Định hướng hoàn thiện tổ chức kế toán kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thừa thiên huế (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

3.1.2. Định hướng hoàn thiện tổ chức kế toán kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của KBNN không ngừng được hoàn thiện và mở rộng, tổ chức bộ máy KBNN thường xuyên được củng cố, hoàn thiện, hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động ngày càng nâng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ; từ đó đã khẳng định ngày một rõ hơn vị trí, vai trò của KBNN thuộc hệ thống Tài chính Nhà nước trong các giai đoạn phát triển.

Hệ thống KBNN luôn thường xuyên quan tâm phát triển đến nhân tố con người với mục tiêu xây dựng một hệ thống tổ chức và một đội ngũ cán bộ trong sạch và vững mạnh. Đến nay, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ KBNN đã có bước chuyển biến rất tích cực, KBNN cũng đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức KBNN không chỉ mạnh về trình độ, giỏi về kỹ năng nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần phục vụ tốt, có văn hoá và văn minh. Hệ thống KBNN đang

Trường Đại học Kinh tế Huế

triển khai hàng loạt các đề án nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng phục vụ; mà trọng tâm là xây dựng các đơn vị KBNN mẫu mực về quy trình nghiệp vụ, mẫu mực về công sở và mẫu mực trong văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp, từng bước xây dựng văn minh, văn hoá nghề Kho bạc với mục tiêu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các đơn vị sử dụng ngân sách và người dân những điều kiện phục vụ tốt nhất, hoàn thiện nhất và văn minh nhất.

Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quyết định đến việc tổ chức quản lý tài chính có hiệu quả. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cấp chính quyền ngày càng nhiều đãảnh hưởng đến các khoản thu – chi NSNN, đòi hỏi việc hoàn thiện bộ máy và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính đang đặt ra những yêu cầu cấp bách.

Chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát chi của KBNN: Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, cán bộ KBNN cần đảm bảo trách nhiệm đối với công việc để có thể đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ, đồng thời cũng hạn chế phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.

Cùng với yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế của đất nước, Hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN với khối lượng hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm. Để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi Kho bạc Nhà nước phải hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán làm công tác kiểm soát chi như sau:

Một là, Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán phải gắn liền với hoạt động của Kho bạc Nhà nước theo hướng chuyên nghiệp, tập trung cao và chuyên sâu về lĩnh vực kiểm soát, đảm bảo tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi.

Phát triển tổ chức bộ máy kế toán thuộc Kho bạc Nhà nước để thực sự trở thành công cụ đủ mạnh để thựchiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN. Phân định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán kiểm soát chi Kho bạc Nhà nước với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hai là, Việc phân công nhiệm vụ từng kế toán viên đảm bảo tính chủ động, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ,bất kiêm nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; đội ngũ kế toán của hệ thống Kho bạc Nhà nước một mặt cần được tăng cường, nâng cao trình độ. Mặt khác cần được bố trí, tổ chức phù hợp với nguyên tắc, quy định của Nhà nước và phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo quản lý an toàn tiền và tài sản.

Ba là, Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Kho bạc Nhà nước phải đạt được mục tiêu thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi NSNNthông qua việc áp dụng đa dạng hóa các loại hình kiểm soát, hỗ trợ đắc lực cho Bộ Tài chính, UBND các cấp và các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN, đồng thời là công cụ đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN.

Để đảm bảo tiến trình đổi mới toàn diện về cơ chế, chính sách và tổ chức, bộ máy, nguồn nhân lực, trong đó lấy công nghệ thông tin làm nền tảng. Theo Nhóm tác giả trước hết, hệ thống Kho bạc Nhà nước cần phải có bước chuẩn bị về kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, theo hướng tiên tiến, hiện đại, với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, chuyên môn cao và được chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hội đủ cả về phẩm chất, đạo đức và tài năng, trong đó hình thành một đội ngũ cán bộ kế toán làm hạt nhân đảm bảo tinh thông nghiệp vụ, am tường về lĩnh vực ngân sách, tài chính.

Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả. Đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính; rút gọn và công khai hóa quy trình, thủ tục theo hướng bình đẳng, thông thoáng, thống nhất, minh bạch, hiện đại, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển và tiến trình hội nhập quốc tế.

Nhìn chung, việc xây dựng, củng cố tổ chức Kế toán kiểm soát chi thường xuyên NSNN được KBNN chú trọng, việc ban hành quy trình, chế độ chính sách để làm cơ sở kiểm soát chi thường xuyên NSNN ngàycàng được hoàn thiện hơn cụ thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

là: Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính, Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/02/2013 của KBNN, Công văn số 1472/KBNN-KTNN ngày 28/5/2012 của KBNN về việc hướng dẫn bố trí bộ máy kế toán trong điều kiện triển khai TABMIS, Công văn số 3555/KBNN-KSC ngày 19/12/2012 của KBNN về việc hướng dẫn kiểm soát chi theo Thông tư số 161/2012/TT-BTC cho thấy rõ công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đòi hỏi phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn định mức chicủa các cấp có thẩm quyền ban hành, nhưng phải đảm bảo thông thoáng, hạn chế thủ tục rườm rà, quy trình nghiệp vụ phải được rõ ràng, công khai minh bạch, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Thể hiện sự quyết tâm cao độ của LãnhđạoKBNN và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN các cấp.

Thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với vấn đề quản lý dữ liệutài chính, kiểm soát thu – chi NSNN, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy tài chính, đảm bảo sự điều hành thống nhất và quản lý chặt chẽ nền tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thừa thiên huế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)