Kiểu nhân vật được mã hóa

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết hồ anh thái từ góc nhìn kí hiệu học văn học (qua tranh van gogh mua để đốt) (Trang 36 - 42)

Chương 2: MÃ NHÂN VẬT VÀ HỆ CHỦ ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT

2.1.2. Kiểu nhân vật được mã hóa

Giải mã kiểu nhân vật bị truy đuổi trong tác phẩm ta khám phá ra bi kịch của người trí thức bị o ép, bị ruồng bỏ. Chung quanh kiểu nhân vật này là những kí hiệu, liên kí hiệu lặp lại với tần suất cao để định dạng nhân vật.

Ngay từ đầu tác phẩm, xoay quanh bức tranh của Van Gogh, nhà văn đã tạo tình huống truy đuổi với một chuỗi kí hiệu của truyện trinh thám như nghi phạm, điều tra, tạo hiện trường,…Người mua bức tranh - sếp vì muốn bước chân vào nghị trường, sợ lộ số tài sản khổng lồ phải kê khai nên đã quyết định đốt tranh (giá hơn 80 triệu đôla).

Nhưng khi sếp phát hiện ra bức tranh chưa bị hủy càng lo lắng và tìm mọi cách để dò xét, tra khảo những người tình nghi, mà nghi phạm chính là nhân vật “anh”: “Anh vô tình dính vào cái vụ lớn bằng trời ấy. Có khi phải trả giá bằng sinh mạng, biết đâu đấy.

Vớt lên một nạn nhân vừa bị một kẻ khác ném xuống sông, cứu được một mạng người, nhưng có thể người đi cứu phải đương đầu với kẻ đã ném người xuống sông kia. Sớm muộn gì sếp cũng suy luận ra và thu hẹp diện nghi vấn. Anh ở trong cái vòng thu hẹp ấy” [57, tr.49].

Anh đã cứu bức tranh, cứu một tác phẩm nghệ thuật giá trị nhưng “Cứu được người rồi mà phải bỏ chạy để cứu lấy cái mạng mình. Cứu được bức tranh có khi cũng phải bỏ chạy, không bỏ của nhưng cũng phải chạy lấy người. Sếp có tay chân ở khắp đất nước, lực lượng bảo vệ an ninh tập đoàn cũng ở khắp đất nước. Thoát cho được khỏi vòng truy nã của sếp là cả một vấn đề” [57, tr.49].

Trước khi đến làm giám đốc truyền thông theo lời mời của sếp, anh tổng biên tập đã không biết bao nhiêu lần thuyên chuyển. Bản thân anh ý thức được lý do mình bị cho dừng cuộc chơi, điều mà ngay từ đầu anh đã biết kết quả. Trong lần cứu bà cụ trong mùa nước lũ thoát chết, hình ảnh của anh cụ thể là hình ảnh giọt nước mắt được đặt bên cạnh giọt nước mắt của ông Cốp, đây trở thành điều bất lợi cho anh. “Từ vị trí

là tổng biên tập lúc này vừa hết kì hạn năm năm cho một lần ra quyết định bổ nhiệm tổng biên tập mới. Lấy cớ cơ quan chủ quản không bổ nhiệm thêm năm năm nữa, người ta không lấy ý kiến cơ sở mà vội vàng kí xoèn xoẹt mấy cái quyết định, trong đó có quyết định chuyển anh đi, sang làm phó cho một cái ban mới được dựng lên theo thời vụ, ban tổ chức kỷ niệm bảy mươi năm thành lập ngành. Tạm thời lập ra, kỷ niệm xong sẽ giải tán cả ban. Xong. Giải tán rất gọn” [57, tr.119] Anh chính là người đã viết bài phản đối việc xây dựng thêm một kênh truyền hình, cũng chính vì bài báo ấy mà anh làm phật lòng các víp cốp kễnh và các tiểu víp tiểu cốp tiểu kễnh. Động đến cả đám nô tì nô tài giai nhân quây bọc xung quanh các tiểu các đại. Hứng đồn hội chợ là chuyện tất nhiên” [57, tr.119]. Trước sau, sớm muộn gì anh cũng phải tự rút lui, tự mình phải bỏ đi. Thực tế đúng như thế: “Nhanh. Rất nhanh. Anh quyết định đi. Lâu nay Sếp bên tập đoàn ấy đã có ý chào mời anh về làm giám đốc truyền thông cho anh ta”. Thế là từ một tổng biên tập làm việc trong cơ quan nhà nước anh chuyển sang làm giám đốc truyền thông cho một công ti tư nhân. Anh đã rời đi mà không cần suy nghĩ bởi giữa anh và sếp vốn đã có cơ duyên từ trước. Sếp đã giúp anh trong dự án “5 centimet chiều cao” cho trẻ em vùng sâu vùng xa.

Khắc họa kiểu nhân vật bị truy đuổi, bị o ép, nhà văn sử dụng hình tượng/kí hiệu hiệu quả để triết lí về lẽ đời, “Một người ngay thẳng bao giờ cũng để hở sườn. Không hở sườn thì cũng có gót chân Asin cho kẻ khác đánh vào”; hoặc “Bảy chú lùn giá mà có một chú ăn phải bột nở lớn cao thêm vài phân chắc sẽ bị sáu chú kia túm tóc dúi đầu xuống để cho thấp bằng họ. Những nơi bùn lầy nước đọng ao tù thường là chỗ lí tưởng cho các loại cỏ dại ghen ghét đố kỵ”. Lúc này đây, khi nghi phạm bị khoanh vùng, sếp cho người giám sát “anh” từng lúc, từng nơi. Là người đã lấy bức tranh -

“cứu tranh”, anh giám đốc truyền thông lúc đầu đã nghĩ đến việc chạy trốn. Trong đầu anh vạch ra hàng loạt các dự định sẽ trốn ở “chốn đông người hay vắng người” tự vạch ra rồi tự bào chữa cho mình trên hành trình trốn chạy: “Bỏ chạy, trốn truy nã”, “anh nên đánh xe ra khỏi bãi đỗ của trang trại mà trốn đi. Trốn đi ngay” [57, tr.59] nhưng

“đi trốn mà trốn về vùng hẻo lánh là không ổn. Nơi vắng người, một cái mặt người lại cả xóm đều thấy. Ở vùng hẻo lánh việc khai báo tạm trú với chính quyền địa phương là nghiêm ngặt rất dễ lộ mình.

Trốn thì phải trốn đến chỗ đông người. Khu du lịch chẳng hạn, lớp lớp người đến, lớp lớp người đi, (…) Cả nghìn cả vạn cặp mắt nhưng trong mắt ai thì ai cũng là vô danh.” [57, tr.59-60]. Ai có thể nhận ra anh kia chứ? Phương án này có vẻ không khả thi, tác giả lại đề ra phương án khác để trao đổi với nhân vật: “Vậy anh có thể theo đường số một xuyên Việt mà vào Đà Nẵng. Miễn là đừng có râu ria hoang dã quá áo quần bô nhếch quá.” Nếu vẫn không ổn thì “hay là vào Nha Trang, Vũng Tàu. Những bãi biển người ta chỉ nhìn thấy da thịt trắng lôm lốp chứ không nhìn mặt người” [57, tr.60]. Không dừng lại ở những phương án ấy, tác giả - người kể chuyện vẫn tiếp tục đưa ra các địa điểm để nhân vật lẫn trốn, những nơi sau càng đặc biệt hơn những địa

điểm mà tác giả đã đề cập trước đó: “Hay là ra Côn Đảo, Phú Quốc, những hòn đảo như vậy vừa cách biệt lại vừa đông đúc trộn lẫn”. Nếu vẫn không phù hợp thì “vào Sài Gòn…”, “Hay là lên Đà Lạt. Thành phố cao nguyên sương mù. Trời tạnh ráo còn chẳng nhìn ra ai nữa là sương mù che phủ” [57, tr.60-61]. Tác giả rất nhiệt tình để thuyết phục nhân vật đến những địa điểm mình đã vạch ra, “đã có bao nhiêu thương nhân doanh nhân làm ăn đổ vỡ trốn truy nã, chỉ loanh quanh mấy nơi ấy mà hàng năm trời chẳng cơ quan nào tìm ra”. Tác giả lại hối thúc nhân vật anh lên đường: “Vậy thì hãy lên đường. Trước mắt là đi Sa Pa. Sau đó đi đâu rồi sẽ tính toán tiếp” [57, tr.62].

