Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 73)

Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện Thừa Thiên Huế

2.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Bưu điện Thừa Thiên Huế

2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển NNL luôn được Lãnh đạo BĐTTH quan tâm với mục tiêu từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ CBCNV theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ theo quy định. Tập trung đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi, nhân viên có trình độ tay nghề cao; nâng cao tỷ lệ CBCNV có trình độ sau đại học, đại học và cao đẳng; từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của BĐTTH.

Hằng năm, căn cứ vào trìnhđộ đội ngũ CBCNV, yêu cầu của công tác quản lý, phát triển SXKD dịch vụ trên mạng lưới, nhu cầu đào tạo nân cao trình độ cho đội ngũ CBCNV và kế hoạch kinh phí đào tạo được Vietnam Post giao. Phòng Tổ chức hành chính phối hợp với các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc lập danh sách đề nghị Giám đốc BĐTTH xét duyệt.

2.2.4.1. Đối tượng được đào tạo

Những người được cử đi đào tạo là CBCNV BĐTTH thuộc một trong các diện dưới đây:

- Cần phải đào tạo cho phù hợp với công việc mới (do chuyển nghề hoặc do thay đổi về khoa học công nghệ, mô hình tổ chức…).

- Nằm trong quy hoạch sử dụng lao động của đơn vị (thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạc dài hạn về phát triển nguồn nhân lực).

2.2.4.2. Tiêu chuẩn đào tạo

Những người được cử đi đào tạo phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có thời gian công tác trong ngành Bưu điện liên tục từ 3 năm trở lên, đã ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ một năm trở lên;

- Phải thuộc diện nằm trong kế hoạch chi phí đào tạo của đơn vị;

- Đối với những người dự tuyển đào tạo sau đại học: ngoài các tiêu chuẩn trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

cần phải đáp ứng thêm một số tiêu chuẩn: có bằng tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành đào tạo sau đại học, có nhiều sáng kiến, công sức đóng góp cho đơn vị, cho Ngành.

Bảng 2.9: Các khóa học đào tạo chuyên môn (2013–2015)

ĐVT: Người

Khóa học Năm2013 Năm 2014 Năm2015

Trên Đại học 2 2 3

Đại học 3 4 5

Cao đẳng 4 5 6

Trung cấp 5 4 4

Tổng 14 15 18

(Nguồn: Phòng Tổchức-Hành chính BĐTTH) Có thể thấy các khóa học đào tạo kiến thức chuyên môn tăng đều qua các năm, năm2015đã có 18 người tham gia các khóa đào tạo kiến thức trong đóbậc Đại học và trên Đại học có 8 người chiếm44,44%. Điều này là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy được các chính sách khuyến khích đào tạo nghiệp vụ chuyên môn của Bưu điện đã mang lại những tín hiệu tích cực. Số lượng và chất lượng các khóa đào tạo trong năm đã tăng lên một cách đáng kể.

Từ sự ham học hỏi của thành phần ban lãnh đạo đã làm tấm gương cho người lao động nâng cao ý thức học tập, phát triển bản thân trong công ty.

Tuy nhiên, để tạo lập được môi trường văn hóa học tập, nơi mà người lao động có được tinh thần học tập một cách tự nguyện, có tinh thần sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ đồngnghiệp cùng học tập, làm việc vì tổ chức, là một điều không hề dễ, vẫn còn tình trạng ngại học tập, lười nghiên cứu, chưa có tinh thầnchia sẻ tri thức.

2.2.4.3. Các hình thức đào tạo

BĐTTH luôn dựa trên đặc điểm từng đối tượng đào tạo, nhu cầu đào tạo của từng bộ phận quản lý, sản xuất để thực hiện các loại hìnhđào tạo cho phù hợp. Tiêu biểu một số hình thức đào tạo sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đào tạo theo đối tượng

- Lao động làm công tác quản lý: được đơn vị cử đi đào tạo trìnhđộ cao đẳng, đại học, sau đại học quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ… trên cơ sở làm việc gì, sắp xếp vị trí nào thìđược cử đi đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ đó.

