PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới chất lượng hoa đào GL2-2
Chất lượng hoa được tạo nên bị chi phối bởi nhiều yếu tố sinh thái khác nhau như điều kiện đất đai, các yếu tố khí tượng (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng...), chế độ bón phân, chăm sóc, tỉa cành, khoanh vỏ, tuốt lá....
Ngoài những yếu tố do tác động cơ giới do người điều chỉnh, ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên tới chất lượng hoa cũng cần phải được đánh giá, chủ động khắc phục. Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới chất lượng hoa chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến giữa các chỉ tiêu chất lượng hoa và các chỉ tiêu khí tượng đã thu thập được trong các thí nghiệm rải vụ tiến hành ở 3 vùng sinh thái miền Bắc.
4.2.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa đào ở các vùng sinh thái khác nhau
Từ thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa đào ở 3 vùng sinh thái khác nhau, kết quả theo dõi về các chỉ tiêu chất lượng hoa đào GL2-2 được trình bày ở bảng 4.22.
Các chỉ tiêu về chất lượng hoa đào ở các thời vụ trồng đều khác nhau, có ý nghĩa thống kê với mức xác suất P=0,05. Tại Hà Nội số lượng hoa trên cành ở các thời vụ thay đổi từ 26,16-30,70 hoa, Thái Nguyên số hoa trên cành ở các thời vụ từ 26,65-31,63 hoa, Mộc Châu chỉ tiêu này đạt từ 29,1-36,37 hoa. Cũng tương tự như số hoa trên cành, các chỉ tiêu về đường kính hoa, thời gian từ ra nụ đến nở hoa và độ bền cành hoa tự nhiên đều khác nhau qua các thời vụ trồng.
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa đào GL2-2 ở các ở các vùng sinh thái khác nhau
Địa điểm
thí nghiệm Công thức
Số hoa trên cành
(hoa)
Đường kính hoa
(cm)
Nụ - Nở hoa (ngày)
Độ bền HTN (ngày)
Hà Nội
CT1: trồng 2/1 31,70 3,59 20,83 7,37
CT2: trồng2/2 30,43 3,47 21,13 7,00
CT3: trồng 2/3 28,63 3,33 21,57 6,80
CT4: trồng 2/4 26,17 3,10 22,17 6,57
LSD0,05 1,339 0,162 1,009 0,318
CV% 2,3 2,4 2,4 2,3
Thái Nguyên
CT1: trồng 2/1 31,63 3,88 19,00 6,57
CT2: trồng2/2 30,57 3,66 20,17 6,30
CT3: trồng 2/3 28,60 3,49 20,57 6,07
CT4: trồng 2/4 26,63 3,38 21,10 5,27
LSD0,05 1,284 0,182 1,313 0,472
CV% 2,2 2,5 3,3 3,9
Mộc Châu
CT1: trồng 2/1 36,37 4,16 22,67 9,00
CT2: trồng2/2 34,67 4,00 23,30 8,53
CT3: trồng 2/3 31,63 3,77 24,37 7,50
CT4: trồng 2/4 29,10 3,49 25,67 6,17
LSD0,05 1,512 0,344 2,478 1,187
CV% 2,3 4,5 5,2 7,6
Thời gian thực hiện thí nghiệm 2012 - 2014
Kết quả theo dõi ở 3 địa điểm nghiên cứu cũng có sự khác nhau rõ rệt, độ biến động (CV%) của các chỉ tiêu số hoa/cành, đường kính hoa, thời gian nụ nở hoa và độ bền cành hoa tự nhiên từ 2,2-7,6%, đáp ứng được yêu cầu độ sai khác trong thí nghiệm đồng ruộng với mức xác suất P=0,05. Theo chúng tôi, sở dĩ có sự khác nhau về chất lượng hoa ở các thời vụ khác nhau là do các vùng sinh thái khác nhau, các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đào khác nhau khi thời vụ trồng thay đổi.
Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới các chỉ tiêu chất lượng hoa đào GL2-2, chúng tôi tiến hành thống kê các cặp số liệu song song là số liệu khí tượng và số liệu về các chỉ tiêu chất lượng hoa đào GL2-2. Việc so sánh đánh giá 2 cặp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến.
4.2.3.2. Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí tượng với chất lượng hoa đào Để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các chỉ tiêu khí tượng ở các giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, từ khoanh vỏ đến tuốt lá và từ tuốt lá đến ra nụ đối với chất lượng hoa chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả phân tích thu được trình bày ở bảng 4.23.
Với các biến độc lập thì chất lượng hoa có quan hệ rất chặt với các yếu tố khí tượng giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, hệ số xác định R2 lên tới 0,542- 0,866, sự sai khác đều đạt ở mức có ý nghĩa với P<0,05; hệ số tương quan đều có Ftn >Fdf1=p ;df2=(n-p-1). Đặc biệt các chỉ tiêu số hoa trên cành, đường kính hoa và độ bền cành hoa tự nhiên có hệ số xác định rất cao (R2 = 0,707 đến 0,866). Các yếu tố khí tượng các giai đoạn từ tuốt lá đến ra nụ đối với chất lượng hoa có hệ số xác định R2 chỉ đạt 0,500–0,628, hệ số tương quan đều có Ftn >Fdf1=p ;df2=(n-p-1).Các yếu tố khí tượng các giai đoạn từ khoanh vỏ đến tuốt lá đối với chất lượng hoa hầu như không có sự chi phối đáng kể ngoài thời gian từ nụ đến nở hoa (R2=0,752), hệ số tương quan = 0,867, Ftn >Fdf1=p ;df2=(n-p-1).
Trong phương trình hồi quy đa biến thì các biến độc lập chi phối chất lượng hoa đào nhiều hay ít biểu hiện ở độ lớn các hệ số β1,β2,...., βk của biến đó.
Đối với số hoa trên cành, các yếu tố khí tượng giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ chi phối rõ rệt. Theo thứ tự giảm dần của các hệ số β1,β2,...., βk, số hoa trên cành chịu sự chi phối của các yếu tố khí tượng giai đoạn trước khoanh vỏ được xếp thứ tự giảm dần như sau: nhiệt độ trung bình > số ngày có nhiệt độ dưới 150C > số ngày có nhiệt độ dưới 200C > tích ôn > số giờ nắng > lượng mưa, hệ số xác định R2 lên tới 0,866; hệ số tương quan đều có Ftn >Fdf1=p ;df2=(n-p-1). Đường kính hoa chịu sự chi phối của các yếu tố khí tượng giai đoạn trước khoanh vỏ xếp thứ tự giảm dần là: nhiệt độ trung bình > số ngày có nhiệt độ dưới 200C > số ngày có nhiệt độ dưới 150C > tích ôn > số giờ nắng > lượng mưa, hệ số xác định R2 lên tới 0,835; hệ số tương quan đều có Ftn >Fdf1=p ;df2=(n-p-1). Đối với độ bền hoa tự nhiên, các yếu tố khí tượng giai đoạn trước khoanh vỏ chi phối rõ
rệt. Độ bền hoa tự nhiên chịu sự chi phối của các yếu tố khí tượng giai đoạn trước khoanh vỏ xếp thứ tự giảm dần như sau: nhiệt độ trung bình > số giờ nắng
> số ngày có nhiệt độ dưới 200C > số ngày có nhiệt độ dưới 150C > tích ôn >
lượng mưa, hệ số xác định R2 lên tới 0,707; hệ số tương quan đều có Ftn
>Fdf1=p ;df2=(n-p-1).
Bảng 4.23. Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí tượng đối với chất lượng hoa đào GL2-2
Giai đoạn Phương trình hồi quy R2 r
A. Số hoa trên cành với các yếu tố khí tượng giai đoạn:
1. Trồng - KV Y = 45,614-0,849t+0,012∑t+0,052n(t<15)-0,023n(t<20)+0,002S-0,001R 0,866 0,931*
2. KV – tuốt lá Y = -90,922+1,772t+0,131∑t+0,763n(t<15)+0,187n(t<20)+0,076S+0,019R 0,373 0,611* 3. Sau tuốt lá Y = 128,917-4,010t-0,016∑t-0,652n(t<15)-1,061n(t<20)+0,037S-0,013R 0,537 0,733*
B. Đường kính hoa (cm) với các yếu tố khí tượng giai đoạn:
1. Trước KV Y = 4,445 -0,099t+0,002∑t+0,004n(t<15)-0,008n(t<20)+0,001S+0,001R 0,835 0,914*
2. KV – tuốt lá Y = 4,189+0,022t-0,016∑t+0,140n(t<15)-0,028n(t<20)+0,006S+0,001R 0,501 0,708*
3. Sau tuốt lá Y = 10,219+0,260t+0,004∑t+0,001n(t<15)+0,065n(t<20)+0,005S+0,003R 0,541 0,736*
C. Độ bền cành hoa tự nhiên với các yếu tố khí tượng giai đoạn:
1. Trước KV Y = -2,540 0,155t+0,002∑t+0,005n(t<15)+0,007n(t<20)+0,006S+0,001R 0,707 0,841*