Anh luôn nghĩ sếp đã nghi ngờ mình, chính vì thế dù bị điều đi công tác ở nhiều nơi, anh luôn trong tâm trạng có người đang theo dõi, chực bắt anh. Cao trào, anh tìm cách trốn chạy, tìm về nơi giấu bức tranh, có nhiều đoạn tác giả viết rất gây cấn. Tất cả hiện ra trước mắt người đọc như một đoạn phim trinh thám không kém phần hồi hộp.

Anh đã từng có ý định đem trả tranh, nhưng “đem trả như vậy khác nào mang nộp cho đao phủ một người vừa vượt ngục. Bức tranh sẽ bị xử tử, lần này không ai cứu được nữa. Không một ai” [57, tr.100]. Cứu tranh đồng nghĩa với việc gìn giữ những giá trị nghệ thuật đã được công nhận. Ai có thể làm tốt điều này hơn anh, bằng mọi giá anh sẽ cứu lấy bức tranh, chính lúc này anh cũng nhận ra rằng, bản thân anh sẽ luôn phải đối đầu với nguy hiểm, sẽ luôn phải lo sợ, đối diện với “ngọn lửa hỏa thiêu cứ bập bùng trong tâm trí”. Anh lại suy tính cho cuộc “bò ra” hay “trốn chạy”, bởi giống như hun khói lũ chuột, dù có trốn ở ngóc ngách nào cũng phải bò ra bằng hết, vậy sẽ trốn chạy sao? “Ông sư có chạy thì cũng tính đến chuyện khiêng được cả cái chùa cùng chạy. Mà chạy đi đâu bây giờ. Mấy cái nơi thoáng nghĩ đến xem ra cũng không phải là vùng đắt địa” [57, tr.100]. Thoáng qua trong tâm trí anh lúc này là vùng nước lũ.

Khắc họa kiểu nhân vật bị truy đuổi, nhà văn đào sâu vào tâm hồn nhân vật đến từng ngõ ngách. Nắm bắt được những chuyển động và sắc thái tâm trạng nhân vật, nhà văn tái hiện nó bằng ngòi bút điêu luyện, với cái nhìn tinh tế. Dòng suy tư của nhân vật tuôn chảy suốt chiều dài tác phẩm tạo nên một mạch ngầm tâm trạng, với hàng loạt những suy tưởng đan cài, chồng chéo phức tạp. Tác giả đặt nhân vật vào những hoài nghi khi nhìn thấy đống lửa đang cháy mà sếp bảo chị bếp đốt “lửa đang cháy cả đống kia mà chị bếp bỏ đi đâu. Chị đang ở trong bếp chăng. Ở trong bếp và mặc cho đống lửa ngoài vườn đang cháy. Chị không đứng cạnh cời đống cành lá lên để nó cháy cho nhanh. Không đứng cạnh, nhỡ có cơn gió mạnh thốc tới thổi tung đống lửa khắp xung quanh, có mà cháy cả trang trại” [57, tr.6]. Cứ như thế mối hồi nghi trong anh ngày càng đẩy lên cao, trong đầu anh lúc này thêm nhiều mối băn khoăn. Chính lúc này đây cũng là lúc anh phát hiện ra điều khác thường “Cái gì thế kia nhỉ. Tưởng chỉ là đốt rác với cành lá khô thôi chứ. Bên cạnh đống lửa lại thấy mấy tập hồ sơ giấy tờ. Giấy tờ nào thế, ai bảo chị ấy đem đi đốt” [57, tr.7]. Thực tế sếp có thể tự cho tài liệu vào máy hủy tài liệu để tiêu hủy nhưng lý do gì sếp lại cho chị bếp mang đi đốt, ý nghĩ ấy khiến

anh dù đã quay lại bàn, đã ngồi xuống trước cái máy tính xách tay. Ngồi một lát mới biết chưa thể gạt đi hình ảnh những ngọn lửa nhảy nhót và mấy tập hồ sơ đặt bên canh lửa. Lửa cứ cháy như thể nó tự cháy mà không cần ai nhen lửa, không cần ai canh lửa, không cần ai đứng bên cạnh cời cho nó cháy to hơn” [57, tr.9]. Thực tế cho thấy, lửa, đốt, tiêu hủy… ám ảnh nhân vật trên con đường bị truy đuổi ẩn chứa triết lí phận người.

