Trung và nam Mỹ

Một phần của tài liệu Độc tố sinh học biển (Trang 69 - 81)

2. Ngộ độc nhuyễn thể gây liệt cơ (PSP)

2.7.5. Trung và nam Mỹ

Ở phía nam Ac-hen-ti-na, PSP có liên quan với những đợt nở hoa của A.

catenella trong khu vực kênh Beagle thuộc Ac-hen-ti-na và với những đợt nở hoa của A. tamarensis ở bờ biển đại tây dương phía nam bờ biển của Uruguyan (Compagnon và các cộng sự, 1998). Đợt nở hoa độc của A. tamarensis được báo cáo đầu tiên ở Valdés Peninsula vào năm 1980. Sau đó, một sự kiện bi thảm đã xảy ra làm hai thành viên của thủy thủ đoàn bị chết sau khi ăn vẹm bị nhiễm (Ferrari, 2001). Kể từ đó hiện tượng này xảy ra định kỳ vào mùa xuân và mùa hè.

Trong suốt đợt nở hoa của A. tamarensis vào năm 1993, chỉ có cá cơm (Engraulis anchoita) được bắt ở Mar del Plata là có độc tính mặc dù A. tamarensis phõn bố trờn một vựng rộng lớn. Lượng độc tố PSP trong cỏ cơm là 101 àg STX eq/100 g khối lượng ướt của nội tạng (bằng phép thử sinh học trên chuột), nhưng các độc tố đã không tích lũy đến mức phát hiện được trong mô cơ (Montoya và các cộng sự, 1998).

70

Trong suốt đợt nở hoa của A. catenella ở bờ biển đông bắc của kênh Beagle trong mùa hè 1991/1992, vẹm (Mitylus chilensis) được bắt vào ngày 20 tháng 1993 chứa 127 200 mg STX eq/100 g (Compagnon và các cộng sự, 1998). Vào mùa xuân 1993, cá thu Scomber japonicus bị chết hàng loạt ở khu vực cấm của dải đá ngầm Buenos Aires đã được biết đến như Rincón, nguyên nhân là do các độc tố PSP (Montoya và các cộng sự, 1998). Từ tháng mười một 1995 đến tháng năm 1996, các tế bào A. tamarensis và vẹm được lấy từ tám vị trí lấy mẫu dọc theo bán đảo Valdés có chứa lần lượt lượng tối đa 490 fmol các độc tố PSP /tế bào và 631 mg STX eq/100 g (Andrinolo và các cộng sự, 1999b).

Brazin

Một vài vụ liên quan đến A. tamarensis đã được báo cáo ở vùng nước của Brazin. Ngoài ra, các loài sinh PSP khác đã được nhận diện có tên là A. catenellaG. catenatum. Kể từ năm 1992, hàng năm các đợt nở hoa của A. catenella ở vịnh Tierra del Fuego và độc tính nhuyễn thể đã được ghi nhận. Vào năm 1998, G.

catenatum đã được quan sát thấy ở bờ biển của bang Santa Catarina (Ferrari, 2001).

Chile

Từ năm 1886 đã có các báo cáo về ngộ độc PSP do ăn vẹm của người dân bản địa ở vùng lân cận của Ushuaia. A. catenella chủ yếu được tìm thấy ở ba vùng phía nam của Chile. Từ tháng mười 1972 đến tháng một 1997, ở hai trong số ba vùng đã báo cáo là có 329 trường hợp ngộ độc PSP. Hai mươi sáu người đã chết do PSP trong những năm này. Các loài hai mảnh vỏ liên quan đến vấn đề này là Aulacomya aterMytilus chilensis. Hàm lượng độc tố PSP biến đổi từ 1555 đến 96000 MU/100g (Lagos, 1998). Compagnon và các cộng sự (1998) đã báo cáo một vụ nở hoa của A. catenella vào đầu thu của năm 1996 ở phần phía nam của Chile làm lượng PSP trong loài hai mảnh vỏ A. ater lên đến 113 259 mg STX eq/100 g toàn bộ nhuyễn thể sau 25 ngày kể từ đỉnh điểm của đợt nở hoa (3,1 x 104 tế bào /L). Mặc dù đã giảm bớt xuống nhưng hàm lượng cao vẫn còn duy trì trong sáu tháng sau đỉnh điểm của đợt nở hoa. Lượng độc tố PSP cao đã xác định được trong hai loài động vật chân bụng ăn thịt Concholepas concholepas (trong ống tiêu hóa và trong cơ chân bụng lần lượt là 9 164 và 737 mg STX eq/100 g) và Argobuccinum ranelliformes (trong ống tiêu hóa và trong cơ chân bụng lần lượt là 14 057 và 31 mg STX eq/100 g). Hàm lượng cao nhất trong các loài chân bụng ăn thịt đạt được sau năm tháng kể từ khi có đợt nở hoa của tảo.

