2. Ngộ độc nhuyễn thể gây liệt cơ (PSP)
2.4.3. Các thủy sinh vật khác chứa các độc tố PSP
Tập quán ăn thực vật của hai loài chân kiếm Acartia tonsa và Eurytemora herdmani từ vịnh Maine đã được so sánh trong việc sử dụng tảo giáp không độc
41
Lingulodinium polyedrum và nuôi cấy phân lập của Alexandrium spp. với sự khác nhau về độc tính trong tế bào và thành phần độc. Độc tính của tảo giáp không có ảnh hưởng đến năng suất ăn của hai loài chân kiếm. Không có loài nào cho thấy các bằng chứng rõ ràng của sự mất khả năng hoặc các tác động ngược do các độc tố được ăn vào. E. herdmani tích lũy lượng độc tố PSP cao nhưng cũng có ruột đầy hơn. Các thí nghiệm với hỗn hợp tảo cho thấy cả hai loài chân kiếm có khả năng chọn lựa mồi dựa trên độ ngon và không có độc tính. Mặc dù hiệu quả giữ độc của loài chân kiếm thấp (5 phần trăm), nhưng lượng độc tố PSP cao đã được tích lũy trong loại chân kiếm nuôi cung cấp thêm bằng chứng là động vật phù du được coi như là một sinh vật truyền độc đến các mức thức ăn cao hơn (Teegarden và Cembella, 1996).
Ba loài chân kiếm biển (Acartia tonsa, Centropagus hamatus, Eurytemora herdmani) thường xuất hiện cùng với Alexandrium spp. có khả năng phân biệt các tế bào Alexandrium spp. độc và không độc bằng cách thức giác quan hóa, giả thiết rằng tác động chọn lựa chi phối phản xạ ăn của loài chân kiếm nhiều hơn là các tác động sinh lý học. Hoạt động ăn biến đổi trong các loài chân kiếm, giả thiết rằng áp lực ăn Alexandrium spp. độc không đồng nhất trong toàn thể sinh vật phù du (Tegarden, 1999).
Ở các thể tích lớn (20 lít), loài thân giáp harpacticoid biển trưởng thành Euterpina acutifrons đã được nuôi với một giống của A. minutum có độc tính cao (1 000 hoặc 10 000 tế bào/ml) trong năm ngày, kết quả phân tích bởi LC phát hiện ra các độc tố PSP dạng vết trong dịch chiết. Với giống A.minutum có độc tính ở cả mức thấp và mức cao (1 000 và 10 000 tế bào/lít) thì có từ 10 đến 15 phần trăm loài thân giáp đã bị bất hoạt sau một đến hai ngày. E. acutifrons được giả thiết rằng cú thể đó khụng ăn tảo giỏp sau khi ăn thử một vài tế bào (Bagứien và cỏc cộng sự, 1996).
Trong vụ ngộ độc PSP ở người tại Nhật Bản và Fiji gây ra bởi các loài cua thì nguyên nhân chủ yếu là do cua xanthid (Lophozozymus pictor), mặc dù có một vài loài khác (như cua móng ngựa và ốc biển) cũng có liên quan đến vụ ngộ độc này. Các loài này cùng có các đặc điểm chung của loài sống thông thường trong các rạn san hô và tập quán ăn nổi (Mons và các cộng sự, 1998; Sato và các cộng sự, 2000).
Trong số 459 mẫu cua xanthid được thu thập tại Đài Loan, Trung Quốc trong tháng 10 năm 1992 và tháng 5 năm 1996 và đem đi phân tích độc tố tetrodotoxin và PSP thì 5 mẫu (Zosimus aeneus, Lophozozymus pictor, Atregatopsis germaini, Atergatis floridus, Demania reynaudi) đã được xác định là có chứa không chỉ độc tố tetrodotoxin mà còn có cả độc tố PSP. Tỷ lệ các độc tố PSP thay đổi từ 11 đến 97 phần trăm (89 đến 3 phần trăm còn lại là tetrodotoxin).
