Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện Thừa Thiên Huế
2.1. Giới thiệu về Bưu điện Thừa Thiên Huế
2.1.6. Cơ cấu nguồn nhân lực
Tổng số lao động thực tế tính đến 31/12/2015 của BĐTTH là 256 người, trong đó số lao động nam là 120 người và số lao động nữ là 136 người. Quy mô lao động của BĐTTH từ năm2013đến2015 ít có biến động, năm2013có 247 lao động, năm 2013 tăng thêm 7 lao động và năm2015tăng thêm 2 lao động so với năm 2013.
2.1.6.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất lao động.
Từ năm 2013 đến 2015, cơ cấu lao động làm việc trong lĩnh vực quản lý
Trường Đại học Kinh tế Huế
chung khá ổn định. Nếu năm 2013 có 37 lao động làm việc ở khối quản lý chung, chiếm tỷ lệ 14,98% thì đến năm 2015 còn 36 lao động, chiếm tỷ lệ 14,17%. Trong giai đoạn này, tỷ lệ lao động trong khối sản xuất bưu chính duy trìở mức 85%. Điều này cho thấy hơn 5/6 lao động của đơn vị là lực lượng lao động sản xuất trực tiếp tiếp xúc, phục vụ khách hàng.
Bảng 2.3: Cơ cấu NNL theo tính chất lao động giai đoạn2013–2015 ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 So sánh
SL Tỷ lệ
% SL Tỷ lệ
% SL Tỷ lệ
%
2014/2013 2015/2014
% %
Tổng số 247 100 254 100 256 100 7 2,83 2 0,79 Khối quản lý chung 37 14,98 36 14,17 38 14,84 -1 -0,40 2 0,79 Khối sản xuất bưu chính 210 85,02 218 85,83 218 85,16 8 3,24 0 0,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính BĐTTH)
2.1.6.2. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trìnhđộ đào tạo
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lựctheo trìnhđộ đào tạo giai đoạn2013-2015 ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh
SL % SL % SL % 2014/2013 2015/2014 Tổng số 247 100 254 100 256 100 7 2,83 2 0,79
ĐH, trên ĐH 82 33,2 93 36,6 98 38,28 11 4,45 5 1,97
Cao đẳng 42 17 48 18,9 52 20,31 6 2,43 4 1,57
Trung cấp 21 8,5 17 6,69 14 5,47 -4 -1,62 -3 -1,18
Phổ thông 102 41,3 96 37,8 92 35,94 -6 -2,43 -4 -1,57
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính BĐTTH) Năm2013, lao động có trình độ đại học và trên đại học là 82 người, chiếm tỷ lệ 33,2% , lao động có trìnhđộ cao đẳng có 42 người chiếm 17%, lao động có trìnhđộ trung cấp có 21 người chiếm 6,69% và lao động có trìnhđộ phổ thông là 102 người
Trường Đại học Kinh tế Huế
chiếm 41,3%. Đến năm2015, cơ cấu trình độ có sự biến đổi, tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng 11 người so với năm 2014 và chiếm tỷ lệ 38,28%, lao động có trình độ cao đẳng có xu hướng tăng lên trong khi lao động có trình độ trung cấp và phổ thông có chiều hướng giảm xuống. Đến cuối năm2015, số lao động có trình độ cao đẳng là 52 người chiếm 20,31%, số lao động có trìnhđộ trung cấp là 14 người chiếm tỷ lệ 5,47% và lao động có trình độ phổ thông là 92 người chiếm 35,94%. Điều này cho thấy trong 2 năm gần đây, chất lượng lao động được nâng lên rõ rệt.
Hiện tại, BĐTTH vẫn đang hạch toán phụ thuộc và thực hiện việc phân bổ lao động cũng như mức lương thu nhập theo định mức vủa Vietnam Post, điều này đã không kích thích được khả năng sáng tạo và làm việc hết mình của mỗi cá nhân.
Trong những năm gần đây, đã xảy ra tình trạng có một số lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi xin chấm dứt hợp đồng lao động để chuyển công tác, trong khi một số lao động từ các đơn vị khác ngoài ngành chuyển về BĐTTH lại có trìnhđộ chuyên môn nhiều khi chưa đáp ứng và chưa phù hợp với yêu cầu của đơn vị. Điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của BĐTTH với người lao động đã vàđang giảm dần nếu BĐTTH không có những chính sách thu hút phù hợp thì hiện tượng “chảy máu chất xám” trong thời gian tới sẽ diễn ra ngày càng mạnhmẽ hơn.
2.1.6.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính
Bảng 2.5: Cơ cấunguồn nhân lựctheo giới tính giai đoạn2013-2015 ĐVT: Người
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số 247 100 254 100 256 100 7 2.83 2 0.79 Lao động Nam 115 46,56 120 47,24 120 46,88 5 2,02 0 0,00 Lao động Nữ 132 53,44 134 52,76 136 53,13 2 0,81 2 0,79 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính BĐTTH) Năm2013, có 115 lao động nam, chiếm 46,56% tổng số lao động, lao động nữ có 132 chiếm tỷ lệ 53,44%. Năm 2014, cả lao động nam và nữ đều tăng lên, số lao
Trường Đại học Kinh tế Huế
động nam tăng 5 và lao động nữ tăng 2 nhưng đến năm 2015, số lao động nam vẫn giữ nguyên chiếm 46,88% tổng số lao động và lao động nữ là 136 người chiếm 53,13%. Nhìn chung, tình hình lao động theo giới tính không biến động nhiều qua các năm gần đây và tỷ lệ lao động nam, nữ cũng không chênh lệch nhau nhiều.
2.1.6.4. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi
Bảng 2.6: Cơ cấunguồn nhân lực theo độ tuổi giai đoạn2013-2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2013 2014 2015 So sánh
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số 247 100 254 100 256 100 7 2.83 2 0.79
Dưới 30 74 29,96 80 31,50 81 31,64 6 2,43 1 0,39
Từ 30- 40 83 33,60 85 33,46 85 33,20 2 0,81 0 0,00
Từ 41- 50 75 30,36 76 29,92 78 30,47 1 0,40 2 0,79
Trên 50 15 6,07 13 5,12 12 4,69 -2 -0,81 -1 -0,39
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính BĐTTH) Theo số liệu trên, NNL có tuổi đời từ 30-40 tuổi chiếm 33,6% tổng số lao động. Nhìn chung cơ cấu lao động theo độ tuổi, ngành nghề tương đối hợp lý. Số lượng CBCNV từ độ tuổi 41-50 cũng chiếm một lượng khá lớn. Đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn đặt ra đối với chiến lược phát triển NNL.
Bởi vì, đây là đội ngũ lao động dồi dào năng lực, năng động, sáng tạo và kinh nghiệm nhưng đòi hỏi BĐTTH phải có sự quan tâm đặc biệt để duy trì, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhằm tạo ra sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, theo bảng cơ cấu NNL thì số lượng lao động dưới 30 tuổi là 74 người, chiếm 29,96%, đây là độ tuổi nghỉ thai sản của các nữ lao động, chăm sóc con nhỏ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng làm việc và phấn đấu của chị em, ảnh hưởng đến NSLĐcủa đơn vị.
Trường Đại học Kinh tế Huế