Cho đến năm 2001, các độc tố PSP và DSP đã có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và kinh tế của Chile. Vì vậy tất cả những nơi nuôi cá từ 44SL phía nam đã bị đóng cửa và các chương trình giám sát trên toàn quốc đã được duy trì (Suárez-Isla, 2001). Vào tháng ba 2002, một trường hợp tử vong và ít nhất tám trường hợp bị ngộ độc đã được báo cáo sau khi ăn nhuyễn thể từ các vùng phía nam Chile. Việc đánh bắt và buôn bán nhuyễn thể xung quanh toàn bộ

71

đảo của Chile đã bị cấm và việc ngăn cấm bao gồm cả ở vùng dân cư Ancud, 100 km về phía Bắc của Chloé (Carvajal, 2002).

Guatemala

Vào năm 1987, một vụ ngộ độc PSP làm 187 người bị ngộ độc và 26 người tử vong sau khi ăn súp nghêu đã được báo cáo. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao (năm mươi phần trăm)) được so sánh với bảy phần trăm ở người lớn (Rodrigue và các cộng sự, 1990).

Mexico

Vào năm 1979, 20 trường hợp ngộ độc PSP có liên quan đến việc ăn vẹm địa phương và có ba người tử vong đã được báo cáo (IPCS, 1984). Một nghiên cứu trong hai năm ở phá Tamiahua từ 1984 đến 1986 đã cho thấy những đợt nở hoa tạm thời của tảo Pyrodinium bahamense ở cửa sông, và của Crassostrea virginica ở những vùng có những cồn đất. Các đợt nở hoa này đã bị thay đổi một cách thủy động lực học trong suốt mùa gió từ tháng mười một đến tháng ba. Mật độ cao của tảo P. bahamense sau đó được tìm thấy ở các khu vực có cây đước nơi có dòng nước chảy chậm. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các phá ven biển khác từ vịnh Mexico và các phá ven biển của khu bảo tồn sinh quyển Sian Ka’an thuộc vùng biển Mexico (Gómez-Aguirre và Licea, 1998).

Vào tháng mười một năm 1989, một sự cố gây độc vùng bờ biển (từ Chiapas đến Oaxaca) do P. bahamanse, hàu và vẹm bị ô nhiễm đã gây ra 99 trường hợp ngộ độc và ba người tử vong do ăn uống (Orellana-Cepeda và các cộng sự, 1998). Trong suốt tháng năm 1992, một lượng độc tính PSP cực kỳ cao là 23 000 MU/100 g đã được tìm thấy ở loài vỏ quạt (Pinna rugosa) ở Bahía Concepción (bán đảo Baja California). Không có trường hợp ngộ độc ở người nào được báo cáo (Ochoa và các cộng sự, 1997).

Trong suốt tháng ba năm 1993 và tháng tư năm 1994, mật độ của tảo giáp A. catenella đã đạt đến 14.000 tế bào/ lít ở Bahía Concepción (Vịnh của California). Tiếp theo là lượng PSP cao (lên đến 2.400 MU/100g) đã được tìm thấy trong toàn bộ nhuyễn thể, chủ yếu là Argopecten circularis. Vùng này đã bị đóng cửa không cho khai thác nhuyễn thể. Không có người nào bị ngộ độc được báo cáo (Lechuga-Devéze và Morquecho-Escamilla, 1998).