2. KV – tuốt lá Y = 31,564–1,086t+0,036∑t+0,030n(t<15)–0,048n(t<20)–0,010S–0,002R 0,223 0,472ns 3. Sau tuốt lá y = 34,833-1,161t-0,005∑t-0,095n(t<15)-0,391n(t<20)+0,02S+0,028R 0,500 0,707*
D. Thời gian từ nụ đến hoa nở với các yếu tố khí tượng giai đoạn:
1. Trước KV Y = 42,643-0,339t-0,023∑t-0,036n(t<15)+0,041n(t<20)-0,006S+0,0004R 0,542 0,736*
2. KV – tuốt lá Y= -254,267+8,044t-0,142∑t+3,795n(t<15)+0,083n(t<20)+0,167S+0,058R 0,752 0,867*
3. Sau tuốt lá y = 37,168+1,092t+0,027∑t+0,512n(t<15)+0,022n(t<20)+0,092S+0,044R 0,628 0,793*
Ghi chú: *Tương quan có ý nghĩa ở P=0,95; Fdf1=p ;df2=(n-p-1)=F6 ;29 =2,43
Đối với thời gian từ nụ đến nở hoa, các yếu tố khí tượng giai đoạn từ khoanh vỏ đến tuốt lá chi phối rõ rệt. Thời gian từ nụ đến nở hoa chịu sự chi phối của các yếu tố khí tượng giai đoạn từ khoanh vỏ đến tuốt lá xếp thứ tự giảm dần như sau: nhiệt độ trung bình > số ngày có nhiệt độ dưới 150C > số giờ nắng >
tích ôn >số ngày có nhiệt độ dưới 200C > lượng mưa, hệ số xác định R2 lên tới 0,752; Nhìn chung các hệ số xác định đều đạt sự sai khác có ý nghĩa ở mức P<0,05; hệ số tương quan đều có Ftn >Fdf1=p ;df2=(n-p-1).
4.2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới số hoa trên cành
Để đánh giá ảnh hưởng riêng của từng yếu tố khí tượng tới số hoa trên cành chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính giữa số hoa trên cành với nhiệt độ trung bình, tích ôn, số ngày có nhiệt độ t<150C, số ngày có nhiệt độ t<200C, số giờ nắng và lượng mưa. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới số hoa trên cành thu được trình bày ở bảng 4.24 và hình 4.15.
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng đối với số hoa trên cành của cây đào GL2-2
Phương trình hồi quy R2 r
1. Giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ
Y = 55,004 – 0,994t 0,727 -0,853*
Y= 24,917 + 0,013∑t 0,086 0,294ns
Y= 27,878 + 0,120n(t<15) 0,778 0,882*
y = 26,572 + 0,073n(t<20) 0,816 0,903*
y = 21,229 + 0,013S 0,590 0,768*
y = 33,478 – 0,003R 0,030 -0,173ns
2. Giai đoạn tuốt lá – ra nụ
y = 39,472 - 0,451t 0,119 -0,346ns
y = 30,381 + 0,002∑t 0,003 0,050ns
y = 29,736 + 0,164n(t<15) 0,097 0,312ns
y = 29,276 + 0,081n(t<20) 0,012 0,111ns
y = 29,887 + 0,011S 0,007 0,085ns
y = 31,768 - 0,044R 0,078 -0,280ns
Ghi chú: R0,05;df=34 =0,322; *Tương quan có ý nghĩa ở α=0,05; ns không tin cậy
Số hoa trên cành có tương quan khá chặt đối với nhiệt độ trung bình, số ngày có nhiệt độ t<150C và số ngày có nhiệt độ t<200C của giai đoạn trước khoanh vỏ, HSXĐ đạt từ 0,727 đến 0,816, sự sai khác đều có ý nghĩa với mức P<0,05; hệ số tương quan từ 0,853-0,903, Rtn> R0,05;df=34. Số lượng hoa trên cành có tương quan nghịch với nhiệt độ trung bình nhưng lại tỷ lệ thuận với số ngày có nhiệt độ thấp (t<150C và t<200C) giai đoạn trước khoanh vỏ. Như vậy ở giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ nhiệt độ trung bình càng thấp, số ngày có nhiệt độ thấp càng nhiều thì số lượng hoa trên cành càng nhiều, cành càng dày hoa, chất lượng tốt. Số hoa trên cành cũng phụ thuộc vào số giờ nắng giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ nhưng không chặt chẽ, hệ số xác định R2=0,590, sự sai khác có ý nghĩa với mức P<0,05, hệ số tương quan 0,768, Rtn> R0,05;df=34 (bảng 4.24 và hình 4.15).