- Lao động trực tiếp sản xuất: chủ yếu tập trung đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn với các nội dung cập nhật nghiệp vụ, dịch vụ mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Đây là đội ngũ được đơn vị hết sức chú trọng vì làđội ngũ trực tiếp tạo ra sản lượng, doanh thu cho đơn vị.

Đào tạo theo địa điểm thực hiện

- Đào tạo tại các cơ sở đào tạo: người lao động được cử đi học tại các cơ sở đào tạo chính quy.

- Đào tạo tại chỗ: người lao động được tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn nhằm đào tạo nâng cao trình độ hoặc tập huấn nghiệp vụ, các dịch vụ mới. Hiện có hai hình thức đào tạo tại chỗ:

+ BĐTTH mời giáo viên ở các cơ sở đào tạo, các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực chuyên môn về giảng dạy, bồi dưỡng tập trung tại đơn vị về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thị bán hàng và chăm sóc khách hàng… cho lao động các đơn vị cơ sở.

+ Các đơn vị cơ sở cử cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ đảm nhận, phổ biến các chủ trương, chính sách mới, hướng dẫn các thể lệ thủ tục, quy trình nghiệp vụ các dịch vụ cho các lao động tại đơn vị mình.

Qua bảng 2.10 cho thấy số người tham dự các khóa đào tạo kỹ năng tăng qua từng năm. Năm 2014 tăng 10 người tương đương tăng 32,26 %, năm 2015 tăng 19 người tương đương 46,34% . Các khóa đào tạo chủ yếu là ngắn hạn nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của Bưu điện. Tuy nhiênBưu điện vẫn chưa chú trọng nhiều đếnviệc đào tạo đội ngũ nhân viên quảnlý vàđội ngũ kỹ thuật. Năm 2014 số người tham gia lớp kỹ năng quản lý là 6 người tăng 1 người và lớp nâng cao kỹ thuật là 8 người tăng 2 người so với năm 2013, năm 2015 đội ngũ quản lý và kĩ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuật được đào tạo tăng lên đáng kể, lần lượt là 83,33% và 37,50%. Qua tình hình đào tạo có thể thấy Bưu điệnnên chú trọng đến việc bồi dưỡng kỹ thuật và khả năng quản lý cho nhân viên để đạt được kết quả cao trong thời gian tới.

Bảng 2.10: Các khóa học đào tạo kỹ năng (2013 –2015)

ĐVT: Người

Nội dung Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

Kỹ năng quản lý 5 6 11 1 20,00 5 83,33

Kỹ năng giao tiếp KH 16 20 25 4 25,00 5 25,00

Kỹ năng nâng cao KT 6 8 11 2 33,33 3 37,50

Kỹ năng làm việc nhóm 4 7 13 3 75,00 6 85,70

Tổng cộng 31 41 60 10 32,26 19 46,34

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính BĐTTH)

2.2.4.4. Chế độ đào tạo

Để khuyến khích CBCNV tích cực học tập nâng cao trình độ đáp ứng được các mục tiêu đề ra đạt kết quả tốt, BĐTTH đã xây dựng các chế độ hỗ trợ cho CBCNV được cử đi học, nội dung cơ bản như sau:

- Về chi phí học tập: được đài thọ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của cơ sở đào tạo bao gồm: lệ phí thi tuyển, học phí, tài liệu…

- Về chi phí đi lại: được thanh toán công tác phí trong thời gian đi đường của lượt đi và về (đợt tập trung đào tạo, nghỉ hè và nghỉ tết) theo các quy định hiện hành về chế độ công tác phí.

- Về chi phí thuê chỗ ở: CBCNV trong thời gian đi đào tạo được bố trí ở tại ký túc xá của trường (cơ sở đào tạo); trường hợp đặc biệt cơ sở đào tạo không bố trí được nơi ở phải thuê nhà trọ ở bên ngoài (có xác nhận của nhà trường) thì được thanh toán tiền thuê chỗ ở theo mức chi thực tế nhưng tối đa không quá 100.000 đồng/ ngày. Trường hợp đặc biệt do Giám đốc BĐTTH quyết định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Về chế độ bảo hiểm xã hội: BĐTTH có trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định chung của Nhà nước.