Từ 1995 đến 1996, một vụ bùng phát của P. bahamense ngoài khơi của Michoacán và Guerrero đã gây nên tử vong cho sáu người và rất nhiều người bị bệnh. Vào mùa đông năm 1995 ở đông nam Mexico, lượng PSP cao đã được phát hiện trong hàu (608-6 337 àg STX eq/100 g thịt Ostrea iridiscens) và nghờu (520 àg STX eq/100 g thịt Donax sp.) bằng phộp thử sinh học trờn chuột. Vào thỏng mười một năm 1996, một đợt nở hoa khác thường của P. Bahamense đã xảy ra ở một khu vực nhỏ của bờ biển Thái Bình Dương của Mexico (Orellana-Cepeda và các cộng sự 1998).

72

PSP đã gây ra 72 phần trăm các sự cố ngộ độc trong suốt thập kỷ cuối cùng của thế kỷ hai mươi. Ba trong số các sự cố này đã chiếm 87 phần trăm các trường hợp ngộ độc (460 người bị ngộ độc với 32 trường hợp tử vong, bao gồm cả sự cố ở Guatemala năm 1987). Trong suốt các sự cố PSP ở Mexico, một số lượng lớn các động vật biển như là cá, rùa đã bị chết. Đầu tiên, chỉ có STX được sản sinh bởi G.

catenatum là được báo cáo như là độc tố có liên quan. Kể từ sự cố năm 1987 ở bờ biển Guatemala, G. bahamense đã chi phối lớn đến hiện tượng thủy triều đỏ dọc bờ biển đông nam Thái Bình Dương với dcSTX và STX là các thành phần chính và một số lượng nhỏ GNTXs. Các thành phần độc tố khác cũng được tìm thấy ở bán đảo Baja California đã giả thiết rằng A. catenella là loài gây nên hoặc là loài A. tamiyavanichi mới tìm được gần đây (Sierra-Beltrán và các cộng sự., 1998).

Trinidad

Năm 1994, lần đầu tiên PSP đã được báo cáo ở vùng nước thuộc Trinidad.

Cả hai phép thử sinh học trên chuột và phép thử gắn kết cảm nhận đã chứng tỏ sự có mặt của các độc tố PSP trong dịch chiết của thịt vẹm Perna viridis. Số lượng tương đương 28 mg STX /100g thịt được coi là thấp hơn một cách đáng kể so với 80 mg/100 g thịt, một lượng được coi là không còn phù hợp cho tiêu dùng, Không có vụ ngộ độc ở người nào được báo cáo (Ammons và các cộng sự, 2001).

Uruguay

Vào năm 1980, đồng thời với sự cố PSP ở Brazil, 60 người đã bị tác động bởi triệu chứng độc thần kinh ở Uruguay. Mặc dù các độc tố PSP đã đạt đến lượng cao nhưng các loài tảo vẫn chưa bao giờ được xác định.Trong suốt mùa hè 1991, sự cố PSP có liên quan đến G. catenatum. Trong lớp trầm tích của bờ biển mật độ cao của các loài tảo này đã được thông báo (Ferrari, 2001).

Venezuela

Vào năm 1979 và 1981, lần lượt có 171 và 9 người được thông báo là bị tác động bởi PSP sau khi ăn vẹm của địa phương (Perma perma) có chứa từ 790 đến 33 000 g STX eq/kg. Tổng cộng 11 người đã tử vong (IPCS, 1984).