a) Số hoa/cành & nhiệt độ TB b) Số hoa/cành & số ngày t<150C
c) Số hoa/cành &số ngày t<200C d) Số hoa/cành & số giờ nắng Hình 4.15. Đồ thị hồi quy giữa số hoa trên cành với
các yếu tố khí tượng giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ
Kết quả này cũng phù hợp với những kết quả đánh giá giai đoạn trước khoanh vỏ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đào đã nêu ở phần trên. Kết quả đạt được phù hợp với các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về yêu cầu nhiệt độ thấp của cây đào. Giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ là giai đoạn quan trọng, nó kéo dài suốt thời gian của vụ trồng đào vì thế sự tích lũy nhiệt độ thấp ở giai đoạn này có tác dụng làm tăng chất lượng hoa đào rất rõ.
Hệ số hồi quy a trong phương trình y = ax + b giữa số hoa trên cành với số ngày có nhiệt độ t<150C và số ngày có nhiệt độ t<200C giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ là 0,120 và 0,073, còn với nhiệt độ trung bình thì a = 0,994 chứng tỏ sự chi phối của nhiệt độ trung bình là rất cao. Do đó, việc chọn vùng trồng đào rất cần phải quan tâm đến chế độ nhiệt.
4.2.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới đường kính hoa
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh
trưởng của cây tới đường kính hoa đào GL2-2 cho thấy, nhìn chung các yếu tố khí tượng chi phối rất ít tới chỉ tiêu đường kính hoa.
a) Ф hoa & nhiệt độ TB b) ф hoa &số ngày t<150C
c) Ф hoa & số ngày t<200C d). Ф hoa & số giờ nắng
Hình 4.16. Đồ thị hồi quy biểu diễn tương quan giữa đường kính hoa với các yếu tố khí tượng
Riêng ở giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, số giờ nắng có tương quan thuận khá chặt với đường kính hoa, hệ số xác định R2 lên tới 0,727; hệ số tương quan r = 0,853, Rtn> R0,05;df=34. Điều này cho thấy trong giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, nếu năm nào có nhiều nắng thì đường kính hoa sẽ lớn, chất lượng hoa sẽ cao hơn nhiều. Ở giai đoạn này nhiệt độ trung bình, số ngày nhiệt độ thấp dưới 150C và 200C cũng ảnh hưởng tới đường kính hoa tuy tương quan không chặt, HSXĐ chỉ đạt từ 0,601- 0,638; hệ số tương quan từ 0,775-0,799, Rtn>
R0,05;df=34trong khi nhiệt độ trung bình nghịch biến với đường kính hoa thì số ngày có t<150C và t<200C lại đồng biến với đường kính hoa. Các yếu tố khí tượng ở giai đoạn từ khoanh vỏ đến tuốt lá chi phối đường kính hoa rất ít, trong đó số giờ nắng cũng chi phối rõ hơn so với chế độ nhiệt và lượng mưa.
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng đối với đường kính hoa đào GL2-2
Phương trình hồi quy R2 r
Giai đoạn trồng đến khoanh vỏ
y = 6,093 - 0,101t 0,625 -0,791*
y =3,191 + 0,001∑t 0,040 0,200ns
y = 2,356 + 0,012n(t<15) 0,601 0,775*
y = 3,228 + 0,007n(t<20) 0,638 0,799*
y = 2,483 + 0,002S 0,727 0,853*
y = 3,734 - 0,001R 0,004 -0,063ns
Giai đoạn từ tuốt lá đến ra nụ
y = 5,044 - 0,072t 0,256 -0,506ns
y = -15,370 + 97,250 ∑t 0,441 -0,664*
y = 3,494 + 0,024n(t<15) 0,178 0,422ns
y = 3,178 + 0,028n(t<20) 0,126 0,355ns
y = 3,691 - 0,001S 0,001 -0,102ns
y = 3,610 + 0,000R 0.000 0.001ns
Ghi chú: R0,05;df=34 =0,322; *Tương quan có ý nghĩa ở α=0,05; ns không có ý nghĩa
Ở giai đoạn từ tuốt lá đến ra nụ thì các yếu tố khí tượng không chi phối tới đường kính hoa, hệ số xác định rất thấp, riêng số giờ nắng và lượng mưa thì sai khác không có ý nghĩa thống kê.
