CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn tiếng anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở
1.3.2. Hoạt động dạy môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh
1.3.2.1. Mục tiêu dạy học môn tiếng Anh
Căn cứ vào Quyết định số 01 QĐ-BGDĐT năm 2012 của bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh bao gồm:
* Mục tiêu chung
Đề án Dạy và học ngoại ngữ Quốc gia 2020 và Quyết định số 2080 QĐ-TTg ngày 22 12 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Dạy và học tiếng Anh ở THCS nhằm giúp HS rèn luyện và PTNL giao tiếp một cách chủ động và tự tin, tạo tiền đề cho việc sử dụng tiếng Anh nhƣ một công cụ trong học tập và trong đời sống xã hội, góp phần hình thành thói quen học tập suốt đời, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân có trách nhiệm trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
* Mục tiêu cụ thể
Kết thúc chương trình tiếng Anh THCS, HS có khả năng:
- Về tri thức: giúp học sinh có kiến thức cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những điểm mạnh và giá trị của nền văn hóa dân tộc mình.
- Về kỹ năng: sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói (đối thoại, độc thoại), đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật ở trình độ tương đương cấp độ A2 của Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ.
- Về phương pháp: Hình thành và sử dụng các phương pháp, phương thức và chiến lƣợc học tập khác nhau để PTNL giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học.
- Về thái độ: Có tình cảm và thái độ tích cực đối với môn học tiếng Anh; biết sử dụng tiếng Anh làm công cụ tích hợp các nội dung dạy và học khác trong chương trình;
- Về chương trình: cụ thể hóa các mục tiêu trên thành các mục tiêu thể hiện (Performance objectives) qua bốn kỹ năng: nghe, nói (đối thoại, độc thoại), đọc, viết, theo bốn cấp lớp. Cụ thể là Lớp 6: cấp độ A2. 1, Lớp 7: Cấp độ A2. 2, Lớp 8:
Cấp độ A2. 3, Lớp 9: Cấp độ A2. 4 (tương đương A2 bậc 2 khung CEFR) 1.3.2.2. Chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh
Luận văn khái quát chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh: Chương trình tiếng Anh THCS đƣợc thiết kế thời lƣợng là 420 tiết, mỗi tiết 45 phút cho bốnlớp 6, 7, 8, và 9 (mỗi lớp 105 tiết). Nội dung chương trình nhằm PTNL giao tiếp ngôn ngữ của HS trong môi trường học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh gồm có: Hệ thống chủ điểm, Hệ thống chủ đề, Năng lực giao tiếp, Kiến thức ngôn ngữ, Học cách học.
1.3.2.3. Phương pháp dạy học môn tiếng Anh
Về phương pháp dạy học môn tiếng Anh, nhiều tác giả đã thống nhất là đường hướng chủ đạo trong dạy tiếng Anh ở trường THCS theo hướng phát triển NLHS là đường hướng Dạy Ngôn ngữ Giao tiếp (Communicative Language Teaching) phù hợp đặc điểm tâm lý của HS đang chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi vị thành niên. Mục tiêu: GV cần tập trung vào PP lấy việc học làm trung tâm, HS là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập và GV là người tổ chức và hướng. Đòi hỏi HS tương tác với GV, bạn, luyện tập cá nhân, theo cặp, theo nhóm và cả lớp, SGK, các nguồn học liệu khác, phương tiện dạy học đa dạng, áp dụng CNTT qua các hình thức tính thi đua, cạnh tranh nhƣ: trò chơi, cuộc thi, đố vui,. . . nhằm tạo hứng thú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS, tăng hiệu quả của việc dạy-học.
1.3.2.4. Hình thức tổ chức dạy học môn tiếng Anh
HTTCDH tiếng Anh có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác: mục đích và nhiệm vụ dạy học, PP và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học,... nhằm giáo dục đạo đức thông qua người đứng lớp, đồng thời hình thành và PTNLcùng với sự thay đổi các điều kiện về văn hóa, khoa học, ứng dụng CNTT, CSVC và TBDH. Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có các hình thức khác nhau:
(1) Dạy học cá nhân: GV tổ chức cho HS làm việc độc lập giúp phát huy đƣợc tính tự lực, tự lập và khả năng tự học của HS, GVcó thể bồi dƣỡng thêm cho các em HS khá giỏi, giúp đỡ HS yếu kém. HS cò thể làm việc với phiếu học tập; thể hiện tài năng, sở trường bằng tiếng Anh: (làm thơ, viết văn, kể chuyện, vẽ tranh...);
các hoạt động độc lập khác (sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh,...)