2.7.6. Châu Á Trung Quốc

Từ năm 1967 đến 1979, các trường hợp ngộ độc PSP đầu tiên ở Trung Quốc đã xảy ra ở tỉnh Chiết Giang, nơi mà 40 vụ ngộ độc riêng biệt đã xảy ra làm 23 người chết và 423 trường hợp ngộ độc không làm tử vong. Nguyên nhân gây ra là do ăn ốc biển Nassarius succinstus (Zhou và các cộng sự, 1999). Vào tháng mười một năm 1989, PSP đã được thông báo ở Dongshan (ở phía nam của tỉnh Phúc Kiến) làm một người chết và 136 người phải vào bệnh viện. Nguyên nhân là do ăn nghêu Ruditapes phillipenensis (Zhou và các cộng sự, 1999). Vào tháng mười một năm 1989, bốn ngư dân đã có triệu chứng ngộ độc PSP sau khi ăn ốc N.

73

succinstus (được bắt từ Fuding ở phía bắc của tỉnh Phúc Kiến) và một người đã tử vong. Các trường hợp bị bệnh đã xảy ra ở Huizhou nhưng nhuyễn thể có thể đã được bắt tại vịnh Daya. Vào tháng ba năm 1991, đã có hai trường hợp tử vong và bốn trường hợp bị bệnh sau khi ăn vẹm Perna viridis được bắt từ vịnh Daya (Zhou và các cộng sự, 1999)

Một cuộc khảo sát được thực hiện ở tỉnh Quảng Đông từ 1990 đến 1992 đã tìm thấy các độc tố PSP trong 33 sinh vật biển ăn được ở hàm lượng lên đến 1 000 mg STX eq/100 g thịt. Vào tháng sáu năm 1994, năm trường hợp bị bệnh và một trường hợp tử vong đã được thông báo ở tỉnh Chiết Giang sau khi ăn ốc N.

succinstus.

Từ việc giám sát nhuyễn thể tối thiểu dọc theo bờ biển của Trung Quốc, dường như các sự kiện trên đánh giá không đúng mức độ thực của vấn đề ngộ độc PSP. Từ đầu những năm 1970, từ một vài đợt nở hoa riêng lẻ của tảo được ghi nhận, vấn đề đã tiến triển đến mức độ có tới 40 đến 50 đợt thủy triều đỏ được báo cáo hàng năm. Chỉ có vài đợt trong số đó là độc nhưng xu hướng là đáng ngại và dường như có liên quan đến việc gia tăng sự ô nhiễm ở vùng nước biển ven bờ của trung Quốc trong cùng khoảng thời gian. Sự gia tăng nhanh chóng của việc nuôi nhuyễn thể và sự hiện diện đã được ghi nhận lại của tảo sinh PSP ở vùng nước biển ven bờ của Trung Quốc đã cho thấy rằng độc tính nhuyễn thể sẽ tiếp tục trở thành vấn đề lớn trong nhiều năm (Anderson và các cộng sự, 1996).

Mẫu bùn lắng được lấy ở 49 điểm tại 14 vị trí dọc theo bờ biển phía nam và đông của Trung Quốc đã được kiểm tra sự có mặt của các bào nang ở trạng thái nghỉ của tảo giáp đang sống. Các bào nang của G. catenatum chỉ được tìm thấy ở vịnh Dapeng nhưng các bào nang của A. tamarensis đã được tìm thấy ở tám vị trí tương đối tiếp giáp nhau từ cửa sông Ngọc trai qua các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến đến vịnh Taizhou thuộc tỉnh Chiết Giang. Sự phân bố nhìn chung là phù hợp với các vùng đã được ghi nhận là đã từng xảy ra các vụ ngộ độc PSP(Qi và các cộng sự, 1996). Trong các năm 1996 và 1997, chỉ có bốn mẫu từ ba địa điểm lấy mẫu trong số 91 mẫu là cú chứa cỏc độc tố PSP. Hàm lượng cao nhất là 79 àg STX eq/100 g và vẫn cũn dưới mức qui định 80 àg/100 g (Zhou và cỏc cộng sự, 1999).

