5. Ngộ độc thần kinh (NSP)
5.7.3 Tại khu vực Bắc Mỹ
Sự hiện diện của độc tố NSP trong các nước Bắc Mỹ ICES trong năm 1991-2000 được minh họa trong Hình 5. 5.
236
Hình 5.5 Sự xuất hiện các độc tố NSP trong vùng nước biển ven bờ của các nước Bắc Mỹ là thành viên ICES (1991-2000)
Tại Canada
Thủy triều đỏ của Heterosigma akashiwo (thuộc lớp Raphidophyceae) được báo cáo từ các vịnh, vũng ở Canada đã gây tử vong của cá nuôi (Van Apeldoorn và cộng sự, 2001).
Tại Hợp chủng quốc Hoa kỳ Tại bờ biển phía Đông
Sự tử vong của loài cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) dọc theo bờ biển giữa Đại Tây Dương của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1987-1988 được giả thiết là có liên quan đến độc tố bveretoxin (Bossart và cộng sự, 1998). G. breve đã được xác định (6 x 106 tế bào/lít) từ các mẫu nước lấy ngoài khơi bờ biển North Carolina vào ngày 02 tháng mười một 1987. Đây là lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của G. breve phía bắc Florida và mở rộng phạm vi của loài tảo độc cận nhiệt đới trên 800 km về phía bắc. Trước khi kết thúc thời gian ra hoa của loài tảo này khoảng 3 tháng rưỡi, đã ghi nhận 48 trường hợp ngộ độc NSP trên người và hơn 1480 km2 vùng biển thu hoạch nhuyễn thể có vỏ (trai và ngao) đã bị đóng cửa trong mùa thu hoạch chính. Ngoài ra, một lượng lớn sò điệp bị chết cũng đã được ghi nhận từ một số khu vực. Điều đó dẫn đến giả thiết là các dòng hải lưu từ vịnh Florida đã vận chuyển G. breve theo hướng Bắc tới bờ biển của Bắc Carolina vào tháng 10 năm 1987. Trong suốt giai đoạn nở hoa của G. breve tại Bắc Carolina, tổng nồng độ thực vật phù du tăng theo thời gian tại tất cả các điểm mà không liên quan đến nồng độ G. breve (lên đến 3,27x105 tế bào / lít) hoặc mức độ phát triển của hoa.
Điều này trái ngược với giai đoạn nở hoa của G. breve ở Vịnh Mexico (Van Apeldoorn và cộng sự, 2001).
Thủy triều đỏ của Heterosigma akashiwo (thuộc lớp Raphidophyceae) đã được ghi nhận từ các vịnh, vũng ở bờ biển phía Đông đã làm chết cá nuôi (Van Apeldoorn và cộng sự, 2001).
Mười vụ cá chết, liên quan chủ yếu đến cá mòi Đại Tây Dương, xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2000 tại một số vịnh và lạch ở Delaware. Trong đó có hai vụ gây ra con số tử vong lớn ước tính khoảng 1,5 đến 2 triệu con cá trong nhánh sông Bald Eagle, vịnh Rehoboth. Sự hiện diện của Chattonella cf.
vericulosa với mật độ tối đa là 1,04 x 107 tế bào/lít đã được chứng minh. PbTx-2, PbTx-3 và PbTx-9 đã được phát hiện (Bordelais và cộng sự, 2002)
Tại Florida và Vịnh Mexico
Ngày 16 tháng 6, năm 1996, ba bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc NSP bởi Sở Y tế Sarasota, Cục Dịch tễ học môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường Florida và FDA. Tất cả đã ăn ngao (Chione cancellata) và ốc xoắn (không xác định loài)
237
thu hoạch từ một khu vực mà đã được đóng cửa không cho thu hoạch động vật có vỏ từ ngày 31 tháng một năm 1996 đến ngày 8 tháng 6 năm 1996 do thủy triều đỏ của G. breve, và sau đó đóng cửa lại vào ngày 11 tháng Sáu. Trai đã được nấu chín cho đến khi chúng mở ra, thời gian nấu của ốc xoắn là không xác định (Van Apeldoorn và cộng sự, 2001).
