Thực trạng về quản lí hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANHTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường thcs tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

2.4.2. Thực trạng về quản lí hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, trình độ hay hành vi của cá thể đó. Học sinh là chủ thể học tập nhƣng trong quá trình quản lí học tập thì học sinh là đối tƣợng và giáo viên, tổ chuyên môn và cao nhất là BGH nhà trường là chủ thể quản lý.

2.4.2.1. Thực trạng quản lí về xây dựng thái độ, động cơ học môn tiếng Anh Bảng 2.21. Kết quả khảo sát giáo viên và CBQL về thực trạng quản lí xây dựng thái

độ động cơ học học tập môn tiếng Anh của học sinh

(4. Rất thường xuyên; 3. Thường xuyên; 2. Ít thường xuyên; 1. Không thực hiện)

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1

1

Chỉ đạo giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập môn tiếng Anh đúng đắn.

5 7 0 0 3.42 14 21 5 0 3.23

2

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trãi nghiệm nhằm rèn luyện tinh thần ham học, tạo động lực, điều kiện cho HS PTNL

2 2 4 4 2.17 3 8 19 10 2.10

3 Chỉ đạo GV dạy học tích 4 7 1 0 3.25 15 21 4 0 3.28

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1 cực, tạo điều kiện cho HS

PTNL rèn ý thức phấn đầu, kiên trì trong học tập.

4

Tổ chức kiểm tra dự giờ thăm lớp để đánh giá thái độ, động cơ học tập HS

2 2 5 2 2.42 4 14 19 3 2.48

Kết quả khảo sát bảng 2.21 cho thấy nhà trường có quan tâm chỉ đạo giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập môn tiếng Anh đúng đắn ĐTB CBQL 3.42đ, GV:

3.23đ. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra dự giờ thăm lớp để đánh giá thái độ, động cơ học tập HS chưa được CBQL thực hiện thường xuyên (ĐTB CBQL: 2.42đ, GV:

2.48đ), qua trao đổi được biết Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng không phải chuyên môn tiếng Anh nên e ngại dự giờ, thường giao phó cho TTCM. Tổ chức các HĐ ngoại khóa, trãi nghiệm nhằm rèn luyện tinh thần ham học, tạo động lực, điều kiện cho HS PTNL (ĐTB CBQL 2.17đ, GV: 2.10đ) tổ chức chưa được thường xuyên hoạt động này, dochƣa có nguồn kinh phí cho các hoạt động này.

Nhƣ vậy, quản lí về xây dựng thái độ động cơ học môn tiếng Anh đƣợc các trường có thực hiện nhưng mức độ thường xuyên cho các nội dung khác nhau tùy vào điều kiện từng trường.

2.4.2.2. Quản lí về xây dựng nền nếp học môn tiếng Anhcủa học sinh

Bảng 2.22. Kết quả khảo sát giáo viên và CBQL về quản lí xây dựng nền nếp học tập môn tiếng Anh của học sinh

(4. Rất thường xuyên; 3. Thường xuyên; 2. Ít thường xuyên; 1. Không thực hiện)

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1

1

Ban hành các quy định nền nếp học tập trên lớp của HS

4 8 0 0 3.33 15 15 10 0 3.13

2

Tổ chức theo dõi việc thực hiện nền nếp học tập của HS

3 5 4 0 2.92 11 14 13 2 2.85 3 Tổ chức kiểm tra nền 2 4 4 2 2.50 9 16 10 5 2.73

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1 nếp, thói quen, sự hợp

tác với nhau khi GV tổ chức các hoạt động theo hướng PTNL.

4

Quản lí sự phối kết hợp của GV tiếng Anh với các ban ngành trong nhà trường, xử lý, giáo dục HS vi phạm nền nếp.

2 5 4 1 2.67 8 15 12 5 2.65

Dựa vào bảng 2.22 khảo sát GV và CBQL cho thấy Hiệu ttrưởng các trường Ban hành các quy định nền nếp học tập trên lớp của HS (ĐTB CBQL: 3.33đ và GV 3.13đ) thể hiện việc quản lí có cái chuẩn quy định về nền nếp học tập bắt buộc HS phải thực hiện, giúp HS nhận thức đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ, quy định phải làm theo. Tổ chức theo dõi việc thực hiện nền nếp học tập của HS ở mức độ thường xuyên với ĐTB CBQL: 2.92đ và GV 2.85đ; Tổ chức kiểm tra nền nếp, thói quen, sự hợp tác với nhau khi GV tổ chức các hoạt động theo hướng PTNL ĐTB CBQL:

2.50đ và GV 2.73đ; Tuy nhiên, Quản lí sự phối kết hợp của GV tiếng Anh với các ban ngành trong nhà trường, xử lý, giáo dục HS vi phạm nền nếp chưa được thực hiện đến nơi đến chốn, thiếu sự phối hợp còn đùn đẩy trách nhiệm giữa GV bộ môn với GVCN, và tổng phụ trách trong việc xử lý GDHS vi phạm nền nếp. Do CBQL chƣa sâu sát kiểm tra việc phối kết hợp nên các bộ phận chƣa thật sự quan tâm ĐTB CBQL: 2.67đ và GV 2.65đ.

Nhƣ vậy, quản lí xây dựng nền nếphọc tập môn tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lí dạy học môn tiếng Anh theo PTNL HS THCS, nó ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần, không khí lớp học và chất lượng môn tiếng Anh.

2.4.2.3. Quản lí về bồi dưỡng phương pháp học tập môn tiếng Anh của HS Bảng 2.23. Kết quả khảo sát CBQL và GV về quản lí phương pháp học tập môn

tiếng Anh

(4. Rất thường xuyên; 3. Thường xuyên; 2. Ít thường xuyên; 1. Không thực hiện)

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1

1

Chỉ đạo công tác kiểm tra và phân loại HS để xây dựng kế hoạch dạy học theo từng đối tƣợng nhằm phát triển năng lực.

4 7 1 0 3.25 14 17 9 0 3.13

2

Chỉ đạo công tác bồi dƣỡng, rèn luyện phương pháp học tập, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng học ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; kỹ năng thực hiện các bài tập; kỹ năng giao tiếp, hợp tác làm việc cặp nhóm...

5 4 3 0 3.17 13 18 9 0 3.10

3

Chỉ đạo tổ tiếng Anh phát hiện và có phương pháp bồi dƣỡng HS giỏi; giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả.

3 7 2 0 3.08 8 21 11 0 2.93

4

Chỉ đạo tổ tiếng Anh vận động và xây dựng kế hoạch, phương pháp hướng dẫn HStham gia các cuộc thi OLYMPIC; hùng biện tiếng Anh và HSG đạt kết quả cao.

4 6 2 0 3.17 11 16 13 0 2.95

5

Chỉ đạo DH theo PPDH tích cực nhằm kích thích tạo động lực học tập cho HS thông qua khen thưởng, nêu gương

2 4 6 0 2.67 12 11 17 0 2.88

Dựa vào bảng 2.23 kết quả khảo sát CBQL và GV về quản lí phương pháp học tập không có nội dung nào đƣợc đánh giá ở mức không thực hiện. Chỉ đạo công tác kiểm tra và phân loại HS để xây dựng kế hoạch dạy học theo từng đối tƣợng nhằm phát triển năng lực (ĐTB = 3.25đ với CBQL và 3.13đ với GV), Chỉ đạo công tác bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp học tập, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng học ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; kỹ năng thực hiện các bài tập; kỹ năng giao tiếp, hợp tác làm việc cặp nhóm... (ĐTB = 3.17đ với CBQL và 3.10đ với GV), Chỉ đạo tổ tiếng Anh vận động và xây dựng kế hoạch, phương pháp hướng dẫn HS tham gia các cuộc thi OLYMPIC; hùng biện tiếng Anh và HSG đạt kết quả cao. (ĐTB = 3.17đ với CBQL và 2.95đ với GV), cho thấy CBQL thì quan tâm thường xuyên trong công tác này bên cạnh còn một số ít GV chưa thật sự quan tâm chƣa nhiệt tình ôn luyện HS tham gia các phong trào: OLYMPIC, hùng biện nên kết quả chƣa cao. Chỉ đạo tổ tiếng Anh phát hiện và có PP bồi dƣỡng HS giỏi; giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả. (ĐTB = 3.08đ với CBQL và 2.93đ với GV), Chỉ đạo DH theo PPDH tích cực nhằm kích thích tạo động lực học tập cho HS thông qua khen thưởng, nêu gương. (ĐTB = 2.67đ với CBQL và 2.88đ với GV), do GV chưa thường xuyên áp dụng vào các tiết dạy nên HS còn ngại nhận xét bạn, GV chưa khen thưởng kịp thời nên chưa tạo được động cơ kích thích quá trình khám phá ham học ở HS.