Đông Timor

Một người đàn ông đã chết sau vài giờ ăn loại cua Zosimus aeneus ở Đông Timor. Hàm lượng độc tố tổng số của phần cua cũn lại chưa ăn là 163 àg STX eq/100 g thịt (GNTX2, GNTX3 và STX). Liều lượng mà nạn nhân này đã tiêu thụ nằm trong khoảng 1 và 2 àg STX eq/kg thể trọng. Bữa ăn của nạn nhõn bao gồm không chỉ có cua độc mà có khả năng còn có các phần khác của thực phẩm có tác động theo hướng tăng cường hoạt độ các độc tố PSP đã được tiêu thụ (Llewellyn và các cộng sự, 2002).

74

Trung Quốc, đặc khu hành chính Hồng Kong

Vào năm 1992, có ba vụ ngộ độc PSP xảy ra ở đặc khu hành chính Hồng Kong nhưng chi tiết về số lượng các bệnh nhân bị ảnh hưởng và biểu hiện lâm sàng thì không có. Có thể là do hầu hết các vụ đều đã không được báo cáo (Chan, 1985). Vào tháng chín năm 1996, một mẫu Chlamys nobilis có chứa 320 mg STX eq/100 g mô mềm. Trong vòng 40 ngày từ sau vụ thủy triều đỏ vào tháng tư và tháng năm 1998, lượng của các độc tố PSP lên đến 79 mg STX eq/100 g đã xác định được trên Perna viridis, tuy nhiên không có trường hợp ngộ độc nào ở người được báo cáo (Zhou và các cộng sự , 1999)

Ấn độ

Vào năm 1998 có 98 trường hợp ngộ độc PSP sau khi ăn vẹm địa phương.

Có một trường hợp tử vong xảy ra (IPCS, 1984).

Nhật Bản

Vào năm 1992, đợt nhiễm PSP trong nhuyễn thể đầu tiên đã xảy ra ở vịnh Hiroshima (Hamasaki và các cộng sự, 1998). Các nhuyễn thể quan trọng trong nền công nghiệp như điệp và hàu thường bị nhiễm PSP chủ yếu là do tảo giáp như A.

catenella, A. tamarenseG. catenatum (Noguchi, 2003).

Từ tháng bảy năm 1995 đến tháng mười năm 1996, 6 trong số 30 loài nhuyễn thể được lấy tại dảo Fukue, quận Nagasaki (Pecten albicans (điệp), Chlamys farreri (điệp), Septifer virgatus (vẹm), Pinna bicolor, Arca boucardiPseudochama retrove) đã được tìm thấy là có chứa các độc tố PSP. Hai loài điệp (P. albicansC. farreri) chứa lượng độc tố PSP vượt trên giới hạn tới hạn 400 MU/100 g. Chỉ có tuyến tiêu hóa là độc. Một lượng độc tố cao (13 380 MU/g) đã được tìm thấy trên P. albicans. Thêm vào đó, P. bicolor chứa một lượng độc tố vượt trên giới hạn qui định, cụ thể là 490 MU/100 g. Giá trị thấp nhất (dưới giới hạn qui định) đã được tìm thấy ở P. retrove (320 MU/100 g), A. boucardi (230 MU/100 g) và S. virgatus (200 MU/100 g). Vào năm 1995, các thành phần độc tố trong P. albicans có GNTXs là chủ đạo. Tuy nhiên, vào năm 1996, các thành phần độc tính thấp như các độc tố nhóm C lại chiếm chủ đạo trong trường hợp các thành phần đặc tính của độc tố do C. farreri sinh ra. Gium rêu có chứa lượng độc tố PSP thấp với các thành phần chính là dcGNTX2 và GNTX2, bên cạnh đó là dcGNTX3 và GNTX3, các thành phần này rõ ràng là khác hẳn với các thành phần độc tố do C. farreri sinh ra (Takatani và các cộng sự, 1997).

Vào tháng ba năm 1997, 20 người đã bị ngộ độc sau khi ăn hàu được bắt từ đảo Fukue (Takatani và các cộng sự, 1997). Vào năm 1999 và 2001, một đợt nở hoa của tảo A. tamiyavanichii đã xảy ra ở biển Seto Inland và đã làm ảnh hưởng đến một vài trại nuôi hàu. Vào ngày 28 tháng mười một năm 2001, lượng độc tố PSP trong hàu nuôi và hàu tự nhiên lần lượt là 17,0 và 3,3 MU/g các phần ăn được (Nishio, 2003).

