Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện Thừa Thiên Huế
2.3. Đánh giá của người lao động về quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện Thừa Thiên Huế
2.3.2. Kết quả điều tra nghiên cứu đánh giá của người lao động về quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện Thừa Thiên Huế
2.3.2.1. Công tác phân công, bố trí lao động
Nhìn chung, trong những năm qua việc phân công, bố trí lao động của BĐTTH là rất tốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu SXKD đặt ra. Tuy nhiên, tại một số phòng chức năng, đơn vị trực thuộc, công tác phân công, bố trí lao động chưa thật sự phù hợp với trìnhđộ, khả năng của người lao động, việc giải quyết nhân viên dôi dư hoặc không phù hợp với vị trí đang đảm nhận gặp nhiều khó khăn đãảnh hưởng không nhỏ đến NSLĐ, khả năng cống hiến và ý chí phấn đấu của CBCNV.
Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác bố trí, phân công công việc
Tiêu chí đánh giá
Điểm bình quân
Ý kiến của CBCNV (%) Hoàn
toàn không đồng ý
Không đồng ý
Còn phân
vân
Đồng ý
Hoàn toàn đồng
ý Bố trí, phân công công việc phù
hợp với chuyên môn 4,17 0,0 2,0 8,7 60,0 29,3
Hiểu được tính chất, nội dung
của công việc 4,23 0,0 0,7 4,0 66,7 28,6
Hoàn thành công việc đúng tiến độ 3,64 0.0 2,7 36 56 5,3 Mong muốn tiếp tục làm công
việc đang phụ trách 3,68 0,7 7,3 28 51,3 12,7
Thích thú với công việc đang
làm hiện tại 3,39 2,0 16,7 30,7 42,0 8,6
Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho nhómtiêu chí này Cronbach alpha = 0,647 (Nguồn: Số liệu điều tra năm2016)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Độ tin cậy của thang đo cho nhóm tiêu chí công tác bố trí, phân công công việc là 0,647, điều này cho thấy hệ số Cronbach alpha vừa đủ để thực hiện nghiên cứu khảo sát ý kiến nhân viên.
Khảo sát ý kiến đánh giá của 150 CBCNV trong BĐTTH về vấn đề phân công, bố trí lao động ở bảng 2.14 cho thấy:
Qua năm tiêu chí được hỏi về vấn đề phân công, bố trí lao động của nhân viên thì ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm phần lớn, điểm bình quân lớn 3,6 theo thang điểm Likert 5 điểm. Đối với các ý kiến hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý chiếm tỉ lệ rất nhỏ hoặc không có, cụ thể: tiêu chí “bố trí, phân công công việc phù hợp với chuyên môn”, “hiểu được tính chất, nội dung của công việc được phân công” và “hoàn thành công việc đúng tiến độ” là không có ý kiến hoàn toàn không đồng ý và ý kiến không đồng ý lần lượt là: 2,0%, 0,7%, 2,7%.
Kết quả cho thấy đại đa số CBCNV đều thích thú và mong muốn tiếp tục công việc đang làm, hài lòng với sự bố trí, phân công công việc của đơn vị, hiểu được nội dung, tính chất công việc đang làm và luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Một phần nhỏ những người được hỏi trả lời phân vân, không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý rới vào các trường hợp bị sai sót, kỷ luật hoặc lao động dôi dư buộc đơn vị phải bố trí vào các bộ phận trái chuyên môn.
Bảng 2.15: Kiểm định giá trị trung bìnhđối với ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác bố trí, phân công công việc
Yếu tố
Giá trị trung
bình
Giá trị kiểm định T
Mức ý nghĩa
Mean Difference Bốtrí, phân công công việc phù hợp 4,17
4
0,002 0,167 Hiểu được tính chất, nội dung của công việc 4,23 0,000 0,233
Hoàn thành công việc đúng tiến độ 3,64 0,000 -0,360
Mong muốn tiếp tục làm công việc đang
phụ trách 3,68 0,000 -0,320
Thích thú với công việc đang làm hiện tại 3,39 0,000 -0,613 (Nguồn: Số liệu điều tra năm2016)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua kết quả kiểm định với giá trị kiểm định T=4 ở bảng2.15 cho thấy các tiêu chí đều có mức ý nghĩa Sig. <0,05 (bác bỏ giả thiết H0). Ở hai tiêu chí “được bố trí, phân công công việc phù hợp với chuyên môn” và “hiểu được tính chất, nội dung của công việc được phân công” có Mean Differenece >0 nghĩa là có cơ sở để khẳng định tất cả nhân viên đều đánh giá trên mức đồng ý với công tác bố trí, phân công công việc, các nhân viên khá hài lòng với việc phân công công việc, hiểu được tính chất nội dung công việc được giao.
Điều này cho thấy công tác hướng dẫn nhân viên, mở các khóa học sơ cấp trước khi bắt đầu công việc để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc được giao được Bưu điện chú trọng. Ba tiêu chí còn lại có Mean Differenece <0 nên chưa có cơ sở để khẳng định tất cả nhân viên đều đánh giá trên mức đồng ý với công tác bố trí, phân công công việc vì ở ba tiêu chí này ý kiến còn phân vân chiếm 28-36%.
Điều này cho thấy khi đã tiếp xúc công việc một thời gian, một số nhân viên chưa hài lòng với công việc được giao, có thể là công việc chưa phù hợp với năng lực hoặc nhân viên cảm thấy nhàm chán trong công việc đó nên một số người không có mong muốn tiếp tục công việc được giao.
Bảng 2.16: Kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác bố trí, phân công công việc
Tiêu chí đánh giá
Mức ý nghĩa (Sig.) Độ tuổi Trìnhđộ
học vấn
Thời gian công tác
Chức vụ hiện tại Bố trí, phân công công việc phù
hợp với chuyên môn 0,826 0,683 0,533 0,322
Hiểu được tính chất, nội dung của
công việc 0,572 0,597 0,753 0,917
Hoàn thành công việc đúng tiến độ 0,412 0,022 0,301 0,246 Mong muốn tiếp tục làm công việc
đang phụ trách 0,215 0,280 0,143 0,486
Thích thú với công việc đang làm
hiện tại 0,402 0,348 0,321 0,130
(Nguồn: Số liệu điều tra năm2016)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kết quả phân tích ở bảng 2.16 cho thấy không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giácủa nhân viên về công tác bố trí, phân công công việc (có mức ý nghĩa Sig.
>0,05). Ở các độ tuổi khác nhau, trìnhđộ học vấn khác nhau, thời gian công tác khác nhau và chức vụ khác nhau đều có ý kiến đánh giá về công tác bố trí, phân công công việc hầu như không có sự khác biệt.