Đánh giá chung về thƣc trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

2.5. Đánh giá chung về thƣc trạng

Các trường mầm non công lập thị xã Điện Bàn đã có nhiều nổ lực triển khai tốt công tác nuôi dƣỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tổ chức cho trẻ bán trú tại trường như: tiến hành thẩm định các đơn vị cung cấp thực phẩm về điều kiện và chất lƣợng cung cấp để chỉ đạo việc lựa chọn, ký kết hợp đồng sử dụng thực phẩm sạch, an toàn một cách nghiêm túc, đảm bảo vệ sinh môi trường, bếp ăn an toàn..., thực hiện nghiêm túc hệ thống sổ sách nuôi dƣỡng, quy trình dây chuyền bếp ăn 1 chiều theo quy định. Chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả việc nâng cao chất lƣợng bữa ăn, xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị trẻ, tăng cường tự chế biến món ăn cho trẻ, Sử dụng các món ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao.

Trước những biến động về giá cả thị trường, nhà trường đã chủ động tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ tăng mức đóng góp tiền ăn là 15.000đ/ngày để đảm bảo đủ cơ cấu bữa ăn, tỷ lệ các chất và cân đối năng lƣợng cho trẻ theo độ tuổi.

Nhiều trường đã tổ chức tốt các buổi kiến tập, học tập, tổ chức Hội thi thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ, chỉ đạo tổ chức hội thi xây dựng thực đơn, chế biến

món ăn cho trẻ mầm non, nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp thị xã với hình thức tổ chức chấm thi tại trường được tổ chức hàng năm là cơ hội để nhân viên cấp dƣỡng đƣợc bồi dƣỡng trực tiếp và kết quả cũng thực chất hơn, không mang tính trình diễn. Nhiều nhân viên cấp dƣỡng đã thể hiện đƣợc khả năng, tài khéo léo trong việc lựa chọn và phối hợp các loại thực phẩm, sáng tạo trong kỹ thuật chế biến, phối hợp dây chuyền chế biến... tạo đƣợc nhiều món ăn ngon, lạ mắt giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn.

Đã tăng cường công tác vệ sinh môi trường, thông thoáng khô ráo, Phòng chống nóng trong mùa hè, phòng học thoáng mát sạch sẽ, Nhân viên y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe và phối hợp với GV chăm sóc trẻ tốt.

2.5.2. Hạn chế

Đội ngũ nhân viên nuôi dƣỡng tuy rất nhiệt tình với các cháu nhƣng do đời sống khó khăn, thời gian làm việc 9 – 10 tiếng, áp lực công việc nặng nề, làm việc với cường độ lao động cao, đòi hỏi đúng qui trình kĩ thuật và VSATTP; một số cô giáo MN lớn tuổi chuyển làm cô nuôi, nấu bếp chuyên môn chƣa cao, chƣa được đào tạo bài bản nên đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các nhà trường.

Một số hạn chế sau cần đƣợc khắc phục:

Nhận thức của một số GV, CNV về chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ còn hạn chế.

Công tác kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc triển khai đồng bộ.

Phần mềm quản lý nuôi dƣỡng chƣa đƣợc đáp ứng một cách rộng rãi, tỷ lệ các chất trong thực phẩm chƣa đƣợc xác định chuẩn xác. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì ngày một tăng, tỷ lệ trẻ SDD thấp còi vẫn chƣa giảm. Giá cả thực phẩm trên thị trường ngày một leo thang, mâu thuẫn với nhu cầu lựa chọn các thực phẩm an toàn, thực phẩm tươi sống. Thành phần các chất dinh dưỡng của thực phẩm khác nhau trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ phần mềm quản lý nuôi dƣỡng, chƣa có sự qui chuẩn nhất định, nên dẫn đến hiện tƣợng mất cân đối trong việc xây dựng thực đơn đầy đủ, cân đối.

Cơ sở vật chất đang xuống cấp, một số tường bị thấm và ẩm, hệ thống thoát nước ở sân trường vào mùa mưa còn thoát chậm, sẽ ảnh hưởng nhất định đến quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.

2.5.3. Nguyên nhân

Sự kết hợp giữa vận động thể chất và chăm sóc sức khỏe của trẻ chƣa đƣợc GV quan tâm đúng mức. Các biện pháp giảm tỷ lệ SDD hay béo phì, nhu cầu DD của trẻ, nội dung và hình thức GDDD cho trẻ GV chƣa nhận thức đầy đủ. Việc theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ phát triển các cô đều biết cách làm, song kỹ thuật cân đo

còn chưa chính xác cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.

Hiện nay tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, nhân viên y tế của các trường trình độ còn hạn chế, khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác Y tế học đường trong trường mầm non. Kinh phí đầu tư, trang thiết bị dành cho y tế còn nghèo nàn.

Nhận thức của phụ huynh, kiến thức dinh dƣỡng và chăm sóc còn hạn chế. Một số phụ huynh trẻ không nắm đƣợc nhu cầu DD và lƣợng thực phẩm cần thiết cho trẻ.

Một số phụ huynh trẻ nuôi con theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại. Nhiều phụ huynh còn nuông chiều con quá mức nên trẻ đến trường không chịu ăn cơm, canh, không ăn rau…Thậm chí có cháu đến tuổi mẫu giáo không ăn cơm, chỉ ăn cháo…

Xã hội phát triển thì phụ huynh càng cố gắng để cung cấp cho con mình những gì bổ dƣỡng nhất, nhƣng lại không để ý đến việc gây nguy cơ béo phì cho trẻ. Bên cạnh đó, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế và đời sống của họ còn khó khăn.

Các điều kiện, phương tiện, môi trường sinh hoạt của trẻ trong lớp, môi trường bên ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong bối cảnh hiện nay nhằm thực hiện tốt, thành công Nghị quyết số 29 của Trung ƣơng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, việc quản lý tốt hoạt động của các trường mầm non, đặc biệt là chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là rất quan trọng, tạo điều kiện cho các lĩnh vực hoạt động khác phát triển.

Qua khảo sát thực tế nhận thấy các nhà trường luôn có sự quan tâm, coi trọng và đi sâu tìm các biện pháp để có thể triển khai tốt công tác này. Các kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cũng nhƣ sự phát triển toàn diện của trẻ em phản ánh trực tiếp chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, trong quản lý các hoạt động CSND còn những tồn tại, yếu kém nhƣ việc quản lý hoạt động CSND vẫn còn thiếu tính đồng bộ, đội ngũ CBQL, GV, NV còn chƣa đồng đều, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn chưa có lộ trình và mang tính cụ thể, môi trường cần thiết để tạo thuận lợi cho trẻ vận động chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ, chƣa phát huy đƣợc hiệu quả; công tác tuyên truyền phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được quan tâm thực sự

. Đó là những vấn đề cần được xem xét nghiên cứu, tìm hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động CSND trẻ trong các nhà trường ở địa phương nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)