CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
1.5.1. Những yếu tố khách quan
Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Các trường cần tranh thủ sự hổ trợ của địa phương trong việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương là điều kiện cần thiết đảm bảo chất lƣợng công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Việc cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm non và mức đóng góp tiền ăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của mỗi gia đình, của cộng đồng dân cƣ tại địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non.
Chế độ, chính sách ưu đãi của địa phương, của ngành đối với cán bộ quản lý các cấp cũng như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của các cấp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các nhà trường.
Sự am hiểu chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục mầm non, hiểu biết các vấn đề mới trong chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở từng giai đoạn phát triển của xã hội, của cán bộ lãnh đạo địa phương có ảnh hưởng nhiều đến chính sách và sự quan tâm của địa phương đối với công tác này của các nhà trường.
Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ của gia đình và xã hội là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lƣợng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các nhà trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Cơ sở vật chất xuống cấp, các trang thiết bị nhƣ bếp ga công nghiệp, tủ hấp cơm, tủ lạnh, nồi xoong, bát thìa, chăn ga, gối, giường, nguồn nước sạch, thiết bị vệ sinh,... thiếu hoặc không hiện đại chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng, thậm chí là không an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại và phù hợp giúp giáo viên, nhân viên và trẻ thao tác đƣợc dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, sẽ giúp trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân đúng cách, qua đó trẻ học đƣợc cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lý chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ thuận lợi hơn.
Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện cần thiết đối với các nhà trường nói chung, đặc biệt đối với giáo dục mầm non do đặc thù của ngành học. Nhƣng thực tế hiện nay, nhìn chung cơ sở vật chất tại các trường mầm non còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí nhà nước cấp cho ngành học còn hạn chế.
Sự biến động phức tạp của bệnh dịch, giá cả thực phẩm trên thị trường 1.5.2. Những yếu tố chủ quan
Nhận thức của giáo viên về chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ; Kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên mầm non; Các điều kiện hỗ trợ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội có ảnh hưởng và tác động nhiều đến việc quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non.
Trình độ, năng lực chuyên môn, nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý và nỗ lực thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non là yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt đông chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày những vấn để về khái niệm quản lý, quản lý công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, vai trò, nhiệm vụ công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Đồng thời chỉ rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.
Chương 1 đã phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non, bao gồm: quản lý hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng; quản lý hoạt động chăm sóc vệ sinh; quản lý hoạt động chăm sóc giấc ngủ; quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ; quản lý hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ và quản lý các điều kiện hổ trợ thực hiện công tác này.
Phần cơ sở lý luận trình bày ở chương 1 sẽ làm nền tảng cho việc điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công lập thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non công thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam theo mục tiêu nghiên cứu đề tài.
CHƯƠNG 2