CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm
Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhằm đạt đạt được các mục tiêu đề ra.
Quản lý về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, công tác phối hợp, điều kiện hỗ trợ, kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ tại các trường mầm non.
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
Nội dung quản lý mục tiêu hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non bao gồm: Rà soát để liên tục cập nhật các văn bản quản lý mục tiêu, phổ biến, triển khai các văn bản này đến với giáo viên và các đối tƣợng có liên quan một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác; Xác định nội dung công tác quản lý mục tiêu chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; Xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; Kiểm tra, bổ sung, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; Kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng, kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Mục tiêu của quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng cho trẻ không ngoài mục đích giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, kỹ năng, tình cảm và hình thành những yếu tố đầu tiên cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Quá trình quản lý này nhằm đảm bảo các trường mầm non thực hiện đúng theo mục tiêu của giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tức là các cơ sở giáo dục mầm non phải đáp ứng đƣợc hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng phải mang lại cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn, qua đó phát triển về thể chất, tình cảm và trí tuệ cho trẻ, đảm bảo đƣợc mục tiêu mỗi ngày
đến trường là một ngày vui.
1.4.2. Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo +. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình quản lý, đƣa mọi hoạt động giáo dục vào công tác kế hoạch có mục tiêu cụ thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu trong thời gian nhất định của hệ thống quản lý. Lập kế hoạch được xem như phương pháp chuẩn bị trước để thực hiện một công việc. Bản kế hoạch này cho thấy công việc phải làm gì và làm nhƣ thế nào, thời gian cụ thể và ai là người thực hiện, kết quả dự kiến đạt được là gì,…Phát triển nhà trường theo đúng mục tiêu là nhiệm vụ của người quản lý trong quá trình lập kế hoạch. Cán bộ quản lý có nhiệm vụ phải xác lập đƣợc mục tiêu chung phát triển của nhà trường trên cơ sở định hướng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách, thích ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới. Như vậy nhiệm vụ của người quản lý trước hết phải đảm bảo chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo.
Nâng cao chất lƣợng chăm sóc-giáo dục trẻ phải là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý.
Nhiệm vụ của người quản lý phải đảm bảo và duy trì số lượng trẻ đến trường.
Phải có kế hoạch thu nhận trẻ hằng năm dựa trên cơ sở khả năng thực tế của nhà trường và nhu cầu gửi trẻ của các phụ huynh. Mỗi quyết định của quản lý phải dựa trên kế hoạch và mục tiêu toàn diện của nhà trường, hay có thể nói kế hoạch là cơ sở cho mọi quyết định. Kế hoạch là công cụ theo suốt quá trình quản lý của quản lý từ khi phát triển nhiệm vụ đến khi tổng kết đánh giá thực hiện công tác.
Để thực hiện kế hoạch nhà trường, người quản lý phải thường xuyên trao đổi về mục tiêu, chương trình, kế hoạch, tiến trình của kế hoạch, xin ý kiến phê duyệt của cấp trên, tập thể sư phạm, các bậc phụ huynh. Người quản lý không đơn độc ra quyết định, vì một trong số các kỹ năng quản lý của người quản lý là kỹ năng thu thập thông tin và lắng nghe ý kiến của người khác.
+. Xây dựng chế độ dinh dưỡng, quản lý định lượng dinh dưỡng
Quản lý về xây dựng nhu cầu dinh dƣỡng cho trẻ mẫu giáo đảm bảo về:
Nhu cầu về chất đạm (protein), nhu cầu chất béo, nhu cầu về đường bột (glucid), nhu cầu về chất khoáng, nhu cầu về vitamin.
Quản lý thực hiện chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non.
Quản lý xây dựng và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ mầm non.