75

Malaysia

Vào năm 1977, 201 trường hợp ngộ độc PSP đã được ghi nhận sau khi ăn nghêu địa phương. Bốn trường hợp tử vong đã xảy ra (IPCS, 1984). Cho đến năm 1990, các vấn đề liên quan đến ngộ độc PSP tương đối đơn giản và chỉ giới hạn trong phạm vi bờ biển phía tây của Sabah ở Borneo. Loài tảo sinh độc tố là tảo giáp P. bahamense.Vào đầu năm 1991, PSP xảy ra đầu tiên ở bán đảo Malaysia khi ba người bị bệnh sau khi ăn vẹm nuôi từ Sebatu ở eo biển của Malacca. Cuối cùng A. tamiyanavichi đã được khẳng định là loài sinh độc tố. Vào đầu 2000, các độc tố PSP và độc tính của nhuyễn thể đã được báo cáo lần đầu tiên ở bờ biển phía đông của Sabah, tuy nhiên loại tảo sinh độc tố vẫn còn chưa xác định được.

Vào tháng chín 2001, sáu người đã bị bệnh sau khi ăn nghêu được bắt ở phá ven biển ở Kelatan ở bờ biển phía đông của bán đảo Malaysia. Cuối cùng, một nạn nhân đã chết. Lượng độc tố PSP cao đã phát hiện được ở nghêu bằng phép thử sinh học trên chuột và phép thử phép thử gắn kết cảm nhận. Đã tìm thấy mật độ A.

tropicale cao và các loài Alexandrium không nhận diện được (Usup và Ahmad, 2001).

Philippin

Cá nóc biển (Arothron mappa, A. manillensis, A. nigropunctatus, A.

hispidus, A. stellatus, A.reticularis) đã bắt được ở Philippin vào năm 1992 có chứa một lượng đáng kể các độc tố PSP (thành phần chủ yếu là STX) bên cạnh TTX (Sato và các cộng sự, 2000). Vào năm 1992, vẹm nuôi ở Philippin đã gây nên ngộ độc PSP ở nhiều người (Durborow, 1999). Từ năm 1983 đến 1998, 2000 trường hợp ngộ độc PSP đã xảy ra với tỷ lệ tử vong là 5,8 phần trăm (Van Dolah và các cộng sự, 2001).

Tỉnh Đài loan thuộc Trung Quốc

Vào tháng một 1986, hai người đã tử vong và 30 người có dấu hiệu bị bệnh sau khi ăn Soletellina diphos. Vào tháng hai năm 1991, tám trường hợp bị bệnh đã được ghi nhận sau khi ăn Soletellina diphos (Zhou và các cộng sự, 1999). Từ giữa tháng tám năm 1995 và tháng ba năm 1997, một cuộc khảo sát các độc tố PSP trong nhuyễn thể ở phần phía nam của đảo có liên quan đến cả PSP và TTX ở ba loại nhuyễn thể là Niotha clathrata, Natica lineata Natica vitellus (Liao và Hwang, 2000). Ở tỉnh Đài loan thuộc Trung Quốc, PSP có ở nghêu tía, cua xanthid và các loài chân bụng, và các tảo độc A. minutum xuất hiện từ tháng mười hai đến tháng ba (Hwang, 2003).

Thái lan

Vào năm 1983, 62 trường hợp ngộ độc PSP đã được báo cáo ở Thái Lan sau khi ăn nghêu địa phương (Mytilus spp.) và một trường hợp tử vong đã xảy ra (IPCS, 1984). Trường hợp ngộ độc cá nóc nước ngọt (Tetraodon fangi) đã được báo cáo vào năm 1990. Các loài cá nóc chứa PSP. Không tìm thấy Tetrodotoxin

Một phần của tài liệu Độc tố sinh học biển (Trang 69 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(381 trang)