Từ đầu tháng ba đến cuối tháng Tư năm 1996, ít nhất 149 con lợn biển (Trichechus latirostris manatus) chết trong một bệnh dịch thú chưa từng có dọc theo khoảng ủa bờ biển phía Tây Nam của Florida ( khu vực Charlotte Harbour).
Vào khoảng thời gian đó, đã có một đợt thủy triều đỏ đáng kể, chủ yếu bao gồm các G. breve, sản sinh brevetoxin, đã hiện diện trong khu vực địa lý xảy ra dịch bệnh cho lợn biển. Lượng tế bào của G. breve đếm được khoảng 23,3 x 106 tế bào/1 lít. Khám nghiệm tử thi cho thấy neurointoxication đã được tiếp xúc qua đường miệng và đường hô hấp. Có 3 con đường có thể gây ngộ độc: i) hít phải khí độc; ii) tiêu hóa thức ăn có độc; and iii) uống nước biển bị nhiễm độc. Sự tử vong của lợn biển do một loại giống như độc tố đã được biết đến ở phía Tây Nam Florida năm 1963 và 1982 (Bossart và cộng sự, 1998)
Ở Florida, sự ngộ độc của lợn biển bởi brevetoxins chứa trong loài Salp sống trong cỏ biển đã được ghi nhận (Hallegraeff, 1995). Brevetoxins cũng đã được phát hiện trong cá mòi và cá đối ở bờ biển Florida (Quilliam, 1999).
Sự tử vong của cá heo mũi chai (Tursiops truncatus) ở phía Tây Nam Florida năm 1946 và 1947 được cho là có liên quan với độc tố brevetoxin (Bossart và cộng sự, 1998). Hiện tượng này là do sự nở hoa của G. breve đã được xác định vào năm 1947 như là tác nhân gây bệnh và được xem là tác nhân duy nhất chịu trách nhiệm về tất cả các vụ ngộ độc kể từ năm 1844. Ngoài ra, cá heo mũi chai chết do brevetoxin đã được quan sát dọc theo bờ biển Đại Tây Dương vào năm 1987 và 1988 (Bossart và cộng sự, 1998).
Tất cả các đợt thủy triều đỏ ở Florida có liên quan đến sự tử vong hàng loạt ở động vật biển. Những hiện tượng này được quan sát 24 lần từ năm 1844 đến năm 1971 và thực tế là chúng đã xảy ra trước khi có sự phát triển của nông nghiệp, đô thị hóa, các ngành công nghiệp, du lịch và điều này chỉ ra nguồn gốc tự nhiên của sự tử vong này. Các vấn đề sức khỏe gây ra bởi việc tiêu thụ các động vật có vỏ bị nhiễm độc tố và hít phải khí độc đã được chú ý (Viviani, 1992).
Sự tử vong của chim cốc hai mào (Phalacrocorax auritus) đã được quan sát dọc theo bờ biển vịnh Florida (Fleming và Baden, 1999).
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12 năm 1996, một vụ ra hoa của G. breve xảy ra lần đầu tiên trong vùng biển có độ mặn thấp ở phía Bắc vịnh Mexico. Độ mặn này thấp hơn đáng kể so với độ mặn thường thấy có sự xuất hiên của G. breve.
Các khu vực khai thác sò hến đã bị đóng cửa từ tháng 10/1996 đến cuối tháng 4/1997 (Dortch và cộng sự, 1998).
238
Tại bờ biển phía Tây
Brevetoxin là nguyên nhân tử vong ở chim anca (Uri aalge) ở California (Fleming và Baden, 1999).
Các đợt thủy triều đỏ của Heterosigma akashiwo (Raphidophyceae) đã được ghi nhận tại các vũng, vịnh trên bờ biển phía Tây và là nguyên nhân gây tử vong cho cá nuôi (Van Apeldoorn và cộng sự, 2001).