+. Quản lý thực đơn hàng tuần và tổ chức chăm sóc trước, trong, sau khi trẻ ăn Quản lý hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng trẻ:
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều + Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho đội ngũ cô nuôi, giáo viên
+ Lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn đảm bảo chất lƣợng tốt cho sự phát triển của trẻ
+ Quản lý thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo đủ năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng cần thiết, hợp lý, cân đối trên phần mềm dinh dƣỡng
+. Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Quản lý thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Ký cam kết mua thực phẩm an toàn với các nhà cung cấp có hợp đồng trách nhiệm rõ ràng và có xác nhận của địa phương, các khâu chế biến đúng quy trình, thường xuyên lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Dụng cụ chế biến, ăn uống, phân chia đƣợc vệ sinh hàng ngày, khử trùng sạch sẽ.
+. Quản lý tuân thủ các quy định về chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
+ Quản lý việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong mùa hè, mùa đông cho trẻ uống nước ấm.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên nuôi dƣỡng, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với y tế học đường thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời uốn nắn khắc phục thiếu sót.
+ Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ.
- Các điều kiện hỗ trợ: Bếp ăn phải đảm bảo theo quy trình một chiều, có đủ trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến, phân phối. Đồ dùng phục vụ chăm sóc dinh dƣỡng phải đầy đủ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế độ chính sách cho nhân viên nấu ăn phải đảm bảo chế độ lương và bảo hiểm
+. Quản lý công tác phối hợp các bộ phận trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để tƣ vấn hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ.
+ Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng bữa ăn đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho trẻ.
Những nội dung sau cần quan tâm quản lý:
Quản lý về xây dựng nhu cầu dinh dƣỡng cho trẻ mẫu giáo đảm bảo về:
Nhu cầu về chất đạm (protein), nhu cầu chất béo, nhu cầu về đường bột (glucid), nhu cầu về chất khoáng, nhu cầu về vitamin.
Quản lý thực hiện chăm sóc và chế độ ăn của trẻ mầm non.
Quản lý xây dựng và tổ chức bữa ăn học đường cho trẻ mầm non.
Thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho đội ngũ cô nuôi, giáo viên
Lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn đảm bảo chất lƣợng tốt cho sự phát triển của trẻ
Quản lý thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo đủ năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng cần thiết, hợp lý, cân đối trên phần mềm dinh dƣỡng
Quản lý thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Ký cam kết mua thực phẩm an toàn với các nhà cung cấp có hợp đồng trách nhiệm rõ ràng và có xác nhận của địa phương, các khâu chế biến đúng quy trình, thường xuyên lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Dụng cụ chế biến, ăn uống, phân chia đƣợc vệ sinh hàng ngày, khử trùng sạch sẽ.
Quản lý việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt là trong mùa hè, mùa đông cho trẻ uống nước ấm.
Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên nuôi dƣỡng, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với y tế học đường thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời uốn nắn khắc phục thiếu sót.
Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ.
Bếp ăn phải đảm bảo theo quy trình một chiều, có đủ trang thiết bị phục vụ sơ chế, chế biến, phân phối. Đồ dùng phục vụ chăm sóc dinh dƣỡng phải đầy đủ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để tƣ vấn hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng bữa ăn đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho trẻ.
1.4.3. Quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ mẫu giáo
Chỉ đạo giáo viên xậy dựng kế hoạch hoạt động một ngày tại lớp để thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Xây dựng cho trẻ thói quen trong sinh hoạt hằng ngày tức là đã thỏa mãn một phần nhu cầu sinh hoạt của trẻ, đó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
Quản lý các hình thức, phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non thông qua kế hoạch hoạt động một ngày. Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ vệ sinh cá nhân sau khi tham gia hoạt động chơi, trước và sau khi tổ chức hoạt động ăn, sau khi ngủ dậy, khi đi vệ sinh. Quản lý mua sắm đồ dùng phục vụ vệ sinh cho cô và trẻ để tạo điều kiện cho cô và trẻ thực hiện thường xuyên những quy định về vệ sinh.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện hoạt động chăm sóc vệ sinh cho trẻ, kiểm tra về thời gian, hình thức, phương pháp, nội dung thực hiện.
