CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
3.1.1. Đổi mới phương thức quản lý công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Đổi mới cơ chế kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước là vấn đề rất quan trọng trong điều kiện Đảng, Nhà nước ta đang ra sức thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và đây cũng là mục tiêu lâu dài, không chỉ đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng NSNN mà còn tác động đến công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường,chất lượng phục vụ nhân dân.
Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Chính phủ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kiểm soát các khoản chi NSNN nói chung và đặc biệt là kiểm soát các khoản chi thường xuyên, không chỉ đối với các vấn đề mang tính chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát chi mà còn tác động sâu sắc đến bộ máy tổ chức kế toán và hoạt động nghiệp vụ xét cả trên khía cạnh hoạt động thực tiễn và xây dựng các văn bản liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
Một là, đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương đặc biệt là vai trò điều hành ngân sách.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW; Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007- 2011 khẳng định sẽ cải cách tài chính công theo hướng tăng cường phân cấp quản lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
ngân sách trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất về thể chế và vai trò chủ đạo của Nhà nước Trung ương, phân cấp mạnh và giao quyền chủ động cho chính quyền địa phương, nhất là quyền quyết định về ngân sách. Theo đó quyền hạn của HĐND cấp tỉnh sẽ được nâng cao hơn nữa trong việc giám sát. Mỗi cấp ngân sách phải chịu trách nhiệm quyết định, phê chuẩn ngân sách của cấp mình và bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới. Việc gia tăng quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương tạo ra nhu cầu cấp thiết về năng lực, tăng cường tính minh bạch và các thể chế giải trình trách nhiệm tài chính.
Hai là,đổi mới phương thức quản lý NSNN theo đầu vào sang quản lý theo kết quả đầu ra.
Điều này sẽ có tác động lớn tới việc sử dụng loại hình, phương thức kiểm soát chi và xác định mục tiêu kiểm soát chi NSNN của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Chính vì vậy, một khi thực hiện đổi mới quy trình kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, không chỉ giao quyền chủ động cho chủ thể quản lý, sử dụng NSNN mà còn đảm bảo định hướng chi tiêu theo chương trình, kếhoạch ngân sách đãđịnh trước, từ đó có thể đo lường hiệu quả mang lại từ nguồn ngân sách đã được bố trí trong năm hoặc nhiều năm. Vấn đề đặt ra là cần có cơ chế pháp lý ràng buộc đủ mạnh, hiện đại hóa công nghệ giám sát để các đơn vị sử dụng NSNN theo đúng mục tiêu đãđề ra, gắn với cơ chế quản lý tài sản công nhằm đảm bảo nguồn kinh phí giao được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu, tránh thất thoát, lợi dụng để tiêu cực. Bởi hiện nay tình trạng chi tiêu từ NSNN còn tuỳ tiện, chưa thực sự tiết kiệm, còn lãng phí lớn vì chưa có một cơ chế, quy định nhằm đánh giá kết quả từ việc sử dụng NSNN. Do đó, để lượng hóa được chi phí và kết quả mà các đơn vị đã thực hiện từ nguồn NSNN là công việc không dễ dàng mà cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, mang tính khả thi cao.
Ba là, Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập liên quan đến việc quản lý, sử dụng NSNN sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một bước phát triển quan trọng trong quản lý chi NSNN; việc giao quyền này được đẩy mạnh và tiến hành song song. Những thay đổi này dẫn đến các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ dần thu hẹp lại phạm vi kiểm soát chi.
Bốn là, Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN thông qua việc thực hiện dự án Cải cách quản lý tài chính công (TABMIS) nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
Hiện nay, Kho bạc Nhà nước đang triển khai vận hành Hệ thống thông tin tích hợp quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) nhằm hỗ trợ rất lớn đối với quá trình cải cách công tác quản lý tài chính công như việc thống nhất cơ chế và quy trình ngân sách; đổi mới trong quản lý phân cấp thu và quản lý chi NSNN; tập trung thông tin thu chi ngân sách các cấp một cách đồng bộ, kịp thời; phân định rõ hơn chức năng nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan chấp hành ngân sách. Hệ thống TABMIS còn góp phần thúc đẩy hỗ trợ quá trình triển khai các cơ chế, chính sách và quy trình quản lý tài chính công khác như: hỗ trợ đặt nền móng để xây dựng mô hình Tổng Kế toán Nhà nước, thực hiện tài khoản, kho bạc duy nhất; cải cách và quản lý các khoản vay nợ, thực hiện cam kết chi NSNN, trao đổi thông tin giữa các nghiệp vụ khác, góp phần thay đổi mạnh thanh toán điện tử, giao dịch không dùng tiền mặt, trao đổi thông tin thu chi NSNN...Đây là những kết quả cải cách mạnh mẽ đề ra trong dự án Cải cách quản lý tài chính mà trung tâm là dự án TABMIS. Các thông tin được ghi nhận trong hệ thống TABMIS là nguồn thông tin phong phú để phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách.
Năm là, Đổi mới phương thức quản lý, sử dụng ngân sách theo hướng gắn kết quả đầu tư của NSNN với hiệu quả của xã hội; thực hiện việc lập dự toán, quyết toán NSNN; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cấp có thẩm quyền ban hành gắn với việc xử lý vi phạm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Điều này đòi hỏi phải đổi mới toàn diện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước theo hướng: Tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN, phát hiện và từ chối kịp thời các khoản chi sai chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức chi do cấp có thẩm quyền ban hành, đề nghị xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật NSNN; đổi mới công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho phù hợp với đổi mới cải cách lĩnh vực tài chính công.
Sáu là, Kho bạc Nhà nước tăng cường kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và nội quy, quy chế của đơn vị để góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.Vì vậy Kho bạc Nhà nước cần nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Cán bộ công chức, tăng cường vai trò hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phương thức kiểm soát chi thường xuyên NSNN, theo hướng đơn giản,nhanh gọn,tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN.