CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo của thị xã Điện Bàn -tỉnh Quảng Nam
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non thị xã Điện Bàn
* Phát triển mạng lưới trường, lớp:
Trường: có 39 trường mầm non, Mẫu giáo (Trong đó có 20 trường mẫu giáo công lập và 19 trường Mầm non tư thục ) Nhóm trẻ: 131 nhóm trẻ ngoài công lập Lớp mẫu giáo: 370 lớp (tƣ thục 130 )
- Lớp bé: 120 (Tƣ thục 53) - Lớp nhỡ: 130 (Tƣ thục 45) - Lớp Lớn: 120 (Tƣ thục 32)
Trẻ nhà trẻ ra lớp 2447/6911 tỷ lệ đạt 36% (trong đó cháu tƣ thục 2422).
Trẻ mẫu giáo ra lớp 10590/10590 đạt tỷ lệ 100% (trong đó cháu tƣ thục là 3538).
Số lớp mẫu giáo 5 tuổi và số trẻ 5 tuổi: - Lớp MG 5 tuổi: 120 lớp
- Cháu 5 tuổi ra lớp 3570/3570tỷ lệ đạt 100%. (trong đó học tƣ thục có phép là: 1077)
Các cháu 5 tuổi được học bán trú và hoàn thành chương trình GDMN
* Công tác phát triển đội ngũ:
Tổng số CBQL-GV-NV trong toàn Thị xã là 1393 (trong đó tƣ thục 702).
- CBQL: 92 (tƣ thục 38) Đạt chuẩn 100% , trên chuẩn 66,3%, biên chế 58,7%. - Giáo viên có 1009 (trong đó tƣ thục: 522).
+ Giáo viên công lập 487 đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 91%, biên chế đạt tỷ lệ 94%.
+ Giáo viên ngoài công lập đạt chuẩn 100% NV: 292NV (ngoài công lập:
142, nhân viên công lập 150 trong đó NV theo quy định có 40/40 đạt chuẩn 100%.
- Chất lƣợng hoạt động của các tổ chức chính trị:
Có 20 chi bộ đảng độc lập và 211 đảng viên, 22 công đoàn cơ sở và 616 đoàn viên công đoàn. Các tổ chức chi bộ và công đoàn cơ sở hoạt động sôi nổi góp phần to lớn trong việc xây dựng các phong trào thi đua sối nổi và những thành tích đáng kể trong công tác chăm sóc nuôi duỡng và giáo dục các cháu mầm non. Xây dựng những chi bộ trong sạch vững mạnh, khối đoàn kết vững chắc trong trường MN.
- Biện pháp xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cho CBQL-GV:
Tạo điều kiện cho CBQL-GV tham gia học các lớp nâng chuẩn do trường đại học sƣ phạm tổ chức, để trao dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp đổi mới cho đến nay toàn cấp học MN Điện Bàn có tỷ lệ CBQL đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn: 100%, đối với giáo viên công lập đạt chuẩn 100%
trong đó trên chuẩn 91%. Riêng CBQL và giáo viên ngoài công lập đạt chuẩn 100% theo quy định.
Tổ chức các lớp bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo 10 mô đun ƣu tiên do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
Khuyến khích động viên và đƣa vào tiêu chí thi đua việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học. Trong năm học này toàn cấp học đã có 100 % giáo viên soạn giảng bằng vi tinh và sử dụng giáo án điện tử thành thạo, 100% CBQL đều biết sử dụng CNTT trong công tác quản lý và các hệ thống phần mềm một cách khoa học, phù hợp với đơn vị cơ sở.
Hướng dẫn chỉ đạo triệt để các đơn vị trường MN,MG căn cứ vào công văn số 02/2008/BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non để đánh giá xếp loại CB-GV đúng theo chuẩn nghề nghiệp. Kết quả có 597 GV đạt loại tốt, 237 đạt loại khá và 175 đạt loại trung bình.
Ngoài ra các chị em thường xuyên tham dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn do ngành và địa phương tổ chức.
Tổ chức thao giảng chuyên đề, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Sở, Phòng tổ chức nhằm trao đổi kinh nghiệm và học tập nâng cao trình độ tay nghề trong chuyên môn.
Chế độ chính sách đối với giáo viên đƣợc ổn định, đời sống đƣợc nâng cao tạo đƣợc niềm tin và yên tâm công tác.
* Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi:
Trong năm học: 2019-2020 Phòng GDĐT đã tham mưu UBND thị xã tập trung ƣu tiên nguồn lực để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lƣợng PCGDMNTNT;
phối hợp thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận duy trì kết quả PCGDMNTNT. Triển khai cập nhật số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả. Trong năm 2019 thị xã Điện Bàn đƣợc UBND tỉnh kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT.