Chẳng hạn: Hoạt động vệ sinh trước khi ăn, tiến hành trong 30 phút. Cho các nhóm cất đồ chơi, lần lượt cho từng trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.
Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hình thức phù hợp chăm sóc vệ sinh hàng ngày cho trẻ theo lứa tuổi, tập cho trẻ thói quen kỹ năng tự chăm sóc vệ sinh.
1.4.4. Quản lý chăm sóc giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo
Lập kế hoạch tổ chức chăm sóc giấc ngủ của trẻ. Triển khai nề nếp công tác chuẩn bị trước khi trẻ ngủ, khi trẻ ngủ, sau khi trẻ ngủ dậy. Tất cả đều phải được tổ chức đảm bảo theo quy trình nội dung hoạt động và thời gian tiến hành. Chuẩn bị đầy đủ chỗ ngủ, đồ dùng phục vụ giờ ngủ cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên theo dõi trẻ ngủ và kịp thời xử lý các tình huống ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, giảm thiểu các yếu tố bất lợi.
Kiểm tra đánh giá kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc giấc ngủ của giáo viên, dự hoạt động tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ của giáo viên để đánh giá kết quả truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho trẻ, kiểm tra các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động.
1.4.5. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ
Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ cơ bản của quản lý bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường mầm non. Kế hoạch giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên chủ động trong công việc, phòng tránh xử lý đƣợc các vấn đề.
Triển khai quản lý về sức khỏe và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ, phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ. Quản lý chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ bằng nhiều phương pháp tích cực, phù hợp như: Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Quản lý chặt chẽ trong mọi hoạt động; Tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững quy chế bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ và cam kết thực hiện; Quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất, đảm bảo yêu cầu an toàn, bổ sung sửa chữa kịp thời khi hƣ hỏng; Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên ở từng lớp.
Thực hiện kiểm tra, giám sát là yêu cầu quan trọng trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn cho trẻ trong các trường mầm non.
Đối tƣợng giám sát việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là con người gồm ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh. Việc giám sát sẽ giúp đánh giá đƣợc giáo viên mầm non và các cá nhân liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ thực hiện công việc của họ trong việc bảo
vệ, phòng tránh tai nạn cho trẻ nhƣ thế nào. Từ đó có giải pháp cụ thể giúp họ làm việc tốt hơn. Quản lý chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn cho trẻ sẽ không đem lại kết quả nếu không coi trọng công tác giám sát. Giám sát giáo viên, bảo mẫu trong công việc kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo an toàn trong chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Thông qua giám sát các trường mầm non sẽ đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Hiệu trưởng cần kết hợp kiểm tra thông qua hồ sơ theo dõi cân đo, khám sức khỏe, hồ sơ y tế, theo dõi sức khỏe của trẻ.
1.4.6. Quản lý hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo
Việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mầm non đƣợc chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình, các nhà giáo dục và cộng đồng. Trường mầm non chia sẻ trách nhiệm với gia đình, cộng đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện tối ƣu cho việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, nhà trường cần tạo điều kiện để gia đình phối hợp thực hiện một số nội dung sau: Theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ, phòng chống suy đinh dƣỡng và béo phì cho trẻ, đóng góp tiền ăn và các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường, tạo môi trường an toàn về tình cảm đối với trẻ, tham gia lao động vệ sinh trường lớp trồng cây xanh tạo bóng mát xung quanh sân trường,…
Hiệu trưởng cần triển khai công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng, thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trong nhà trường.
Ngoài ra cần phối hợp với trung tâm y tế để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, phòng chống dịch bệnh.
1.4.7. Quản lý các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Huy động mọi nguồn lực đầu tƣ về cơ sở vật chất để thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng.
Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo, với các tổ chức, cá nhân góp phần tạo thêm nguồn lực để phát triển nhà trường.
Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ em.