PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới sự sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của đào phai GL2-2
Thí nghiệm được tiến hành tại 3 địa điểm:
Tại Viện Nghiên cứu Rau quả, Gia Lâm, Hà Nội (vùng ĐBSH) Tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (vùng Đông Bắc).
Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (vùng núi Tây Bắc).
Các công thức thí nghiệm gồm có:
Công thức 1: trồng ngày 02/01 Công thức 2 (Đ/C): trồng ngày 02/02 Công thức 3: trồng ngày 02/03 Công thức 4: trồng ngày 02/04
Khoanh vỏ 10 tháng 8, tuốt lá 10 tháng 11 (âm lịch), cắt tỉa mỗi tháng 1 lần sau trồng 2 tháng
Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bón lót đối với sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của đào Phai GL2-2
Các công thức thí nghiệm gồm có:
Công thức 1 (Đ/C): nền (bón theo quy trình kỹ thuật).
Công thức 2: nền + bón lót thêm cho mỗi gốc 0,1 kg đạm urea + dung dịch dinh dưỡng Atonik (phun qua lá định kỳ 7 ngày/lần) - (cải tiến 1).
Công thức 3: nền + tưới lót mỗi gốc 0,1 lít EM 30ppm + dung dịch dinh dưỡng Atonik (phun qua lá định kỳ 7 ngày/lần) - (cải tiến 2).
Cây TN trồng ngày 02/02; Khoanh vỏ 10 tháng 8, tuốt lá 10 tháng 11 (âm lịch), cắt tỉa mỗi tháng 1 lần sau trồng 2 tháng
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt, tỉa đối với sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của đào phai GL2-2
Các công thức thí nghiệm gồm có:
Công thức 1: cắt tỉa 1 lần sau trồng 2 tháng (Đ/C).
Công thức 2: cắt tỉa 1 tháng/lần, sau trồng 2 tháng.
Cụng thức 3: cắt tỉa 1ẵ thỏng/lần, sau trồng 2 thỏng.
Cây TN trồng ngày 02/02, bón phân theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu Rau quả, khoanh vỏ 10 tháng 8, tuốt lá 10 tháng 11 (âm lịch)
Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của thời điểm khoanh vỏ đối với sự ra hoa và chất lượng hoa của giống đào Phai GL2-2
Các công thức thí nghiệm gồm có:
Công thức 1: khoanh vỏ trước Tết Nguyên đán 160 ngày (20/7 âm lịch).
Công thức 2 (Đ/C): khoanh vỏ trước Tết Nguyên đán 150 ngày (01/8 âm lịch).
Công thức 3: khoanh vỏ trước Tết Nguyên đán 140 ngày (10/8 âm lịch).
Công thức 4: khoanh vỏ trước Tết Nguyên đán 130 ngày (20/8 âm lịch).
Cây TN trồng ngày 02/02, bón phân theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu Rau quả, cắt tỉa mỗi tháng 1 lần sau trồng 2 tháng, tuốt lá 10 tháng 11 (âm lịch),
Thí nghiệm 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm tuốt lá đối với khả năng ra hoa và chất lượng hoa của giống đào Phai GL2-2
Các công thức thí nghiệm gồm có:
Công thức 1: không tuốt lá (đối chứng).
Công thức 2: tuốt lá trước Tết Nguyên đán 60 ngày (1/11 âm lịch).
Công thức 3: tuốt lá trước Tết Nguyên đán 50 ngày (10/11 âm lịch).
Công thức 4: tuốt lá trước Tết Nguyên đán 40 ngày (20/11 âm lịch).
Cây TN trồng ngày 02/02, bón phân theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu Rau quả, cắt tỉa mỗi tháng 1 lần sau trồng 2 tháng, khoanh vỏ 10 tháng 8
3.4.1.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 45 m2 tương đương 25 cây/ô thí nghiệm.
75 cây cho thí nghiệm. 300 cây/vùng nghiên cứu ảnh hưởng 1 số yếu tố khí hậu.
Tổng diện tích mỗi thí nghiệm kể cả giải bảo vệ là 600 m2. Mật độ trồng 1,2m x 1,5m, tương đương 5.500 cây/ha.
Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào, thí nghiệm 1 được tiến hành tại 3 địa điểm có điều kiện sinh thái khác nhau là Gia Lâm, Hà Nội; Định Hóa, Thái Nguyên và Mộc Châu, Sơn La. Để tạo ra sự khác biệt về điều kiện khí hậu, thí nghiệm ở mỗi địa điểm nghiên cứu có các công thức khác nhau về thời vụ trồng.
Để nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bón phân, tỉa cành, khoanh vỏ và tuốt lá ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa đào, thí nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả (Gia Lâm, Hà Nội).
Kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm cắt tỉa cành lá thực hiện liên tục sau trồng 2 tháng và kết thúc trước khi khoanh vỏ 10-15 ngày. Việc cắt tỉa cành lá nhằm tạo ra bộ tán cây cân đối, chỉ cắt bỏ loại cành tăm, yếu ớt hoặc cành lá bị sâu bệnh.
Kỹ thuật khoanh vỏ áp dụng theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiện cứu Rau Quả Gia Lâm Hà Nội, tiến hành khoanh vỏ ngoài thân cây, độ sâu vết cắt 2 mm chạm tới phần gỗ, ở phía dưới cặp cành cấp 1 đầu tiên 5-10 cm, độ sâu cắt vào vỏ khi khoanh là 2mm.
Kỹ thuật tuốt lá áp dụng ngắt bỏ toàn bộ lá xanh trên cây, để lại chân cuống lá, không được làm xước vỏ cành.
3.4.1.3. Các yếu tố phi thí nghiệm
Các yếu tố phi thí nghiệm đồng đều giữa các công thức được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Rau quả, Bộ NN&PTNT (Đặng Văn Đông và cs., 2010).
- Đất thí nghiêm là loại đất thịt, pHKCl 6,5-7, được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại.
- Mật độ trồng: 1,2m x 1,5m, tương đương 5.500 cây/ha hoặc 200 cây/sào.
- Kích thước hố trồng 0,4m x 0,4m.
- Bón phân: lượng bón trên 1ha là 30 tấn phân chuồng + 130 kgN + 150 kg P2O5 + 400 kg K2O. Chia ra các lần bón:
+ Bón lót: trên 1 ha bón 30 tấn phân chuồng + 100 kg P2O5 + 325 K2O (mỗi gốc đào bón khoảng 5kg hữu cơ (P/C) + 0,1 kg super lân + 0,1 kg K2SO4).
+ Bón thúc: chia thành nhiều lần bón, mỗi lần cách nhau 20 ngày (phải kết thúc bón trước khoanh vỏ 1 tháng), lượng bón trên 1 ha là 130kg N + 50 kg P2O5
+ 75 kg K2O (tương đương tổng lượng phân NPK10:10:5 bón thúc cho mỗi gốc đào là 0,13 kg/cây). quanh khu thí nghiệm trồng dải bảo vệ bằng hàng rào cây hoa thạch thảo. Khi xuất
- Phòng trừ sâu bệnh: xung hiện sâu, bênh, dùng thuốc đặc hiệu phun theo hướng dẫn của Cục BVTV.
Các công thức phi thí nghiệm được trồng vào tháng 2, cắt tỉa cành lá mỗi tháng 1 lần liên tục sau trồng 2 tháng và kết thúc trước khi khoanh vỏ 10-15 ngày.
Kỹ thuật khoanh vỏ áp dụng theo kinh nghiệm dân gian, tiến hành khoanh vỏ ngoài thân cây, độ sâu vết cắt 2 mm chạm tới phần gỗ, ở phía dưới cặp cành cấp 1 đầu tiên 5-10 cm, độ sâu cắt vào vỏ khi khoanh là 2mm.
Kỹ thuật tuốt lá, tiến hành ngắt bỏ toàn bộ lá xanh trên cây, để lại chân cuống lá, không được làm xước vỏ cành.
3.4.1.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Các chỉ tiêu về đánh giá đất ở 3 vùng trồng hoa đào
Mẫu đất lấy theo quy chuẩn Việt Nam TCVN 4046:1985 loại đất trồng trọt.
Phương pháp lấy mẫu tại 3 vùng trồng hoa đào: mẫu đất được lấy tại 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy 2 tầng đất độ sâu 50c cm, được phân tích tại Bộ môn Hóa học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
Các chỉ tiêu lý hóa tính của đất như dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, độ ẩm, CEC, pH, N, P, K tổng số và dễ tiêu... của 3 vùng sinh thái trồng hoa đào.
