Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV và phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam

3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV và phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo

a. Ý nghĩa của biện pháp

Trong các biện pháp QL, việc nâng cao nhận thức cho chủ thể QL, đối tƣợng QL là rất quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp CBQL, GV, NV định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng;

tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể QL và đối tượng QL.

Để hoạt động CSND trẻ mẫu giáo triển khai đƣợc thuận lợi và hiệu quả rất cần có sự đồng thuận của CBQL, GV, NV, PH. Nhận thức của CBQL, GV, NV, PH về tầm quan trọng của công tác CSND trẻ mẫu giáo cũng nhƣ QL hoạt động CSND trẻ mẫu giáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công tác này có hiệu quả và thành công. Các chủ trương, biện pháp đổi mới quản lý công tác CSND trẻ chỉ có thể triển khai toàn diện trên cơ sở nhận thức chung đúng đắn của các lực lƣợng liên quan.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Để thực hiện các mục tiêu, yêu cầu CSND trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả, trước hết cần nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV trong nhà trường. HT nhà trường tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các quyết định và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GDĐT, Sở GDĐT, chính quyền địa phương liên quan đến công tác CSND trẻ ngay từ đầu năm học. Thông qua đó, các cá nhân, tổ chức trong nhà trường xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, cụ thể hóa thành những nhiệm vụ thực hiện hoạt động CSND trẻ mẫu giáo.

Nội dung công tác nâng cao nhận thức tập trung vào mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và mục tiêu của CSND trẻ mẫu giáo trong trường MN; Vai trò, trách nhiệm của cá nhân và đơn vị đối với việc tổ chức các hoạt động CSND trẻ mẫu giáo trong nhà trường. Tăng cường nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về vai trò của nhà trường trong CSND trẻ mẫu giáo. Trong nhiều mối quan hệ có ảnh hưởng, tác động lớn đến CSND trẻ, nhiều lực lƣợng trong xã hội có vai trò quan trọng nhƣ gia đình, địa phương, cộng đồng xã hội,...Nhưng nhà trường vẫn đóng vai trò chủ đạo, là cầu nối quan trọng trong công tác CSND trẻ. Vai trò chủ đạo thể hiện ở tính hệ thống, có định hướng, có kế hoạch, chủ động trong công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

HT nhà trường cần nâng cao nhận thức cho CB, GV, PH và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của CSND trẻ mẫu giáo trong trường MN. Công tác nâng cao nhận thức cần được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch cụ thể, thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, triển khai thông qua các cuộc họp, đưa vào kế hoạch GD nhà trường thông qua hội nghị đầu năm, các hoạt động CSND trẻ diễn ra trong nhà trường...HT, PHT phải là người tiên phong trong công tác này và chỉ đạo, phối hợp các lực lƣợng thông qua kế hoạch và hành động.

HT thành lập, phân công ban chỉ đạo công tác CSND trẻ trong nhà trường, chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định cần đạt đƣợc làm tiêu chí phấn đấu, đẩy mạnh công tác CSND trẻ mẫu giáo ở nhà trường, đồng thời cũng đƣa ra các tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong năm học đối với các cá nhân, bộ phận liên quan tham gia công tác CSND trẻ trong nhà trường (CBQL phụ trách CSND, GVCN, NVCD...)

HT, CBQL cần nghiên cứu nắm vững các văn bản chỉ đạo về công tác CSND trẻ mẫu giáotrong giai đoạn hiện nay để chỉ đạo tổ chức hoạt động này đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển của GDMN. Nắm vững hệ thống các mục tiêu QL của nhà trường, trong đó có mục tiêu QL hoạt động CSND trẻ mẫu giáotrong giai đoạn mới, thấy đƣợc vị trí, vai trò của đội ngũ GV, NV với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc học MN với việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

HT nhà trường cần thường xuyên khuyến khích, động viên phong trào viết sáng kiến về công tác CSND trẻ, cần tổ chức nghiệm thu sáng kiến một cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan và những sáng kiến kinh nghiệm cần đƣợc áp dụng, phổ biến cho GV toàn trường; khuyến khích GV tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu trên internet về hoạt động CSND trẻ, qua đó giúp nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động CSND trẻ mẫu giáo.

