Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo trung học cơ sở tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANHTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.2. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo trung học cơ sở tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

2.2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội

Thành phố Thuận An có diện tích tự nhiên 83,71 km2, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương; phía Đông giáp thành phố Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;

Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, Thuận An là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã xây dựng Chiến khu Thuận An Hòa là một trong những căn cứ cách mạng lớn của tỉnh, là nơi tổ chức, chỉ huy, xây dựng và phát triển lực lƣợng chiến đấu của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh góp phần quan trọng vào các thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 và nhất là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau năm 1975, Thuận An đã không ngừng thay đổi, vươn lên cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Huyện được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng về các loại cây ăn trái đặc sản và phát triển mạnh với ngành nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ truyền thống.

Tháng 8/1999, thực hiện Nghị định số 58 1999 NĐ-CP của Chính phủ, huyện đƣợc chia tách thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An, trong đó, huyện Thuận An có 10 đơn vị hành chính (08 xã và 02 thị trấn), 56 khu phố - ấp, dân số toàn huyện tại thời điểm này là 361.604 người.

Ngày 13/01/2011, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ, huyện được nâng lên thành thị xã với 10 đơn vị hành chính (07 phường và 03 xã), diện tích tự nhiên 8.426ha, dân số 382.034 người.

Đến cuối năm 2013, xã Bình Nhâm và xã Hƣng Định đƣợc nâng cấp lên phường theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. Hiện nay thành phố Thuận An có 09 phường và 01 xã.

Đến 01/02/2020, thị xã Thuận An đƣợc nâng cấp lên thành phố theo Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 ngày 10/012020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trong những năm qua, thành phố Thuận An luôn là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 143,88 triệu đồng người năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thương mại, nông nghiệp; năm 2018, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng chiếm 79,48%,thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 20,44% và nông lâm nghiệp chiếm 0,08%.

Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp (VSIP 1, Việt Hương, Đồng An) và 03 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước;

trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp.

Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực theo định hướng, hài hòa với phát triển kinh tế. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, tết Nguyên đán và các sự kiện của địa phương. Công tác giảm nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tƣợng chính sách, xã hội đƣợc quan tâm thường xuyên. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các

chương trình mục tiêu y tế quốc gia được duy trì thường xuyên. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vục giáo dục, y tế đƣợc thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Phát huy các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và các thành tựu đã đạt đƣợc, trong thời gian tới, Thuận An sẽ tiếp tục phấn đấu để giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định và bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, quyết tâm xây dựng đúng định hướng quy hoạch của tỉnh Bình

Dương.

2.2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở tại thành phố Thuận An

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thuận An quản lý 52 đơn vị trực thuộc, trong đó gồm: Mầm non: 15 đơn vị; Tiểu học: 25 đơn vị; Trung học cơ sở:

12 đơn vị. Về quản lý ngoài công lập Phòng Giáo dục và Đào tạo đang quản lý 92 trường Mầm non - Mẫu giáo ngoài công lập trong đó đi vào hoạt động và được cấp phép là 92 trường, toàn Thành phố có 201 nhóm lớp mẫu giáo có phép.

Toàn thành phố Thuận An có trên 98.000 học sinh trong đó số lƣợng trẻ nhà trẻ mẫu giáo ngoài công lập trên 24.484 trẻ.

Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các trường Mầm non - Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở công lập là 2.941 người, trong đó: Ngành học mầm non:

530 người; Ngành học phổ thông bao gồm: Cấp tiểu học: 1493 người; Cấp THCS:

918 người; Phòng Giáo dục và Đào tạo: 08 người. Số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc các trường Mầm non - Mẫu giáo ngoài công lập và các nhóm trẻ gia đình là 2.619 người.

Đƣợc sự quan tâm của Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thuận An đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường. Tăng số phòng học, lầu hóa, tập trung chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục.

Về đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, đoàn kết, có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh.

2.2.2.1. Quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục trung học cơ sở

Bảng 2.2. Quy mô trường, lớp, CBQL, GV các trường cấp THCS công lập

Năm học Số trường

Số lớp

Số HS

Số CBQL

Số giáo viên

Số nhân

viên TS Đạt

chuẩn

Trên

chuẩn TS Đạt chuẩn

Trên chuẩn 2018-2019 12 180 7.200 36 32

89%

4

11% 310 65 21%

245

79% 48

2019-2020 12 200 8.230 36 32 89%

4

11% 310 65 21%

245

79% 48

2020-2021 12 220 10.635 32 30 94%

5

16% 360 72 20%

288

80% 51

(Nguồn: Phòng GD& ĐT thành phốThuận An, 2020)

Từ bảng 2.2 cho thấy:

Quy mô, mạng lưới trường học trong các năm học gần đây được giữ tương đối ổn định; cho đến nay toàn thành phố Thuận An có 12 trường THCS công lập. Hệ thống giáo phổ thông khá hoàn chỉnh, quy mô phù hợp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường học được đào tạo đạt chuẩn trở lên; CBQL được quan tâm đào tạo về trình độ lý luận chính trị, quản lí giáo dục, chính trị, tin học. Tuy nhiên số lớp, số học sinh, số giáo viên, nhân viên luôn luôn tăng hàng năm. Nguyên nhân thành phố Thuận An có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, đời sống người dân được nâng lên. Đặc biệt tạo được công ăn, việc làm cho người dân các tỉnh thành di cư đến sinh sống tại Thuận An, điều này đồng nghĩa con em của người dân cùng di cư theo cha, mẹ và nhu cầu học tập là tất yếu.

