Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Trong công tác quản lí HĐDH Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả HĐGD của nhà trường. Bên cạnh Hiệu trưởng, GV và HS cũng ảnh hưởng đến QLHĐDH:

1.5.1.1. Cán bộ quản lí

Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, phải quản lý, thuyết phục các thành viên trong nhà trường bằng chính năng lực của mình, phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học.

Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, am hiểu, hiểu biết toàn diện về các môn học, phải nắm vững các PP giảng dạy, phải có kỹ năng đánh giá, phân tích chuyên môn của GV. Biết lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch và năng lực xử lý thông tin.

Ngoài ra, HT cần có phẩm chất trí tuệ và đạo đức trong sáng, có uy tín đối với đồng nghiệp, HS, PHHS và xã hội cũng nhƣ không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lí của bản thân.

1.5.1.2. Giáo viên

Có năng lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ kỹ năng sƣ phạm cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh năng lực dự đoán yêu cầu và đặc điểm đối tƣợng dạy học; năng lực thiết kế; tổ chức thực hiện kế hoạch; đánh giá kết quả; sử dụng thành thạo các PP; sử dụng CNTT và TBDH hiện đại, coi trọng việc dạy tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn, hoạt động NCKH và trải nghiệm sáng tạo cho HS.

1.5.1.3. Học Sinh

Có năng lực và phẩm chất con người mới, có năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần tự giác, sáng tạo trong học tập, có phương pháp học tập đúng đắn, học ở mọi lúc, mọi nơi và có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân mình.

HS phải được học tiếng Anh từ tiểu học đến THCS để học sinh quen với phương pháp học tập chủ động, tích cực, tự giác trong tiếp nhận tri thức phát huy tính chủ động sáng tạo.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Chủ trương, chính sách về đổi mới giáo dục

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng về việc Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, đưa phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,…

Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD& ĐT đổi mới PP dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học,…

Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục, Điều 24. 2

"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"

Trên cơ sở các văn bản Bộ GD&ĐT đã ban hành đã đƣợc các cấp quản lí cụ

thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đây chính là cơ sở lý luận và pháp lý cho việc đổi mới hoạt động dạy và học môn tiếng Anh theo hướng PTNL ở trường phổ thông hiện nay.

1.5.2.2. Điều kiện dạy học bên trong của nhà trường

Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn về xây dựng, phát triển hệ thống CSVC - TBDH; tổ chức sử dụng và bảo quản có hiệu quả.

- Điều kiện về đội ngũ GV và HS THCS: số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ GV, HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả QLHĐDH của Hiệu trưởng.

- Quy mô trường lớp, phân công GV cho đồng đều là một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với Hiệu trưởng để nhà trường hoạt động có hiệu quả.

- Đời sống vật chất, tinh thần của GV và HS ảnh hưởng rất lớn đến HĐDH.

- Nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy của Thầy và hoạt động học của trò phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ GV giảng dạy và hoạt động của nhà trường.

- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường: các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP, … tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sƣ phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.

- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường nhằm đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng HĐDH. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa hoạt động dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

1.5.2.3. Gia đình và xã hội

Điều kiện về văn hoá, kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng và học sinh đang học ở trường phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia GD HS của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả.

Gia đình và cộng đồng xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần giáo dục nhân cách cho HS. Truyền thống văn hóa của mỗi gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến tư cách cũng như thói quen học tập của các em. Vì vậy, để giúp cho HS có động cơ, thái độ và phương pháp học tập tích cực cần phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong quá trình QL hoạt động dạy và học, các yếu tố chủ quan đƣợc xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan đƣợc xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển, ngoại lực dù có quan trọng đến đâu thì cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện còn nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt đến trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau. Như vậy, Hiệu trưởng cần biết vận dụng, có biện pháp phối hợp quản lí toàn diện cácđiều kiện dạy học của nhà trường; nắm vững các chủ trương, văn bản chỉ đạo,... để quản lí thành công.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

QLHĐDH nói chung và QLHĐDH môn tiếng Anh nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở là một vấn đề cấp thiết trước yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng PTNL HS nhằm hiện thực hóa quan điểm “Chuyển nhà trường từ chỗ nặng về truyền thụ kiến thức, kỹ năng sang tập trung phát triển năng lực và phẩm chất cho người học”

Ở chương 1, tác giả luận văn đã khái lược về các công trình nghiên cứu về dạy học theo hướng PTNL, quản lí hoạt động dạy học theo hướng PTNL của nhiều tác giả nhằm xác định những vấn đề nghiên cứu cần kế thừa, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Trong chương này, tác giả luận văn đã xác định các khái niệm cơ bản của đề tài, lý luận HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh THCS đó là: mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, và kiểm tra đánh giá. Trong đó, làm rõ những đặc trƣng của HĐDH môn tiếng Anh cấp THCS.

Trên cơ sở đó, tập trung xác lập cơ sở lý luận về quản lí HĐDH môn tiếng Anh ở trường THCS theo hướng PTNL của HS trên các khía cạnh: mục tiêu quản lí theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở; quản lí hoạt động dạy môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh; quản lí hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh; quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học. Đồng thời, tác giả cũng xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THCS.

Những nội dung cơ bản về lý luận giúp cho tác giả luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở trong chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)