HT cần thay đổi nhận thức về QL hoạt động CSND trẻ mẫu giáo, HT không chỉ thực hiện QL hành chính mà cần lãnh đạo chuyên môn. Nhiệm vụ của người HT nhà trường là vừa đổi mới tư duy của chính mình, vừa tạo điều kiện cho tập thể GV cũng đổi mới tƣ duy về hoạt động CSND trẻ.

Bên cạnh đó, HT cần thường xuyên đôn đốc, động viên kịp thời, tạo môi trường sƣ phạm thuận lợi nhất (vật chất và tinh thần) để đội ngũ GV ở từng vị trí khác nhau, có thể tận dụng thời gian, điều kiện, hiểu biết qua đó phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của mình trong công tác CSND trẻ mẫu giáo.

GV, NV là lực lƣợng nòng cốt, trực tiếp tham gia công tác CSND trẻ mẫu giáo,

PH là lực lƣợng hỗ trợ đắc lực giúp GV hoàn thành nhiệm vụ CSND trẻ mẫu giáo của mình. Chính vì vậy, HT cần chú trọng quan tâm việc nâng cao nhận thức của lực lƣợng này nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác CSND trẻ mẫu giáo. HT cần tiến hành thăm dò, khảo sát để đánh giá nhận thức của GV, NV, PH về mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện hoạt động CSND trẻ mẫu giáo.

Trên cơ sở đó, tổ chức nâng cao nhận thức bằng nhiều hình thức nhƣ: Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, sinh hoạt hội đồng để GV, NV trao đổi, thảo luận, nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động CSND trẻ mẫu giáo. Qua đó giúp cho GV, NV nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình trong việc CSND trẻ mẫu giáo tại các trường MN.

Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, phương pháp CSND trẻ mẫu giáo và mời chuyên gia đến trường bồi dưỡng, trao đổi với GV, NV về kinh nghiệm thực hiện CSND trẻ mẫu giáo. Tạo điều kiện cho 100% các lực lƣợng GD đƣợc tập huấn về công tác này.

Nâng cao nhận thức về công tác CSND trẻ mẫu giáo cho PH là cần thiết. Qua phân tích kết quả khảo sát, nhận thấy rằng một bộ phận PH nhận thức chƣa đầy đủ về trách nhiệm CSND đối với chính con em họ, thiếu quan tâm. PH chính là lực lƣợng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động CSND cho trẻ. Chính vì thế, cần tuyên truyền cho họ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng nhƣ trang bị thêm những hiểu biết, kiến thức về CSND trẻ mẫu giáo.

Tập huấn cho PH một số chương trình CSND trẻ mẫu giáo cần thiết, mời PH cùng tham gia chuyên đề, hội thi về CSND trẻ mẫu giáo do nhà trường tổ chức, để PH hiểu và có thái độ đúng đắn trong việc phối hợp với các tổ chức trong nhà trường cùng tham gia hoạt động CSND trẻ mẫu giáo.

Thiết lập trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình trẻ thông qua cuộc họp PH và các kênh thông tin khác của nhà trường. Phải xây dựng được mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thông qua trang thông tin CSND trẻ mẫu giáo trên website của nhà trường, các góc tuyên truyền để truyền tải các bài viết hay có liên quan đến việc CSND trẻ mẫu giáo đến đội ngũ GV và PH, đồng thời trang bị những tạp chí, sách báo liên quan đến công tác CSND trẻ mẫu giáo.

Để nâng cao nhận thức của PH về hoạt động CSND trẻ mẫu giáo trong nhà trường, HT tập trung vào một số vấn đề sau:

Trước hết, cần phải xác định hoạt động CSND trẻ mẫu giáo trong nhà trường là cần thiết và quan trọng vì vậy cần xây dựng kế hoạch và phổ biến nội dung này trong các cuộc họp giữa nhà trường, GV chủ nhiệm với PH vào đầu năm học, vào

các cuộc họp trong từng học kỳ. Thông qua các cuộc họp này, ngoài việc cung cấp thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung CSND trẻ, nhà trường sẽ được lắng nghe và nhận đƣợc những phản hồi tích cực từ đó có đƣợc những điều chỉnh kịp thời trong công tác CSND trẻ.