Ngoài nhân vật anh - giám đốc truyền thông thì người cha của sếp - một trí thức có tài, có tâm cũng thuộc kiểu nhân vật bị truy đuổi, bị ruồng bỏ. Cha sếp – chàng kĩ sư sửa đầu máy hơi nước tốt nghiệp ở Đông Âu khi về nước ngoài tấm bằng và đống sách chuyên môn thì tài sản không có gì gọi là đáng giá. “Đáng giá nhất là chiếc xe cuốc” [57, tr.242]. Sống trong sự dòm ngó, bình phẩm, chê bai, dè biểu của những người xung quanh “Một trăm sinh viên du học Đông Âu chỉ có một. Kẻ vô tâm vô tính lơ ngơ nhất thì khi về nước cũng phải có vài cái xe đạp, vài cái tủ lạnh, dăm ba cái phích đá, chục cái bàn là, dăm đôi giày, vài chục bộ quần áo. Tất cả những thứ ấy sẽ chuyển thành lương thực thực phẩm nuôi cha mẹ anh chị em. Đằng này anh kĩ sư mới tốt nghiệp còn không bằng kẻ vô tâm nhất. Không biết tính toán, không biết buôn bán như bạn bè” [57, tr.243]. Được gửi đi du học trời Tây, con người tài năng ấy mang theo biết bao hoài bão về một ngày được trở lại phụng sự quê hương “Việc của mình sang đây sáu năm là để học, về nước thì mang sách về, có công cụ làm việc, làm việc là đóng góp xây dựng đất nước, nước mạnh dân giầu thì ai cũng có phần trong ấy” [57, tr.242], vì thế “Ông ôm mộng về nước chế tạo đầu máy xe lửa kiểu mới, thay thế bằng hết những cái đầu máy hơi nước phì phò từ thời mồ ma thực dân Pháp.” [57, tr.245] để rồi vỡ mộng và rơi vào nỗi cô đơn, bị bỏ rơi trên chính quê hương mình “Không có chỗ cho anh chàng chế tạo đầu máy xe lửa kiểu mới. Thế là tổ chức tống anh vào một đoạn đầu máy tỉnh lẻ, kĩ sư lăn lưng vào làm công nhân. Kĩ sư đầu máy hiện đại giờ làm anh thợ sửa chữa đầu máy hơi nước. Vá víu tháo lắp tận dụng phụ tùng chi tiết máy. Đổ dầu bôi mỡ kiểm tra lò than bãi than” [57, tr.246]. Không dừng lại ở đó, “sau đoạn đầu máy, tổ chức tự dưng thấy nên chuyển anh về một trường cao đẳng dạy nghề” [57, tr.247] Trường ở trên cao nguyên “cách Hà Nội chỉ vài trăm cây số, nhưng vừa qua chiến tranh, đường hẹp bên vách núi, toàn ổ gà ổ trâu ổ voi, vài trăm cây số ô tô khách đi mất một ngày (…) trường như ở một nơi cách ly biệt giam cấm cố” [57, tr.

249]. Trong môi trường mới, gặp những con người mới những lại bị ràng buộc bởi vô số những quy định hà khắc, người người soi mói nhau những cuộc họp với biên bản, bản kiểm điểm chất thành đống “Ở trên trường sống giữa bầy sói cắn xé, anh âm thầm cắn răng coi là đang chịu nghiệp” [57, tr.256]. Cuộc đời cứ thế truy đuổi anh đến tận cùng, trong một lần dẫn sinh viên đi thực tập, xe khách đường dài bị hẫng một cái xuống cái ổ trâu, mấy chục người ngồi trên xe không ai bị gì chỉ có anh “liệt luôn.

