CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
3.2.7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổ chức trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lƣợng công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ
a. Ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi nhƣ không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngƣợc trong quản lý, nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra, người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng
nhằm đạt mục tiêu.
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.
Nhƣ chúng ta đã biết, hiện nay trên các trang mạng, báo đài đã đƣa nhiều tin về một số cơ sở Giáo dục mầm non giáo viên có những hành động, hành vi phạm đạo đức nhà giáo trong thực hiện nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ nhƣ: la mắng, đánh đập, trói tay chân trẻ, không cho trẻ vào lớp ....khi tổ chức chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Vì vậy thường xuyên kiểm tra là việc làm không thể thiếu đối với các trường mầm non. Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhằm nắm bắt thông tin liên hệ ngƣợc một cách đầy đủ, khách quan;
nhận biết đƣợc thực trạng nuôi dƣỡng, chăm sóc cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển; đánh giá đúng kết quả của hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích nhân tố tích cực; giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn sai lệch cho giáo viên và cả người cán bộ quản lý.
b. Nội dung và tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng lựa chọn, bố trí người phù hợp làm công tác kiểm tra, ra quyết định thành lập tổ kiểm tra, sắp xếp thời gian điều kiện phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá, đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này. Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra đánh giá. Tập huấn thống nhất nội dung quy trình, cách kiểm tra, đánh giá.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong quản lý hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ.
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch của nhà trường, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm, tra đánh giá hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.
Chú trọng kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra ngay từ đầu năm học để đảm bảo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được thực hiện đúng nội dung và hướng dẫn của các cấp quản lý, phù hợp với điều kiện mỗi nhà trường. Quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn, thông qua tổ chuyên môn để kiểm tra, đánh giá hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của giáo viên, nhân viên.
Để đảm bảo tính pháp lí, công khai, dân chủ, khách quan, công bằng trong công tác kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng phải xây dựng chuẩn đánh giá và phải dựa vào chuẩn để đánh giá; thực hiện đánh giá theo quy trình; xác định kết quả, phân loại mức độ đạt đƣợc; cung cấp thông tin phản hồi có tính xây dựng để giúp giáo viên cải thiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ theo đúng yêu cầu; cung cấp cơ sở xác đáng cho việc xếp loại, khen thưởng, kỉ luật đối với GV.
Hoạt động kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là không đƣợc coi nhẹ hoặc kiểm tra đánh giá qua loa đại khái. Hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh đơn điệu, chiếu lệ, phải lấy chất lƣợng thật làm cái đích. Có thể kiểm tra lường trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo và cùng các lực lượng kiểm tra, đánh giá của nhà trường giới thiệu, biểu dương những điển hình trong công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, đồng thời khiển trách, nhắc nhở, xử lí vi phạm đúng người, đúng khuyết điểm và theo dõi sự duy trì thành tích của các điển hình tích cực, sự chuyển biến khắc phục nhƣợc điểm của các tập thể, cá nhân, đồng thời giải quyết thỏa đáng những thắc mắc, đề nghị của đối tƣợng kiểm tra.
Phải làm cho CB, GV, NV trong trường ý thức được rằng kiểm tra, đánh giá là việc làm bình thường để giúp tập thể, cá nhân thấy được những việc đã làm được và chƣa làm đƣợc, từ đó có giải pháp điều chỉnh khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ, đạt đƣợc mục tiêu; tránh tình trạng đối phó, gian dối khi có kiểm tra, đánh giá và chạy theo bệnh thành tích.
Hình thức để kiểm tra, đánh giá là sự lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức nhƣ: đọc báo cáo, nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ sổ sách GV, dự giờ hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, kiểm tra trực tiếp kết quả trẻ đạt đƣợc thông qua hoạt động chăm sóc của giáo viên; trực tiếp phỏng vấn đối tƣợng kiểm tra.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Hiệu trưởng trao đổi, giúp giáo viên, nhân viên hiểu được ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá đối với việc nâng cao trình độ của GV; tạo niềm tin và tâm lý thoải mái cho GV về công tác kiểm tra, đánh giá.
- Bước 2: Hiệu trưởng tham khảo tài liệu bồi dưỡng CBQL để nắm vững các nguyên tắc kiểm tra nhƣ phải đảm bảo tính pháp chế, tính kế hoạch, tính khách quan, tính hiệu quả và tính giáo dục.
- Bước 3: Xác định rõ những nội dung kiểm tra đánh giá cần phải đổi mới so với biện pháp đang áp dụng.
Hiệu trưởng cần phải đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với chương trình đổi mới GDMN hiện nay như kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch của cá nhân và kế hoạch của tổ chuyên môn về việc tổ chức hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ; kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ MG qua dự giờ thường xuyên và đột xuất; kiểm tra đánh giá sau khi GV thực hiện xong từng chủ đề hay từng hoạt động cụ thể.
- Bước 4: Hiệu trưởng tiến hành đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm cho GV sau khi được kiểm tra. Khi góp ý, Hiệu trưởng cần tạo cho GV tâm lí thoải mái, giúp họ sẵn sàng tiếp nhận những góp ý và xem đây là việc làm bổ ích cho họ.
- Bước 5: Hiệu trưởng rút kinh nghiệm trong đánh giá hoạt động chuyên môn cuối tháng hoặc sau mỗi chủ đề. Phát hiện những kinh nghiệm sáng tạo của GV; nhắc nhở, bồi dƣỡng những mặt còn thiếu sót giúp GV tổ chức hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ tốt hơn.