Đặc tính của các độc tố PSP biến đổi phụ thuộc vào từng loài khác nhau. Nguồn gốc của các độc tố PSP gây nên bởi A. minutum (Hwang và Tsai, 1999)
42
Các độc tố tảo cũng có thể gây chết cá khi chúng di chuyển trong chuỗi thức ăn biển. Vài năm trước đây, hàng tấn cá trích đã chết ở vịnh Fundy sau khi ăn loại ốc nhỏ đã ăn Alexandrium. Từ các quan sát trong các ca tử vong của con người thì thấy thật là may mắn là cá trích, cá tuyết, cá hồi và cá loại cá có giá trị kinh tế khác lại nhạy cảm với các độc tố PSP và có thể cả nhuyễn thể đã chết trước khi các độc tố tích lũy đến mức độ nguy hiểm trong cơ thịt của chúng. Tuy nhiên, có vài độc tố tích lũy trong gan và các cơ quan của cá, và như vậy các động vật như là các loại cá khác, động vật có vú ở biển và chim mà ăn toàn bộ cá bao gồm cả nội tạng cũng gặp rủi ro. Vào năm 1987, 14 con cá voi lưng gù đã chết một cách đột ngột do bị phơi nhiễm với hiện tượng nở hoa của tảo A. tamarensis ở vịnh Cape Cod (Massachusetts). Sau đó các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng các chú cá voi này đã ăn toàn bộ các bộ phận của cá thu có chứa hàm lượng STX cao (Mons và cộng sự, 1998).
Vào tháng 5 năm 1996, cá sao Asterias amurensis được lấy ở cửa sông Nikoh (Vịnh Kure, quận Hiroshima, Nhật) có chứa các độc tố PSP (trong phép thử sinh hóa trên chuột 8,0 MU/g cho toàn bộ mình cá và 28,7 MU/g cho phần nội tạng). Các độc tố PSP được giả thiết là có mặt thông qua chuỗi thức ăn từ các loại hai mảnh vỏ có độc sống trong cùng vùng. Độc tố cá sao bao gồm các thành phần có độc tính cao GNTX1, GNTX2, GNTX3, GNTX4, dc-GNTX3 và dc-STX là các thành phần chính và lên đến xấp xỉ 77 %mol, cùng với các dẫn xuất N- sulfocarbamoyl C1-C4. GNTX1 có mặt với lượng lớn nhất (37,4 %mol) (Asakawa và các cộng sự,1997).
Cá thu Đại Tây Dương (Scomber scombrus) là sinh vật trung gian truyền các độc tố PSP cho động vật ăn thịt. Cá thu lưu giữ các độc tố PSP (STX (96%), GNTX3 (4%) suốt năm. Hàm lượng độc tố của gan (xác định bằng LC) tăng một cách đáng kể theo tuổi của cá, điều này đã đưa ra giả thiết là cá thu tích lũy dần dần các độc tố trong suốt cuộc đời của chúng. Hàm lượng độc tố của gan cũng tăng đáng kể trong suốt mùa hè được nuôi lưu tại vịnh St. Lawrence, Canada.
Động vật phù du có thể là nguồn gốc của các độc tố PSP trong cá thu. Hàm lượng độc tố trung bình là 17,4 nmol/gan và độc tính trung bình là 112,4 mg STX eq./100g trọng lượng gan tươi (Castonguay và cộng sự, 1997).
Cá nóc biển (Arothron mappa, A. manillensis, A. nigropunctatus, A.
hispidus, A. stellatus, A. reticularis) ở Philippin chứa một số lượng đáng kể các độc tố PSP (thành phần chính là STX) bên cạnh tetrodotoxin (TTX), một độc tố biển mạnh có mặt trong cá. Độc tính được phát hiện trong gan, ruột, cơ và da (Sato và cộng sự, 2000). Cá nóc nước ngọt (Tetraodon leiurus complex, Tetraodon suvatii), được đánh bắt tại tỉnh đông nam của Thái Lan có chứa các độc tố PSP.
Độc tính cao nhất trong gan và biến đổi theo vị trí và mùa đánh bắt cá. Các thành phần độc tố lấy từ trứng, gan, da và cơ bao gồm STX, neoSTX và dcSTX (Kungsuwan và các cộng sự, 1997). Sato và các cộng sự (1997) đã xác định được STX trong cá nóc nước ngọt Tetraodon fangi, loại cá mà đã gây nên vụ ngộ độc
43
thực phẩm ở Thái Lan. Tetrodotoxin đã không được tìm thấy ở loài này. Hai loài cá nóc nước ngọt (Tetraodon cutcutia, Chelonodon patoca), được bắt tại một vài vị trí ở Bangladesh, cho thấy khả năng gây chết người trong phép thử sinh hóa trên chuột (từ 2,0 đến 40,0 MU/g cơ như PSP). Độc tính của da nhìn chung cao hơn các cơ quan khác được kiểm tra (cơ, gan, buồng trứng). Các phân tích trên T.
cutcutia cho thấy sự có mặt của STX, dcSTX, GNTX2 và GNTX3, dcGNTX2 và ba thành phần không nhận biết được có khả năng liên quan với PSP. Không phát hiện được tetrodotoxin hoặc các chất liên quan (Zaman và cộng sự, 1997a).