* Chất lƣợng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ:
Năm học: 2019-2020 phòng GDĐT chỉ đạo 100% cơ sở GDMN và nhóm trẻ, lớp MG nâng cao chất lƣợng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhƣ sau:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ:
Thực hiện và triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở GDMN; Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 3032/UBND-KGVX ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc “ tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở GDMN”.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tƣ số 13/2010/TT-BGD ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN. Trong năm học 2019-2020 phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và đề nghị UBND thị xã cấp giấy chứng nhận cho 39 trường MN, MG trên địa bàn thị xã và đồng thời có ý kiến đề nghị UBND các xã, phường cấp giấy chứng nhận cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ngoài công lập đủ điều kiện cơ sở an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ và có ý kiến đề nghị các địa phương chấn chỉnh các cơ sở GDMN ngoài công lập bổ sung, sửa chửa về cơ sở vật chất, giáo viên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ tại cơ sở GDMN trên địa bàn thị xã.
- Nâng cao chất lƣợng công tác nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trƣa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trƣa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Nâng chất lƣợng bữa ăn bán trú. Quán lý chặt chẽ chất lƣợng bữa ăn của trẻ tại cơ sở GDMN.
Thực hiện đúng theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN. Tăng cường các điều kiện chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp để nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dƣỡng theo quy định tại Thông tƣ số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN vào phần mềm quản lý công tác bán trú. Các cơ sở GDMN tổ chức bán trú thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2018 của Bộ Y tế. Trong năm học 2019-2020 có 100% cơ sở GDMN trên địa bàn thị xã không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dƣỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trường học ( theo Thông tƣ liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học). Có 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới.
Có 100% cơ sở GDMN có biện pháp tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dƣỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dƣỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dƣỡng và trẻ thừa cân, béo phì thông qua góc tuyên truyền, họp phụ huynh, chuyên đề, thao giảng, tranh ảnh, toạ đàm cha mẹ trẻ
- Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN:
Phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện cụ thể nhƣ sau:
Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học và phát triển chương trình GDMN phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phương, nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.
Tăng cường điều kiện thực hiện chương trình: tiếp tục tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ đội ngũ CBQL, GVMN tổ chức thực hiện chương trình, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN sau chỉnh sửa cho CBQL-GVMN.
Chỉ đạo cơ sở GDMN công lập hỗ trợ các nhóm, lớp độc lập tƣ thục trên cùng địa bàn xã, phường về chuyên môn nghiệp vụ, hồ sơ sổ sách, kế hoạch giáo dục năm học, chủ đề, tuần nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.
Đẩy mạnh thực hiện và phát huy hiệu quả chuyên đề “ Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”, giai đoạn 2016-2020: tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục, đổi mới việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; nâng cao năng lực đội ngũ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục;
tăng cường cơ hội thực hành, trải nghiệm, phát triển toàn diện cho trẻ; hoàn thiện, nhân rộng mô hình điểm về chuyên đề cho 100% trường MN, MG trên địa bàn thị xã.
Chỉ đạo cho 100% cơ sở GDMN hướng dẫn GVMN theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ theo quy định của chương trình GDMN.
Có 100% cơ sở GDMN thực hiện chương trình hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ có chất lƣợng cung cấp kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ dưới nhiều hình thức. Xây dựng, triển khai mô hình phối hợp gia đình- nhà trường- cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Triển khai thực hiện Chương trình thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh ở những nơi có điều kiện. Trong năm học này, khuyến khích toàn thị xã có 30%
cơ sở GDMN thực hiện Chương trình thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh tại các cơ sở GDMN có đủ điều kiện.
Có 100% cơ sở GDMN thực hiện đầy đủ chế độ chính sách dành cho trẻ khuyết tật, giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật và có em có hoàn cảnh khó khăn, giúp trẻ có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng.
* Tổng số trường có bán trú 39/39 trường đạt 100%
* Tổng số nhóm trẻ học bán trú 132 nhóm.
* Tổng số lớp mẫu giáo học bán trú 370/370 tỷ lệ đạt 100%
So đầu năm học 2019-2020 cháu mẫu giáo bán trú không tăng
* Tổng số cháu nhà trẻ học bán trú 2447/2447 đạt tỷ lệ 100%
* Tổng số cháu mẫu giáo học bán trú 10590/10590 đạt tỷ lệ 100%
* 100% cháu mẫu giáo đƣợc cân đo và theo dõi bằng sổ theo dõi sức khoẻ,
* 100% cháu nhà trẻ học ở trường công lập và các cơ sở tư thục được cân đo và theo dõi bằng sổ theo dõi sức khỏe.
* 100% cháu nhà trẻ, mẫu giáo đƣợc khám sức khỏe định kỳ. * Tổng số các cháu nhà trẻ đƣợc cân và đo cháu.