* Các chỉ tiêu khí tượng:
Số liệu khí tượng 3 vùng sinh thái từ nguồn trung tâm khí tượng thủy văn - Nhiệt độ trung bình các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây (tngay).
- Tổng nhiệt độ (Σt0C): đây là chỉ tiêu tích lũy nhiệt (tích ôn) trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (ST, PT) của cây đào.
- Số ngày có nhiệt độ thấp hơn 150C (nt<15).
- Số ngày có nhiệt độ thấp hơn 200C (nt<20).
- Tổng số giờ nắng (S giờ) trong từng giai đoạn ST, PT của cây đào.
- Tổng lượng mưa (R mm) trong từng giai đoạn ST, PT của cây đào.
* Chỉ tiêu sinh trưởng
Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 cây đánh dấu bằng thẻ, sau đó lấy giá trị trung bình, 1 tháng theo dõi 1 lần
- Đường kính thân (cm): dùng thước Palmer đo đường kính thân cây cách mặt đất 10 cm. Theo dõi định kỳ 2 tháng/lần.
- Đường kính tán (cm): theo dõi sau trồng 2, 4, 6 tháng.
Фtán (cm) = Chiều rộng tán hướng đông tây + Chiều rộng tán hướng bắc nam 2
- Số cành lộc (cành): đếm số lượng cành lộc hiện có trên cây.
* Các chỉ tiêu hình thành nụ và nở hoa
- Thời gian từ khoanh vỏ đến xuất hiện nụ hoa (ngày): tính từ ngày khoanh vỏ đến khi nụ hoa xuất hiện trên 50% số cây.
- Thời gian từ tuốt lá đến xuất hiện nụ hoa (ngày): tính từ ngày tuốt lá đến khi nụ hoa xuất hiện trên 50% số cây.
- Thời gian từ xuất hiện nụ đến nụ đạt cực đại (ngày): tính từ khi nụ hoa xuất hiện trên 50% số cây đến khi nụ hoa đạt kích thước cực đại (nụ tròn và thấy màu cánh hoa) trên 50% số cây.
- Thời gian nụ cực đại đến hoa nở (ngày): tính từ khi số nụ đạt cực đại trên 50% số cây đến khi 50% số hoa trên cây nở.
- Thời gian hoa nở đến Tết Nguyên đán (ngày): tính từ khi 50% số hoa trên cây nở đến 30/12 âm lịch.
* Các chỉ tiêu chất lượng hoa:
- Đường kính hoa (cm): dùng thước palmer để đo 2 đường kính vuông góc với nhau vào thời điểm hoa nở hoàn toàn, sau đó lấy giá trị trung bình.
- Số hoa/cây (hoa) =
Tổng số hoa trên các cây theo dõi Số cây hoa theo dõi
- Độ bền cành hoa tự nhiên (ngày): số ngày từ khi xuất hiện hoa nở đầu tiên đến khi có 50% số hoa trên cành tàn
* Các chỉ tiêu về mức độ sâu bệnh hại trên đồng ruộng
Điều tra ít nhất 5 cây theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Các loại sâu, bệnh theo dõi là: rệp sáp, sâu đục ngọn, nhện đỏ và bệnh chảy gôm, bệnh thủng lá theo phương pháp chuẩn đoán bằng mắt thường của Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (2007).
Điều tra sâu bệnh theo thang điểm của Viện Bảo vệ thực vật. Các mức gây hại được tính như sau:
Đối với sâu hại: (1-3)
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)
Cấp 2: TB (phân bố <1/3 cây/tổng số cây theo dõi) Cấp 3: Nặng (phân bố > 1/3 cây/tổng số cây theo dõi) Đối với bệnh hại: (1-5)
Cấp 1: < 10% số cây bị hại Cấp 2: 11- 25% số cây bị hại Cấp 3: 26 - 50% số cây bị hại Cấp 4: 50%-75% số cây bị hại
Cấp 5: >75% số cây bị hại
Tỷ lệ cây bị sâu bệnh (%): đếm số cây bị sâu, bệnh sau đó chia cho tổng số cây theo dõi.