Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 84)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam

3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

a. Ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, nhà trường đóng vai trò trung tâm giáo dục và phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lƣợng ngoài nhà trường cùng quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất cũng nhƣ tinh thần) tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, đồng thời tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc trong nhà trường.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

* Đối với gia đình trẻ

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử, … Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kĩ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt; tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc”.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần sớm có kế hoạch thành lập và ổn định tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của toàn trường để nhà trường nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của học sinh, đồng thời để cha mẹ học sinh cùng thấm nhuần và thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc con em mình, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ tại nhà trường.

GV có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa PH và nhà trường. Việc bố trí GV dạy giỏi, làm tốt công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc sẽ tạo uy tín đối với PH là điều kiện để PH đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Để phối hợp cùng gia đình trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, Hiệu trưởng chỉ đạo GV chú trọng duy trì thường xuyên, đều đặn mối quan hệ với PH bằng nhiều hình thức nhƣ: tổ chức các cuộc họp

PH theo định kỳ 1 năm 3 lần, phối hợp thông qua sổ liên lạc, qua hòm thƣ góp ý, qua trao đổi trực tiếp với PH trong giờ đón trẻ trẻ, qua việc thăm hỏi gia đình học sinh, qua góc tuyên truyền tại lớp, qua thông tin tại website của nhà trường, ... Thông qua đó, GV cần:

Thống nhất mục đích, kế hoạch, nội dung nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của tập thể sư phạm nhà trường với PH.

Yêu cầu PH những công việc cần thực hiện ở nhà, hướng dẫn PH theo dõi và biết cách đánh giá kết quả ăn, ngủ, vệ sinh của trẻ, chăm sóc sức khỏe, theo dõi, trao đổi sau mỗi lần cân đo, khám sức khỏe, xổ giun, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường và ở gia đình nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ.

Chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết về từng trẻ và những nội dung cần trao đổi với PH để làm cho PH nắm được tình hình nuôi dưỡng trẻ tại nhà trường và thấy đƣợc trách nhiệm của mình.

Phụ huynh nhà trường thuộc rất nhiều thành phần khác nhau, họ có những kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác nhau. Trách nhiệm của Hiệu trưởng là phải phát hiện và tận dụng vai trò của họ để họ trở thành những nhà tƣ vấn tự nguyện cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non.

Ngoài ra, nhà trường cần tuyên truyền đến gia đình về nhu cầu dinh dưỡng, cách xử lý các tai nạn thường gặp, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà, cùng nhà trường nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.

* Đối với xã hội

Nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp giáo dục; nhà trường chủ động phổ biến nội dung, mục đích giáo dục đến các tổ chức xã hội của địa phương như Hội Phụ nữ, y tế, địa phương ... nhằm định hướng tác động thống nhất đối với công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại trường mầm non.

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho xã hội về tầm quan trọng của việc nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, vai trò của gia đình và xã hội đối với việc nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ trong nhà trường, vai trò của nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Sử dụng các hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh, website nhà trường, bản tin nhà trường, góc tuyên truyền tại lớp..); tổ chức hình thức liên hệ giữa Hiệu trưởng với lãnh đạo địa phương; tổ chức các hội thi “Gia đình dinh dƣỡng trẻ thơ”, bếp ăn dinh dƣỡng, bé tập làm nội trợ, các chuyên đề về nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non, các hoạt động văn nghệ; xây dựng góc tuyên truyền trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động với xã hội để phối hợp hoạt động với cộng đồng hiệu quả là rất cần thiết. Kế hoạch đƣợc xây dựng dựa trên sự giải đáp các vấn đề sau: mục tiêu của việc phối hợp hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ với xã hội; kết quả dự kiến đối với từng đối tƣợng; thời gian thích hợp; phân công trách nhiệm đối với các thành viên tham gia hoạt động phối hợp với xã hội.

Phát huy ảnh hưởng của nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ: Thông qua việc vận động mọi thành viên trong xã hội tham gia vào công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, nhà trường đẩy mạnh chất lượng nuôi dưỡng, tạo động lực mạnh mẽ cũng như điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường thực hiện tốt mục tiêu nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ.

3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất, quản lý các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo

a. Ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ sẽ thực sự hiệu quả khi nó đƣợc thực hiện trong những điều kiện thuận lợi với sự đầu tư cơ sở vật chất, đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cần thiết. Hiệu trưởng cần quản lý các điều kiện hỗ trợ phục vụ hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ nhằm đảm bảo cho hoạt động này đƣợc thực hiện trong môi trường tốt nhất và diễn ra thuận lợi. Từ đó, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và chất lượng giáo dục trẻ tại nhà trường.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực trong nhà trường

Trong quá trình tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, môi trường sư phạm trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng. Nếu người GV được giảng dạy trong môi trường sư phạm thuận lợi, trẻ được học trong môi trường thân thiện, an toàn thì giáo viên và trẻ sẽ có những điều kiện tốt để phát huy năng lực, sự sáng tạo của mình, chất lƣợng CSGD đƣợc nâng lên.

Trong nhà trường, Hiệu trưởng phải thiết lập được môi trường dạy học an toàn và tiếp theo là môi trường xanh- sạch- đẹp, có giá trị thẩm mĩ cao cho giáo viên và học sinh. Để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực, an toàn, người Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, môi trường thân thiện, môi trường thông tin, môi trường học tập.

Thực hiện công khai hóa các hoạt động của nhà trường, quan tâm đến các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ, các loại quỹ trong nhà trường.