2.2.2.2. Chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Thuận An chỉ đạo quyết liệt để nâng cao chất lƣợng giáo dục và tốt nghiệp THCS lớp 9. Hiện nay các trường THCS đặc biệt quan tâm đến giáo dục toàn diện cho HS. Bên cạnh trang bị kiến thức, hoạt động ngoại khóa kỹ năng sống các trường THCS còn chú trọng đến rèn luyện đạo đức, lối sống, tình cảm, cho học sinh. Do đó hai mặt giáo dục của HS tại các trường THCS thành phố Thuận An tăng lên rõ rệt. Điều này được thể hiện ở Bảng 2.2

Bảng 2.3. Thống kê chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh THCS trong những năm gần đây:

Năm học

Tổng số Học lực Hạnh kiểm

học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2018-

2019 7200 SL 2275 2405 2254 230 36 4111 2628 432 29 TL 31.6 33.4 31.3 3.2 0.5 57.1 36.5 6.0 0.4 2019-

2020 8230 SL 2699 2897 2428 190 16 5679 1811 691 49 TL 32.8 35.2 29.5 2.3 0.2 69.0 22.0 8.4 0.6 2020-

2021

10,635

SL 3637 3744 3020 223 11 7072 2531 979 53 TL 34.2 35.2 28.4 2.1 0.1 66.5 23.8 9.2 0.5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Thuận An, 2020) Qua đó cho thấy: Chất lƣợng giáo dục phát triển ổn định của tỉnh Bình Dương. Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá giỏi hàng năm đều đạt ở mức trên 60%; tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu kém ở mức dưới 4%, huy động tuyển sinh lớp 6 đầu cấp đến trường được thực hiện tốt 100%, duy trì sỉ số 99% trở lên, tỉ lệ TNTHCS đạt

99% trở lên. HS tham gia các “Sân chơi trí tuệ” đƣợc tổ chức ở cấp Quốc gia nhƣ:

Giải toán trên máy tính cầm tay, OLYMPIC (Olympic Tiếng Anh trên Internet), Violympic Toán (Giải toán trên Internet) và các cuộc thi về khoa học kỹ thuật dành cho HS bậc THCS kết quả luôn đứng đầu tỉnh.

Tuy nhiên, để đáp ứng phát triển GD&ĐT trong tình hình mới, theo hướng PTNL HS thì giáo dục THCS cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lƣợng GDtoàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống dạy chữ -dạy người, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS; chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện chương trình GDPT theo hướng tiếp cận NLHS.

2.2.2.3. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

Được sự quan tâm đầu tư từ nguồn kinh phí,chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ GD&ĐT cùng việc huy động nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, cộng đồng xã hội, CSVC - TBDH các trường được trang bị mới, tăng cường đáng kể.

CSVC, thiết bị trường học THCS tại thành phố đã được chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư, các trường học được xây dựng kiên cố, theo hướng đạt chuẩn quốc gia; trang thiết bị đƣợc đầu tƣ và đƣa vào sử dụng có hiệu quả.

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được triển khai tích cực, đến nay đã có 8/12 truờng THCS đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 66,66%.

Bảng 2.4. Hiện trạng CSVC, TBDH các trường THCS tại Thành phố Thuận An

TT Tên trường THCS Phòng học

Phòng bộ môn

tiếng Anh

Thƣ viện

Số máy tính/

phòng

Băng đĩa/ máy

cassette

Sách tham khảo/ bộ

tranh tiếng Anh

Máy chiếu/m àn hình

1 Trần Đại Nghĩa 9 1 1 45/1 25/2 86/12 2

2 Phú Long 18 1 1 48/1 28/4 88/15 8

3 Trịnh Hoài Đức 25 1 1 48/2 32/6 95/20 12

4 Nguyễn Trường Tộ 20 1 1 48/1 20/4 60/8 2

5 Châu Văn Liêm 12 1 1 45/1 12/4 40/4 4

6 Nguyễn Văn Tiết 14 1 1 45/1 16/4 42/4 2

Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

Hiện nay, các trường THCS ở thành phố đã có đủ các phòng học, phòng bộ môn, thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng máy chiếu, đã kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, công tác DH ở các trường đã được đầu tư TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu. Tuy nhiên, còn hạn chế phòng máy chiếu chƣa đáp

ứng yêu cầu bảo quản và sử dụng, đa số các trường chỉ có 2 phòng máy chiếu và 1 phòng bộ môn tiếng Anh trong khi số lớp nhiều từ 18 lớp trở lên nên chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng các lớp khi dạy tiếng Anh, ƣu tiên các tiết dạy thao giảng, hội giảng, còn lại để tránh trùng nhau GV dạy phải đăng ký. Ngoài ra, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt dạy - học như sân chơi, nhà đa chức năng,... còn thiếu như trường THCS Nguyễn Văn Tiết chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng Nhà đa năng, điều này đòi hỏi thành phố cần tập trung đầu tƣ CSVC, thực hiện tốt hơn công tác xã hội hóa GD hỗ trợ CSVC phục vụ DH theo PTNL.

Nhìn chung, việc đầu tƣ xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho dạy học đã đƣợc chú trọng, tuy nhiên vẫn còn là vấn đề cấp thiết, cần hỗ trợ kịp thời để các trường thực hiện hiệu quả việc dạy học theo định hướng PTNL cũng như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)