Đường kính hoa là chỉ tiêu chất lượng hoa chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài chế độ nhiệt, số giờ nắng và lượng mưa thì chế độ dinh dưỡng đất và khả năng tích lũy sinh khối từ các giai đoạn sinh trưởng trước đây cũng có sự chi phối nhiều.Từ khi trồng, thời kỳ cây con, nếu cây đào gặp được những điều kiện thuận lợi như bón phân lót đầy đủ giúp cho cây con bén rễ, hồi xanh nhanh. Sau này, ở các giai đoạn sinh trưởng khác, cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ sinh trưởng tốt thì hoa sẽ to.
4.2.3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới thời gian từ nụ đến nở hoa Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.26.
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới thời gian từ nụ đến nở hoa của cây đào GL2-2
Phương trình hồi quy R2 r
1. Giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ
y= 29,506 - 0,310t 0,120 -0,346*
y = 30,701 - 0,021∑t 0,365 -0,604*
y = 22,006 - 0,006n(t<15) 0,003 -0,056ns
y = 21,461 + 0,008n(t<20) 0,016 0,125ns
y = 19,998 + 0,003S 0,041 0,203ns
y = 25,727 - 0,004R 0,086 -0,293ns
2. Giai đoạn tuốt lá – ra nụ
y = 31,889 - 0,504t 0,254 -0,504*
y = 20,895 + 0,014∑t 0,239 0,489*
y = 20,991 + 0,188n(t<15) 0,217 0,465*
y = 17,544 + 0,283n(t<20) 0,260 0,510*
y = 21,356 + 0,009S 0,009 0,093ns
y = 21,110 + 0,027R 0,050 -0,223ns
Ghi chú: R0,05;df=34 =0,322; *Tương quan có ý nghĩa ở α=0,05; ns không tin cậy
Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đối với thời gian từ đào nụ đến hoa nở chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính giữa các chỉ tiêu khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng với thời gian từ nụ đến nở hoa. Qua bảng 4.26 cho thấy, nhìn chung các yếu tố khí tượng ít chi phối tới thời gian nụ đào nở hoa, HSXĐ và HSTQ đều quá nhỏ.
4.2.3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tới độ bền cành hoa tự nhiên Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính mối quan hệ giữa chỉ tiêu khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây đào với độ bền cành hoa tự nhiên tại bảng 4.27 và hình 4.17,
Giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, nhiệt độ trung bình, số ngày có nhiệt độ dưới 150C và số ngày có nhiệt độ t<200C đều có tương quan không chặt với độ bền cành hoa tự nhiên. Riêng số giờ nắng có tương quan đồng biến khá chặt với độ bền cành hoa tự nhiên, HSXĐ đạt 0,631 với sự sai khác có ý nghĩa P<0,05; hệ số tương quan 0,794, Rtn> R0,05;df=34. Như vậy có thể nói, chế độ nhiệt ở giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ không chi phối gì với độ bền cành hoa tự nhiên. Riêng số giờ nắng giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ càng nhiều thì độ bền hoa tự nhiên càng cao.
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng tới độ bền cành hoa tự nhiên
Phương trình hồi quy R2 r
Giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ
y = 13,866 - 0,282t 0,424 -0,651*
y = 5,645 + 0,003∑t 0,033 0,182ns
y = 6,155 + 0,035n(t<15) 0,488 0,698*
y = 5,774 + 0,021n(t<20) 0,510 0,714*
y = 3,370 + 0,005S 0,631 0,794*
y = 7,047 - 0,0001R 0,0004 -0,019ns
Giai đoạn tuốt lá – ra nụ
y = 10,518 - 0,181t 0,139 -0,373*
y = 6,790 + 0,002∑t 0,020 0,141ns
y = 6,603 + 0,069n(t<15) 0,124 0,352*
y = 6,203 + 0,047n(t<20) 0,031 0,176ns
y = 6,730 + 0,004S 0,005 0,073ns
y = 6,749 + 0,006R 0,012 0,108ns
Ghi chú: R0,05;df=34 =0,322; *Tương quan có ý nghĩa ở α=0,05; ns không tin cậy
a) Nhiệt độ từ trồng - khoanh vỏ b) Số ngày có t<150C từ trồng - khoanh vỏ
c) Số ngày có t<200C từ trồng - khoanh vỏ d) Số giờ nắng từ trồng – khoanh vỏ Hình 4.17. Đồ thị hồi quy giữa độ bền cành hoa tự nhiên với
các yếu tố khí tượng ở giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