Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 7 1.1. Tổng quan về quản lý nguồn nhân lực
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến QLNNL và hiện nay hầu hết các yếu tố này
Trường Đại học Kinh tế Huế
đều có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Cơ bản có thể chia thành hai nhóm yếu tố có thể ảnh hưởng:
Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như: kinh tế, dân số, pháp luật, văn hóa, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật[1, tr.45-48]…
Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong như: mục tiêu, chiến lược của công ty, văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnhđạo của doanh nghiệp[1, tr.49-51]…
1.3.1. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên ngoài
- Xu thế phát triển kinh tế: Xu thế phát triển kinh tế của đất nước hay đúng hơn là chu kỳ phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý NNL trong DN. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, hoặc kinh tế bất ổn định có chiều hướng đi xuống, DN một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Ngược lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, DN lại có nhu cầu phát triển NNL về cả số lượng và chất lượng, tăng cường đào tạo, huấn luyện, phát triển người lao động về mọi mặtnhằm thu hút người lao động tham gia vào các quá trình thực hiện và hoàn thành mục tiêu chất lượng của DN là tăng cường và mở rộng SXKD.
- Quy mô và tốc độ phát triển dân số- cơ cấu dân cư: Nhìn chung tốc độ tăng trưởng về dân số của một quốc gia luôn có tác động không nhỏ tới nhu cầu NNL của các DN. Khi dân số phát triển nhanh, lực lượng lao động hằng năm cần việc làm ngày càng đông. Vì vậy các DN phải có sự điều chỉnh kế hoạch NNL của mình cho phù hợp với biến động của dân số cả về tốc độ tăng trưởng cũng như tỉ lệ nam, nữ.
- Cơ chế quản lý – hệ thống luật pháp: Hoạt động SXKD cũng như công tác chính trị, NNL trong DN bị ảnh hưởng rất lớn bởi các cơ chế quản lý, hệ thống pháp luật… Hệ thống pháp luật bắt buộc các DN phải ngày càng quan tâm hơn đến các lợi ích chính đáng của người lao động trong đó có nhu cầu phát triển về nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến, môi trường lao động…
- Áp lực cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, các DN không chỉ cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà còn cạnh tranh về tài nguyên NNL, vì
Trường Đại học Kinh tế Huế
NNL là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh. Do đó áp lực cạnh tranh buộc DN phải thực hiện tốt công tác QLNNL, nâng cao vai trò của yếu tố con người trong đó việc giữ gìn, phát triển và thu hút NNL chất lượngcao nhằm thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh đãđề ra có ý nghĩa rất lớn.
- Khách hàng: Khách hàng là mục tiêu rất quan trọng đối với DN. Thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ là cách tốt nhất để đạt được mục đích kinh doanh của DN. NNL có chất lượng tốt góp phần làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của DN.
- Văn hóa – xã hội: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng biệt, đặc trưng văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng đến tư duy và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, các vấn đề thuộc về văn hóa–xã hội như lối sống, nhân quyền, dân tộc, khuynh hướng tiết kiệm và tiêu dùng, thái độ đối với chất lượng cuộc sống, vai trò của phụ nữ trong xã hội có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động SXKD của DN nói chung và hoạt động QLNNL nói riêng.
- Trình độ phát triển Khoa học kỹ thuật, công nghệ: Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ về Khoa học kỹ thuật, Công nghệ thông tin. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, các DN phải luôn quan tâm tới việc cải tiến kỹ thuật, thay đổi công nghệ, nâng cao trìnhđộ cơ giới hóa, tự động hóa, thay đổi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Điều đó đòi hỏi số lượng, chất lượng, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của đội ngũ nhân lực cũng phải có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
1.3.2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường bên trong
- Phương hướng và mục tiêu phát triển của DN: Mỗi DN đều có những mục tiêu phát triển riêng, thể hiện thông qua những chức năng, nhiệm vụ của DN ở từng thời kỳ phát triển. Mục tiêu phát triển của DN sẽ đặt ra những yêu cầu cụ thể về NNL của DN. Điều đó đòi hỏi DN phát triển NNL cho phù hợp với những yêu cầu đó và mỗi bộ phận chuyên môn phải dựa vào mục tiêu của DN để đề ra mục tiêu của bộ phận mình.
- Chính sách và chiến lược kinh doanh của DN: Các chính sách và chiến lược kinh doanh của DN có được thực hiện tốt hay không là tùy thuộc vào chiến lược
Trường Đại học Kinh tế Huế
kinh dùng người của DN. Với mỗi chính sách và chiến lược kinh doanh, DN phải lập cho được các kế hoạch NNL để tìm ra những người có đủ kỹ năng, trìnhđộ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.
- Văn hóa doanh nghiệp: Các cơ quan, tổ chức, DN đều có bầu không khí văn hóa của riêng mình. Bầu không khí văn hóa này được định nghĩa như là một hệ thống các giá trị, các niềm tin và các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức. Bầu không khí văn hóa tốt có tác dụng kích thích người lao động hăng hái làm việc và ngược lại sẽ khiến người lao động chán nản, không muốn làm việc.
- Nhận thức của người lao động trong DN: Cơ cấu tổ chức của một DN quy định cách thức QLNNL được thực hiện tốt thì người lao động phải tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan như phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển… Nếu không có sự hiểu biết và sự tham gia nhiệt tình của người lao động thì các công tác này sẽ gặp nhiều khó khăn và không đạt được hiệu quả cao.
- Cơ cấu tổ chức của DN: Cơ cấu tổ chức của một DN quy định cách thức QLNNL tại DN đó. Tuy nhiên, dù cho thiết kế được một cơ cấu tổ chức tối ưu mà không biết cách tuyển dụng được những con người phù hợp để trao nhiệm vụ và quyền hạn cho họ thực hiện công việc hoặc không kích thích, động viên họ làm việc thì cũng không đạt được các mục tiêu đề ra.
- Việc ứng dụng Khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các quy trình SXKD của DN: Khoa học kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động SXKD tạo ra những đòi hỏi buộc DN phải đào tạo và phát triển NNL để phù hợp với nó, nhằm phát huy có hiệu quả nhất hệ thống cơ sởvật chất hiện có của DN.
- Quan điểm của các nhà quản lý cấp cao hoặc các nhà QLNNL ở DN:Quan điểm của các nhà quản lý đặc biệt là các nhà QLNNL cóảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển NNL ở DN cả về số lượng và chất lượng. Điều này thể hiện ở chỗ các nhà quản lý của DN là những người đặt ra chương trình, chính sách và là người huy động các nguồn lực trong DN để đạt được mục tiêu đề ra.
Trường Đại học Kinh tế Huế