hiệu trưởngđể nắm sát thực tế HT cần thực hiện:
- Xây dựng những quy định khi tổ chức dự giờ thăm lớp
+ Việc dự giờ thăm lớp của TTCM, PHT và HT rất quan trọng trong quản lí hoạt động giảng dạy trên lớp của GV. HT có kế hoạch cụ thể, phân công rõ ràng đƣợc thông qua tổ chuyên môn từng GV phải nắm rõ những quy định khi CBQL dự giờ. Căn cứ vào kế hoạch đăng ký của giáo viên, phân công của tổ để mọi người chủ động và tránh đùn đẩy trách nhiệm. CBQL cần phải sắp xếp lịch để dự giờ hoặc quan sát để đánh giá GV có thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
+ CBQL phải thường xuyên nắm bắt tâm tư của GV, phải linh hoạt các hình thức dự giờ như thông báo trước, đột xuất hoặc quan sát từ xa tránh gây tâm lý bất an.
- Phân tích sư phạm sau mỗi tiết dạy thực sự có hiệu quả thì Hiệu trưởng cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau:
+ Nắm vững lý luận dạy học và lý thuyết về bài học, PPDH, HTTCDH môn tiếng Anh, nắm vững những quan điểm trong phân tích sƣ phạm bài học, tâm lý GD.
+ Nắm vững các bước trong dự giờ và phân tích sư phạm bài học theo công văn số 888 SGDĐT-GDTr-H ngày 14 9 2018 hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương ban hành tiêu chí đánh giá giờ dạy GD trung học để chỉ đạo GV thực hiện.
+ Tổ chức tốt việc dự giờ thăm lớp, có kế hoạch cụ thể và hồ sơ đầy đủ, có chuẩn đánh giá phù hợp, thái độ cầu thị khách quan để đánh giá đúng tình hình, chất lƣợng giờ lên lớp. Trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp phù hợp cho công tác quản lí giờ lên lớp.
f. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy của GV.
- Khảo sát lấy ý kiến học sinh và giáo viên về hiệu quả của việc dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL
+ Nhằm đánh giá kết quả dạy học theo hướng PTNL HS của GV nhà trường
cần phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh 1 lần 1 học kỳ
+ Lấy ý kiến của giáo viên 1 lần 1 học kỳđể nắm bắt một cách khách quan về các khó khăn GV gặp phải khi tổ chức thực hiện dạy học theo PTNL để điều chỉnh kịp thời những điều kiện cần thiết.
g. Tạo động lực cho hoạt động dạy học của GV tiếng Anh.
Đông lực dạy học góp phần mang lại hiệu quả cho quá trình dạy học. Vì vậy công tác quản lí, tổ chức, chỉ đạo HĐDH môn tiếng Anh Hiệu trưởng cần chú ý quan tâm điều kiện cá nhân, tâm lý, tăng cường biện pháp kích thích, tạo động lực; thực hiện nghiêm túc công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; động viên khích lệ kịp thời, xứng đáng tới những GV thực hiện tốt, có những sáng kiến, cải tiến, đổi mới; đồng thời kiểm điểm, góp ý, rút kinh nghiệm, đúng người đúng việc xử lý nghiêm minh những GV thiếu tinh thần trách nhiệm, chƣa cố gắng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.