Tổ chức các sự kiện lễ hội, văn hóa văn nghệ, các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí, quan hệ thân thiện giữa các tổ chức, cá

nhân trong nhà trường. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế. Phát huy dân chủ cơ sở, lắng nghe ý kiến của các tổ chức, cá nhân để có những điều chỉnh, bổ sung biện pháp quản lý phù hợp, thấu tình đạt lí.

Cần đảm bảo số lƣợng trẻ và GV trên lớp theo quy định: Với một lớp học quá đông sẽ là một trở ngại lớn trong công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ vì muốn nuôi dƣỡng, chăm sóc tốt cho trẻ thì từng trẻ phải đƣợc thực hành, trải nghiệm, phải có cơ hội tương tác với nhau, với GV, với hoạt động. Vì vậy, số lượng trẻ, số lượng GV phải đảm bảo theo quy định Điều lệ trường Mầm non.

Tăng cường quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ

Trường mầm non phải đạt được các mục tiêu cơ bản là xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu CSGD trẻ nói chung và yêu cầu của quản lý nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ nói riêng; sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất. Các nguồn kinh phí phải đƣợc quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. Sử dụng kinh phí tiết kiệm, chống lãng phí nhƣng phải mang lại hiệu quả thiết thực. Để thực hiện được các nội dung trên, Hiệu trưởng cần phải:

Sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị. Để tăng cường sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và trang thiết bị, Hiệu trưởng cần phải yêu cầu GV sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp với hoạt động; thường xuyên phát động hội thi làm đồ dùng dạy học trong nhà trường, xem đây là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thi đua của GV trong năm học; thực hiện kiểm kê tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo quy định; đánh giá hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ công tác nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của GV.

Xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung thiết bị phục vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ hoạt động và tài liệu tham khảo. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ và sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên; lập dự toán kinh phí cần sử dụng cho từng hạng mục; tận dụng hợp lí nguồn ngân sách Nhà nước đối với trường Mầm non công lập, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của địa phương và các tổ chức, cá nhân một cách hợp lí; sử dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả; tránh tham ô, lãng phí.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động CSGD trẻ

Hiệu trưởng phải biết khai thác các nguồn lực của cộng đồng để hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của nhà trường; có kế hoạch huy động đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động nuôi

dưỡng, chăm sóc bằng mọi nguồn lực khác từ sự hỗ trợ của địa phương, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của PH,… theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; tăng cường xã hội hóa GD để nâng cao cơ sở vật chất trường học phục vụ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non.

Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

Việc khen thưởng, chê trách đúng và kịp thời có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động của con người. Đây là một cách thức tác động vào tâm lý của cá nhân và của tập thể. Các hình thức khen thưởng một cách trân trọng trước tập thể làm cho GV phấn khởi, tích cực hoạt động và giúp họ tự khẳng định mình. Việc trách phạt thật tế nhị, khéo léo khi cần thiết sẽ giúp cho GV tự điều chỉnh bản thân. Tuy nhiên, CBQL không nên lạm dụng thái quá phương pháp này mà phải cân nhắc thận trọng, lường trước hiệu quả, hậu quả, tác dụng GD của việc khen, chê đồng thời tính đến đặc điểm tâm lý cá nhân của người được khen hay bị chê.

Do đó, công tác khen thưởng phải được thực hiện một cách khoa học, khách quan, chính xác, đúng người, đúng việc để nó thật sự là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non; khơi dậy và phát huy tiềm năng hiện có của cán bộ quản lý, GV, nhân viên. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần thực hiện các yêu cầu sau:

Xây dựng nội dung và thang điểm thi đua một cách khoa học, hợp lí, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nhà trường.

Tăng cường tổ chức các hội thi: GV dạy giỏi, công tác tự làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thiết kế bài giảng điện tử…

Có chính sách khuyến khích GV tự học, bồi dƣỡng và nâng cao trình chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phương pháp.

Thành lập quỹ khen thưởng, quy định mức khen thưởng phù hợp.

Phát động các phong trào thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết, động viên khen thưởng kịp thời đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ.

3.2.7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổ chức trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

a. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi nhƣ không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngƣợc trong quản lý, nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra, người CBQL có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng

nhằm đạt mục tiêu.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.

Nhƣ chúng ta đã biết, hiện nay trên các trang mạng, báo đài đã đƣa nhiều tin về một số cơ sở Giáo dục mầm non giáo viên có những hành động, hành vi phạm đạo đức nhà giáo trong thực hiện nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ nhƣ: la mắng, đánh đập, trói tay chân trẻ, không cho trẻ vào lớp ....khi tổ chức chăm sóc bữa ăn cho trẻ. Vì vậy thường xuyên kiểm tra là việc làm không thể thiếu đối với các trường mầm non. Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ nhằm nắm bắt thông tin liên hệ ngƣợc một cách đầy đủ, khách quan;

nhận biết đƣợc thực trạng nuôi dƣỡng, chăm sóc cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển; đánh giá đúng kết quả của hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ, phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích nhân tố tích cực; giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn sai lệch cho giáo viên và cả người cán bộ quản lý.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng lựa chọn, bố trí người phù hợp làm công tác kiểm tra, ra quyết định thành lập tổ kiểm tra, sắp xếp thời gian điều kiện phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá, đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này. Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra đánh giá. Tập huấn thống nhất nội dung quy trình, cách kiểm tra, đánh giá.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong quản lý hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ.

Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch của nhà trường, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm, tra đánh giá hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.

Chú trọng kiểm tra phòng ngừa, kiểm tra ngay từ đầu năm học để đảm bảo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được thực hiện đúng nội dung và hướng dẫn của các cấp quản lý, phù hợp với điều kiện mỗi nhà trường. Quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn, thông qua tổ chuyên môn để kiểm tra, đánh giá hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của giáo viên, nhân viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)