Trẻ nhà trẻ có SKBT CN: 2447/2447tỷ lệ đạt 100 % Trẻ nhà trẻ SDDNC: 0/2447 chiếm tỷ lệ 0%
Trẻ nhà trẻ có SKBTCC: 2447/2447 tỷ lệ 100%
Trẻ nhà trẻ có SDDTC: 0/2447tỷ lệ 0%
* Tổng số mẫu giáo đƣợc cân và đo: 10590 cháu Trẻ MG có SKBTCN: 10536/10590 đạt tỷ lệ 99,4 % Trẻ MG SDDNC: 54/10590 chiếm tỷ lệ 0,6 %
Trẻ MG có SKBTCC: 10513/10590 đạt tỷ lệ 99,27 % Trẻ MG có SDDNC: 352/10590 chiếm tỷ lệ 0,7 %
So với đầu năm học 2019-2020 trẻ có SKBTCN và CC giảm 2,3%
Tổ chức cho cô nuôi, cấp dƣỡng và toàn thể giáo viên đƣợc bồi dƣỡng các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến và quản lý thực phẩm trong quá trình sử dụng.
Thông qua phương tiện thông tin và hình thức tuyên truyền viên về các kiến thức chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ đã tuyên truyền đến các bậc cha mẹ và cộng đồng những kiến thức cơ bản về nuôi dạy trẻ mầm non, mẫu giáo.
Cán bộ giáo viên, nhân viên phục vụ bán trú với tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì trẻ thơ. Các cháu yêu thích đến trường, phụ huynh tin tưởng, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
Các đơn vị trường tổ chức kiểm tra định kỳ và thường xuyên có sự phối hợp với trạm y tế xã vì vậy đa số các trường đã xử lý kịp thời những vướng mắc trong hoạt động tổ chức bán trú không để ảnh hưởng đến hoạt động chung về công tác chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ.
Đảm bảo chất lƣợng nuôi dƣỡng theo quy định.
Thực đơn ổn định theo mùa nên khâu tiếp phẩm thuận lợi và đảm bảo chất lƣợng thực phẩm.
Các đơn vị có kế hoạch tiết kiệm từ nguồn ngân sách nhà nước và tổ chức khác trang bị thêm các điều kiện phục vụ bán trú đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.
Các đơn vị trường thống nhất với phụ huynh về mức thu bán trú. Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cho trẻ về chất và lƣợng, trẻ bán trú tăng cân đều hàng tháng, hạn chế được tỷ lệ suy dinh dưỡng trong ngày đảm bảo kcal ở trường đối với trẻ MG đạt từ 615-726 và trẻ nhà trẻ từ 18-36 tháng đạt từ 600-651 theo qui định, biết thiết lập các chất dinh dưỡng và thực hiện phần mềm quản lý bán trú theo Chương trình GDMN sau chỉnh sửa để đảm bảo cơ cấu các chất theo chương trình giáo dục mầm non.
Lƣợng dinh dƣỡng hàng ngày đạt: P : 12-15% trong khẩu phần ăn L : 20-30% trong khẩu phần ăn G : 55-65% trong khẩu phần ăn
Trẻ đến lớp đƣợc giáo viên chú trọng đến nhân cách cho trẻ, xây dựng trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, lễ phép, mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, tích cực trong các hoạt động, trẻ khỏe mạnh.
Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 98% đối với trẻ 5 tuổi và 96% đối với trẻ dưới 5 tuổi Chất lƣợng trẻ mẫu giáo lớn đạt 98%
Chất lƣợng trẻ mẫu giáo nhỡ và bé đạt 95%
* Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:
- Khó khăn và hạn chế:
Địa bàn rộng việc tăng cường bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở
GDMN ngoài công lập còn nhiều bất cập và khó khăn.
Công tác kiểm định chất lƣợng thực hiện đánh giá ngoài còn thấp do cơ sở GDMN ngoài công lập nhiều, mới thành lập không đủ điều kiện tham gia tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài nên ảnh hưởng đến tỉ lệ của đơn vị.
Nhu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao nhƣng kinh phí còn hạn chế nên chƣa đáp ứng đƣợc để thực hiện cho hiệu quả việc chăm sóc giáo dục.
Một số CBQL mới đề bạt còn non trẻ trong công tác quản lý cần phải có thời gian học tập, tìm tòi, năng động thì đáp ứng đƣợc công tác quản lý giáo dục trong trường mầm non theo xu thế hiện nay.
- Nguyên nhân:
Địa bàn rộng, dân cƣ đông, vùng khu công nghiệp phát triển, công nhân từ nơi khác đến nhiều, điều kiện cơ sở vật chất không thể đáp ứng kịp thời dẫn đến nhóm trẻ, cơ sở ngoài công lập phát triển nhanh, khó quản lý.