Nằm luôn tại chỗ hơn một năm trời.” [57, tr.258]. Cuộc đời còn lại của anh là chuỗi ngày bế tắt, mệt mỏi, phải trông cậy vào sự giúp sức của vợ con. Niềm tin, hoài bão

trong anh tan biến, anh buông xuôi, chán chường như Xiu trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O. Hen - ri. Cuộc đời như ngọn nến, lúc muốn cháy hết mình, lòng đầy nhiệt huyết nhưng “ngọn nết này không muốn cháy nữa” [57, tr.260]. Cứ nghĩ, những viên ngọc thanh khiết miễn nhiễm bụi trần nhưng nó mãi mãi bị bụi trần che phủ, không được ló dạng dưới ánh mặt trời. Người cha trong tiểu thuyết đã tự thổi tắt toàn bộ giấc mơ lớn nhất, cũng là sinh mệnh đời mình. Có thể nói “Hồ Anh Thái có sức hút rất lớn trong cái khiếu dí dỏm, nhưng những trang viết đẹp nhất của ông lại dành cả cho việc miêu tả nỗi buồn”, hình ảnh người con (nhân vật Sếp) là sự kế thừa những phẩm chất ưu tú của người cha (chàng kỹ sư), nhưng đã thay đổi ở cách nhìn về thế giới “năm ấy mười tám tuổi, anh chàng quyết chí ra đi cứu nước cứu nhà. Lại sang Đông Âu của cha ngày trước. Nuôi chí quyết tâm hẳn hoi, như một sự phục hận, cái hận người cha về nước tay trắng” [57, tr.243]. Anh không chấp nhận nỗi cô đơn trong bi kịch sinh bất phùng thời. Có lẽ với một thời thế khác, anh ta sẽ lựa chọn lối đi khác. Nhưng hình ảnh người cha, dù vẫn được lưu giữ trong anh như một giá trị trân quý, chắc chắn không thể trở thành bài học về phương châm sống. Nếu mẫu hình con người lạc loài được khắc họa tựa như nét đẹp quá vãng, thì mẫu hình doanh nhân thời hiện đại lại hiện lên trong sự pha tạp màu sắc thẩm mỹ của con người tiểu thuyết hiện đại.

Từ cuộc truy đuổi trong thực tế dẫn đến sự truy bức tinh thần. Người đã cứu bức tranh, rơi vào trạng thái luôn lo âu: lo âu về vị thế của mình, về sự an nguy của vợ con, về số phận của bức tranh đã qua từng bước thăng trầm của danh họa Hà Lan. Cũng chính từ kiểu nhân vật bị truy đuổi, ý nghĩa sâu xa của tác phẩm là vấn đề nhân vị, là chủ đề thân phận của triết - mĩ học hiện sinh. Con người mất niềm tin, lo âu, xa lạ với tha nhân, hoài nghi các chân giá trị.

Kiểu nhân vật bị đánh vắng

Nhân vật bị đánh vắng, bị bôi xóa là kiểu nhân vật của cảm quan hậu hiện đại.

Kiểu nhân vật này thường không tên gọi, không ngoại hình, lai lịch, tính cách nhân vật chỉ được đoán định qua những kí hiệu kèm theo. Nhân vật này xuất hiện khá sớm trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài (Thiên sứ) và ngày càng phổ biến trong văn xuôi đầu thế kỉ XXI với những nhà văn tiêu biểu. Thuận (T mất tích), Nguyễn Bình Phương (Người đi vắng, Ngồi), Nguyễn Việt Hà (Ba ngôi của người), Đỗ Phấn (Ruồi là ruồi) v.v.. Đặc biệt, với Hồ Anh Thái đây là kiểu nhân vật xuyên suốt toàn bộ truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Nhân vật bỗng dưng biến mất không có lí do, hoặc bị đánh tráo, bị triệt tiêu ngôn ngữ, tồn tại cũng như không. Giải mã kiểu nhân vật này ta nhận ra thông điệp nhà văn gửi gắm là thân phận bé nhỏ của con người. Trong Tranh Van Gogh mua để đốt, cô gái H’mông lai Tây là kiểu nhân vật như thế. Là cô gái - người chị điên, “Chính là cái cô được tuyển về làm diễn viên đóng cái vai nửa Mông nửa Kinh. Cũng chính là cái cô được vợ chồng sếp tuyển vào làm con gái nuôi; chính là người không đọc được kịch bản, hễ nhìn thấy chữ là lên cơn đau đầu. Cũng chính là cái cô phát hiện ra cả mấy giá sách không chữ, những cuốn sách không chữ đã lôi kéo

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết hồ anh thái từ góc nhìn kí hiệu học văn học (qua tranh van gogh mua để đốt) (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)