PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu thí nghiệm
Để biết được ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đối với các chỉ tiêu sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của giống đào GL2-2 chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính các cặp số liệu theo dõi được từ thí nghiệm 1. Thí nghiệm tại 3 vùng sinh thái, mỗi vùng bố trí 4 thời vụ khác nhau, kết quả thu được 36 cặp số liệu theo dõi song song các chỉ tiêu khí tượng và các chỉ tiêu sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa của cây đào. Bài toán hồi quy tuyến tính đơn biến và hồi quy tuyến tính đa biến (Multiple linear) bằng hàm Linest được tiến hành trên công cụ excel 6.0, Cụ thể như sau:
Phân tích hồi quy tuyến tính giữa đường kính thân và đường kính tán cây đào GL2-2 với các yếu tố khí tượng:
+/ Hồi quy tuyến tính đa biến giữa đường kính thân và đường kính tán với các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn sinh trưởng từ trồng đến 60, 120 và 180 ngày tuổi.
+/ Hồi quy tuyến tính đơn biến giữa đường kính thân và đường kính tán với mỗi yếu tố khí tượng riêng rẽ ở các giai đoạn sinh trưởng từ trồng đến 60, 120 và 180 ngày tuổi.
Phân tích hồi quy tuyến tính giữa thời gian từ tuốt lá đến xuất hiện nụ hoa với các yếu tố khí tượng:
+/ Hồi quy tuyến tính đa biến giữa thời gian xuất hiện nụ hoa với các yếu tố khí tượng ở các giai đoạn phát triển từ trồng đến khoanh vỏ, từ khoanh vỏ đến tuốt lá và từ tuốt lá đến ra nụ.
+/ Hồi quy tuyến tính đơn biến giữa thời gian xuất hiện nụ hoa với mỗi yếu tố khí tượng riêng rẽ ở các giai đoạn phát triển từ trồng đến khoanh vỏ, từ khoanh vỏ đến tuốt lá và từ tuốt lá đến ra nụ.
Phân tích hồi quy tuyến tính giữa chỉ tiêu chất lượng hoa đào GL2-2 với các yếu tố khí tượng:
+/ Hồi quy tuyến tính đa biến giữa các chỉ tiêu chất lượng hoa đào GL2-2 là đường kính hoa, số hoa/cây, độ bền cành hoa tự nhiên và thời gian từ nụ đến hoa nở với các yếu tố khí tượng giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, từ khoanh vỏ đến tuốt lá và từ tuốt lá đến ra nụ.
+/ Hồi quy tuyến tính đơn biến giữa các chỉ tiêu chất lượng hoa đào GL2-2 là đường kính hoa, số hoa/cây, độ bền hoa tự nhiên và thời gian từ nụ đến hoa nở với mỗi yếu tố khí tượng riêng rẽ ở các giai đoạn từ trồng đến khoanh vỏ, từ khoanh vỏ đến tuốt lá và từ tuốt lá đến ra nụ.
3.4.2.2. Phân tích sai số các thí nghiệm đồng ruộng:
Để đánh giá sai số các thí nghiệm đồng ruộng, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu theo dõi thí nghiệm bàng phần mềm IRRISTAT5.0 với phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB).
3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - Tổng thu (GR): GR = Y x P
Trong đó: P là giá của 1 đơn vị sản phẩm ở thời điểm thu hoạch.
Y là tổng sản phẩm thu hoạch trên 1 đơn vị diện tích.
- Tổng chi phí (TVC) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
- Chi phí vật chất: bao gồm tất cả chi phí vật tư, giống, phân bón, nước tưới, thuốc BVTV... (không tính công lao động).
- Thu nhập thuần = Tổng thu - Chi phí vật chất - Lãi thuần (RAVC): RAVC = GR – TVC
- Hiệu quả đồng vốn = Thu nhập thuần/Chi phí vật chất
- Giá trị ngày công lao động = Thu nhập thuần/Số ngày công lao động
- So sánh hiệu quả của 2 biện pháp kỹ thuật cũ và mới: áp dụng công thức tính tỷ số lợi nhuận biên (MBCR):
f n
f n
TVC TVC
GR MBCR GR
Trong đó: GRf là tổng thu nhập của kỹ thuật cũ(đối chứng).
GRn là tổng thu nhập của kỹ thuật mới cải tiến.
TVCf là tổng chi phí của kỹ thuật cũ (đối chứng).
TVCn là tổng chi phí của kỹ thuật mới cải tiến.
- Điều kiện để áp dụng biện pháp kỹ thuật mới là:
TVCn – TVCf> 0; MBCR 2
Hiệu quả kinh tế ước tính theo giá bán trung bình cây đào tại từng địa phương và bình quân ở cả 3 địa điểm quy về cùng thời điểm Tết Nguyên đán 1/2015. Khi thu hoạch, cây đào được phân làm 3 loại (đẹp, khá và bình thường), giá bán của 3 loại này là khác nhau nên việc tính hiệu quả kinh tế phải dựa vào tổng thu thực tế trên 1 ha của riêng mỗi thí nghiệm.