Tăng cường tổ chức các các chuyên đề có mời PH trực tiếp tham gia để mang lại nhiều thông tin cho PH. Sự phối hợp của PH với nhà trường là rất quan trọng. Ý thức sẵn sàng hợp tác của PH với các hoạt động của nhà trường góp phần tăng hiệu quả công tác CSND. Sự hợp tác chặt chẽ tạo môi trường đồng nhất trong phương thức GD. Mức độ nhận thức PH về CSND rất quan trọng, vai trò của PH ảnh hưởng và gần như quyết định đến việc CSND trẻ trong nhà trường.

Quán triệt đội ngũ GV chủ động, tích cực trong công tác phối hợp với PH thông qua nhiều kênh liên lạc (điện thoại, gặp trực tiếp, tin nhắn nhà trường,..), ngoài việc trao đổi các thông tin liên quan đến vấn đề ăn, ngủ, vệ sinh...cần tăng cường nội dung liên quan đến CSND,...để từ đó GVCN, PH có những biện pháp để CSND trẻ tốt hơn.

Nhà trường bố trí và đầu tư góc tuyền thông, trang bị máy tính có kết nối internet, truyền tải các công văn chỉ đạo về CSND, tài liệu về CSND, thông tin cần thiết về CSND trẻ để PH đƣợc cung cấp, cập nhật thông tin cần thiết.

Bên cạnh lực lượng CSND trẻ mẫu giáo trong nhà trường thì lực lượng ngoài nhà trường có tác động không nhỏ đến hiệu quả của công tác CSND ở các trường MN hiện nay. Các lực xã hội ở đây rất rộng lớn, bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội....Tùy theo đặc trƣng ngành nghề và chức năng nhiệm vụ, các lực lượng này đều có ảnh hưởng quan trọng và cần thiết tới công tác CSND trẻ. Trong mối quan hệ này, nhà trường đóng vai trò chủ động phối hợp để khai thác tối đa sự hỗ trợ của các lực lượng cho các hoạt động GD của nhà trường, trong đó có CSND trẻ mẫu giáo.

Để đánh giá nhận thức về hoạt động CSND trẻ mẫu giáo, việc xây dựng các tiêu chí định lƣợng có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, thông qua các hoạt động cụ thể có thể đánh giá một cách tương đối chính xác mức độ nhận thức về CSND trẻ mẫu giáo của các lực lượng, trong và ngoài trường:

Đối với CBQL, GV: Đánh giá qua mức độ đầu tƣ cho xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá so với các công việc khác thì có thể xác định đƣợc mức độ mà người đó quan tâm đến CSND trẻ. Mức độ đầu tư thể hiện trong kế hoạch ở tính cần thiết, kịp thời, khả thi, chặt chẽ, hợp lý, khoa học,…Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi nội dung hoạt động được thực hiện định kỳ, thường xuyên,…

Đối với NV: Thông qua tinh thần, thái độ tham gia và kết quả lĩnh hội kiến thức của NV về các hoạt động CSND. Ngoài ra, sự đam mê, tìm tòi, sáng tạo trong quá

trình chế biến món ăn, tham gia hoạt động CSND trẻ cũng thể hiện đƣợc mức độ nhận thức của NV về tầm quan trọng của công tác CSND trẻ trong nhà trường.

CSND trẻ mẫu giáo trong trường MN muốn đạt hiệu quả rất cần thiết phải tuyên truyền sâu rộng đến nhiều đối tượng trong và ngoài nhà trường. Đây là một khâu quan trọng trong chuỗi công việc CSND trẻ. Để thực hiện và làm tốt các nội dung trên, vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất vẫn là nhận thức về tầm quan trọng của công tác CSND trẻ mẫu giáo của chính bản thân HT nhà trường. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của từng nhóm đối tượng và nội dung QL, HT nhà trường phải tích cực, chủ động, cụ thể hóa các chủ trương thành kế hoạch cụ thể, sát với thực tế, phù hợp với điều kiện nhà trường, đảm bảo các lực lượng tham gia CSND trẻ mẫu giáo thực hiện đồng bộ để từ đó hoàn thành đƣợc các mục tiêu đề ra về CSND trẻ mẫu giáo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)