- Về chế độ lương và khuyến khích thu nhập:

+ Được hưởng 100% tiền lương, tiền thưởng theo Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân người lao động của BĐTTH. Được hưởng tiền ăn ca theo quy định hiện hành.

+ Xét thưởng lợi nhuận cuối năm: đối với học tập trung dài hạn nếu kết quả học tập đạt yêu cầu, mức thưởng bằng 50% mức thưởng của CBCNV hiện đang công tác; đối với lớp tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn thì thời gian đi đào tạo được tính như thời gian công tác để xét thưởng.

Ngoài ra, người lao động có nhu cầu học tập nâng cao trình độ (phù hợp với công việc đang làm) thì có thể tự đăng ký học các lớp không ảnh hưởng đến thời gian làm việc như: học đại học từ xa, học đại ngoài giờ… BĐTTH sẽ xem xét hỗ trợ chi phí đào tạo tùy theo từng trường hợp cụ thể, nhưng tối đa không quá 30% kinh phí đào tạo.

2.2.4.5. Đánh giá tình hìnhđào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Có thể nói công tác đào tạo và phát triển NNL của BĐTTH đãđược Ban lãnh đạo BĐTTH chú trọng quan tâm. Nội dung các chương trình đào tạo, phát triển NNL chủ yếu nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng kinh doanh, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV và đào tạo dự nguồn quy hoạch cán bộ quản lý.

Số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng và số lượt CBCNV được đào tạo, bồi dưỡng hằng năm đều tăng lên. Chương trình đào tạo sát với thực tế và sát với yêu cầucủa mô hình SXKD trong tình hình mới. CBCNV tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tự học để nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ.

Về phương thức đào tạo, những năm qua BĐTTH chú trọng cả hai loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại các trung tâm đào tạo trong nước. Đồng thời các

Trường Đại học Kinh tế Huế

phương pháp đào tạo như kèm cặp trong công việc, đào tạo từ xa, hoặc luân chuyển trong công việc… luôn được chú trọng nên có thể nói công tác đào tạo và phát triển NNL của đơn vị đã thực hiện tốt đảm bảo yêu cầu pháttriển trong giai đoạn hiện tại cũng như trong thời gian tới.

Bên cạnh những kết quả được, công tác này vẫn còn một số tồn tại sau:

- Trong những năm qua, do kế hoạch chi phí đào tạo Vietnam Post giao cho BĐTTH hạn chế nên đơn vị chưa chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng trìnhđộ tin học, ngoại ngữ cho CBCNV mà chỉ động viên CBCNV tự giác học tập qua đồng nghiệp hoặc qua mạng Internet… dẫn đến một bộ phận lao động trực tiếp sản xuất lớn tuổi không theo kịp quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất do đó đã phần nàoảnh hưởng đến NSLĐ, hiệu quả SXKD.

- Việc xác định nhu cầu đào tạo và bố trí lao động sau đào tạo vẫn còn những hạn chế nhất định. Hiện nay ở BĐTTH vẫn có tình trạng người lao động sau khi được cử đi đào tạo về hoặc tự đào tạo, bằng cấp được nâng cao, nhưng vẫn làm công việc như cũ, đi học chỉ để lấy bằng. Đây là một thực trạng hết sức lãng phí không chỉ phổ biến trong BĐTTH, mà còn phổ biến trong toàn Vietnam Post và nhiều DN Nhà nước khác.

- Công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo còn chưa hoàn thiện. Mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đánh giá xem những người cử đi đào tạo tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa học, bằng kết quả kiểm tra ngay sau khóa học. Cần phải gắn liền đánh giá công tác đào tạo với hiệu quả ứng dụng thực tế sau đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)