Nhìn chung, việc quản lí đổi mới học tập theo hướng PTNL HS các nhà trường mới chỉ đạt được một số kết quả khiêm tốn. Qua trao đổi trực tiếp với một số CBQL và 5 giáo viên cho thấy một số giáo viên và phần lớn số tiết dạy vẫn thực hiện theo PPDH cũ; tâm lí ngại đổi mới của người dạy cùng với khả năng làm quen với phương pháp học tập mới của HS còn rất hạn chế là rào cản lớn nhất trong đổi mới PP dạy và học cũng như dạy học theo hướng PTNL hiện nay.

2.4.2.4. Quản lí về hoạt động tự học môn tiếng Anh

Bảng 2.24. Kết quả khảo sát giáo viên và CBQL về quản lí hoạt động tự học (4. Rất thường xuyên; 3. Thường xuyên; 2. Ít thường xuyên; 1. Không thực hiện)

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1

1

Ban hành, kiểm tra việc thực hiện các qui định về hoạt động tự học của HS.

5 6 1 0 3.33 13 18 9 0 3.10 2 Chỉ đạo công tác bồi 4 6 2 0 3.17 12 19 9 0 3.08

TT Nội dung

CBQL GV

Mức độ

X Mức độ X

4 3 2 1 4 3 2 1 dưỡng, rèn luyện phương

pháp tự học, tự rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng học ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; kỹ năng thực hiện các bài tập;

kỹ năng hợp tác làm việc cặp nhóm...

3

Chỉ đạo hướng dẫn cụ thể các nội dung giao HS tự làm tại nhà.

2 3 7 0 2.58 3 11 26 0 2.43

4

Quản lý, kiểm tra thường xuyên việc kiểm tra ghi nhận quá trình, nội dung tự học của HS qua các nhiệm vụ đƣợc giao.

2 6 4 0 2.83 5 12 19 4 2.45

5

Chỉ đạo GV tiếng Anh khuyến khích, khen thưởng HS hoàn thành, có tiến bộ trong các hoạt động tự học.

2 4 6 0 2.67 8 10 17 5 2.53

Dựa vào bảng 2.24 ta thấy các nội dung đƣợc đánh giá cao là: Ban hành, kiểm tra việc thực hiện các qui định về hoạt động tự học của HS. (ĐTB = 3.33đ và 3.10đ), kế đến là Chỉ đạo công tác bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng học ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; kỹ năng thực hiện các bài tập; kỹ năng hợp tác làm việc cặp nhóm... (ĐTB = 3.17đ và 3.08đ), do đây là một trong những nội dung trọng tâm trong nhiệm vụ năm học mà CBQL và GV dạy lớp cần đạt đƣợc để thỏa mãn yêu cầu của HS và PHHS cũng nhƣ khẳng định chất lƣợng hiện tại với các cấp quản lí (PGD, Sở GD) và cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện tự học của học sinh.

Quản lí, kiểm tra thường xuyên việc kiểm tra ghi nhận quá trình, nội dung tự học của HS qua các nhiệm vụ đƣợc giao (ĐTB = 2.83đ và 2.45đ), Chỉ đạo GV tiếng

Anh khuyến khích, khen thưởng HS hoàn thành, có tiến bộ trong các hoạt động tự học. (ĐTB = 2.67đ và 2.53đ), thể hiện cả CBQL và GV chƣa thật sự quan tâm.

Qua phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy rõ việc QL hoạt động tự học của HS chƣa đƣợc các CBQL và GV quan tâm và thực hiện tốt. Việc quan tâm chỉ dừng lại việc chỉ đạo xây dựng nội quy định nền nếp học tập, PP học tập PTNL kỹ năng qua việc quản lí giờ học trên lớp; nhƣng chƣa thật sự chú trọng việc giáo dục và hướng dẫn phương pháp tự học tạo thành nền nếp ý thức tự học nhằm PTNL HS lâu dài. Công tác kiểm tra phân loại để phát hiện và bồi dƣỡng PTNL HS đƣợc CBQL chỉ đạo nhƣng vẫn còn GV chƣa thực hiện. Chính vì điều đó cũng đã cản trở đến việc thực hiện HĐDH theo hướng PTNL.

Một phần của tài liệu Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thuận An Tỉnh Bình Dương.pdf (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)