(2) Dạy học theo cặp, nhóm: GV tổ chức học tập theo tổ, nhóm, tạo cơ hội cho HS đƣợc tham gia tích cực với tinh thần tự giác, tính tự quản lí, ý thức trách nhiệm; giúp HS nhút nhát hòa nhập, tự tin hơn, hình thành kỹ năng giao tiếp, đƣợc khám phá kiến thức, phối hợp làm việc, học hỏi từ các thành viên khác. Theo cặp giữa thầy và một trò, cặp mở HS - HS không ngồi gần nhau, cặp đóng giữa HS - HS ngồi gần nhau. Tùy tình hình thực tế số HS và CSVC mà GV phân nhóm đảm bảo phù hợp về số lƣợng, đối tƣợng HS ở mỗi nhóm, HS có thể di chuyển hoặc khôngdi chuyển, không lãng phí thời gian; có thể đặt tên cho các nhóm bằng tiếng Anh theo chữ số, màu sắc, loài hoa, con vật,…
(3) Hình thức dạy học ngoài lớp: tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thi, trò chơi bên ngoài lớp học, câu lạc bộ tiếng Anh, giao lưu các trường, trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài,… tạo sân chơi nhằm tăng khả năng vận dụng, tạo động cơ để PTNL.
Mỗi HTTCDH có vai trò nhất định trong QTDH ở trường THCS. Bên cạnh hình thức cơ bản là dạy học trên lớp, cần tích cực sử dụng các HTTCDH khác nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, góp phần PTNL.
1.3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của HS THCS thông thường là các dạng sau:
- Sản phẩm: Bài luận, bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo khoa học, báo cáo thực hành, biểu đồ, biểu bảng theo chủ đề, băng hình ghi lại các hoạt động, danh mục sách tham khảo, đánh giá của bạn học, tự đánh giá của bản thân, ...
- Dự án học tập: thực hiện trong vài giờ hoặc 1, 2 tuần; GV theo dõi quá trình HS thực hiện để đánh giá khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp-
phân tích mục tiêu của dự án; đánh giá các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống nhƣ cam kết làm việc, lập kế hoạch, hợp tác, nhận xét, bình luận, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trình bày, ...
- Trình diễn: HS thực hiện một bài tập nghiên cứu, thu thập thông tin, viết bài luận để trình diễn; trình bày bằng lời trước những người quan tâm và thể hiện khả năng trình diễn, sử dụng công nghệ thông tin và kỹ năng tiếng Anh trong trình diễn.
- Thực hiện (nhiệm vụ): HS tiến hành thí nghiệm, đi khảo sát và viết báo cáo về kết quả chuyến khảo sát, phỏng vấn hoặc trao đổi thƣ từ với các chuyên gia và viết bài luận từ kết quả nghiên cứu; ghi lại tiến trình phát triển của một sự vật, hiện tƣợng, tổ chức một hoạt động (seminar, sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, hội thảo, ... ).
* Các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực
Bước 1: Xác định chuẩn điều HS cần và có thể thực hiện. Có các loại chuẩn:
+ Chuẩn nội dung: Miêu tả những gì người học phải biết hoặc có thể làm đƣợc trên cơ sở một đơn vị nội dung của một môn học hoặc hai môn học gần nhau.
+ Chuẩn quá trình: Miêu tả những kỹ năng mà HS phải rèn luyện để cải thiện quá trình học tập đó là những kĩ năng cơ bàn để áp dụng cho tất cả các môn học.
(Ví dụ: HS có thể tìm đƣợc và đánh giá đƣợc những thông tin liên quan đến môn học).
+ Chuẩn giá trị: Mô tả những phẩm chất HS cần rèn luyện trong quá trình học tập.
Bước 2: Xác định nhiệm vụ
Nhiệm vụ là một bài tập đƣợc thiết kế để đánh giá năng lựcvận dụng kiến thức, kỹ năng đã xác định ở bước 1và giải quyết những thách thức trong thực tế.
Các kiểu nhiệm vụ: Câu hỏi - bài tập ngắn; Bài tập lớn, truyện ngắn, bài thơ, báo cáo thí nghiệm, báo cáo khoa học, ...
Bước 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ
+ Tiêu chí: là những chỉ báo chỉ số mô tả những dấu hiệu đặc trƣng của vỉệc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một tiêu chí tốt phải đáp ứng các yêu cầu: đƣợc phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn; quan sát đƣợc; mô tả đƣợc hành vi.
Bước 4: Xây dựng thang điểm
+ Thang điểm mô tả hoặc đƣa ra các chỉ số thực hiện, chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với các tiêu chí.
+ Có hai loại phiếu đánh giá: phiếu đánh giá định tính và định lƣợng.
Phiếu đánh giá định tính: cho phép đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ nói chung, không đi sâu vào từng chi tiết. Phiếu đánh giá này giúp GV chấm bài nhanh,
phù hợp với các kì đánh giá tổng kết.
Phiếu đánh giá định lượng: Chia nhiệm vụ thành các bộ phận tách rời nhau, GV định giá trị (bằng điểm số) cho những bộ phận đó. Phần đánh giá này mất thời gian hơn vì phải phân tích từng kỹ năng, tính đặc trƣng khác nhau trong bài làm của HS nhƣng lại cho phép đƣợc nhiều thông tin phản hồi hơn phiếu đánh giá định tính.