Các nghiên cứu về cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br) (Trang 38 - 42)

1.2. CÁC CÔNG BỐ VỀ BA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 20 1. Các nghiên cứu về cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)

1.2.2. Các nghiên cứu về cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)

Tên khoa học: Polygonum barbatum L [2]

Mô tả: Cây nghể trắng còn có tên là nghể râu, nghể dại. Cây mọc ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp ở nước ta. Cây thảo, sống lâu năm.

Thân mập, rỗng, hơi phình ở các đốt, đôi khi bén rễ ở phần gốc. Lá mọc so le, hình mũi mỏc, lỏ ở ngọn hỡnh dải; bẹ chỡa hỡnh trụ, dài đến gần ẵ giúng, mảnh, phủ lụng tơ ở mặt ngoài; cuống lá rất ngắn. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài, đôi khi thành chùm; lá bắc có nhiều lông tơ; bao hoa màu trắng hoặc hồng, nhị 5-8 không đều; bầu có 3 cạnh. Quả hình 3 cạnh nhẵn. Mùa hoa tháng 9-10 [2].

Phân bố, sinh thái: Nghể trắng phân bố rộng rãi ở vùng có khí hậu nhiệt đới (Nam Á, Đông Nam Á) bao gồm Ấn Độ, Srilanca, Malaysia, Lào, Thái Lan, rải rác ở Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Australia. Ở Việt Nam, nghể trắng thường gặp ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp. Loài này đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc thành đám trên đất lầy, ruộng trũng, bờ các ao hồ lẫn với các loại cây cỏ ưa nước khác; sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả hàng năm; hạt phát tán nhờ nước, sau chìm xuống bám được vào lớp bùn nhão mới có thể nảy mầm được. Cây có khả năng tái sinh khỏe sau khi bị cắt cành [2].

Bộ phận dùng: Toàn cây, rễ và lá

Tính vị, công năng: Vị cay, tính ấm, có độc, tẩy độc, sinh cơ, trừ mủ [2].

Hình 1.8. Cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.)

Công dụng: Nghể trắng chưa được làm thuốc trong y học dân gian Việt Nam.

Ở Ấn Độ, rễ nghể trắng có tác dụng làm săn và làm mát. Nước sắc rễ và chồi non được dùng để rửa các vết loét, dịch ép làm lên sẹo. Hạt có tác dụng tẩy, gây nôn, được dùng trị cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Ở Ấn Độ và Malaysia, lá nghiền nát chữa vết thương nhiễm trùng do ruồi nhặng ở gia súc. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa nhọt sưng tấy, làm mưng mủ, bệnh ngoài da, lở ngứa [2].

1.2.2.2. Thành phần hóa học của P. barbatum L.

Cho đến nay chưa có nhiều tài liệu công bố về thành phần hóa học của cây này. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của cặn chiết nước và cồn của lá P.

barbatum Ấn Độ cho thấy trong cặn chiết nước có carbohydrat, đường khử, flavonoid, alkaloid, saponin, acid phenolic, acid amin, còn trong cặn chiết cồn bao gồm protein, lipid, carbohydrat, đường khử, flavonoid, alkaloid, acid phenolic, acid amin, terpenoid. Như vậy cặn chiết cồn có thêm 3 nhóm chất là terpenoid, protein, lipid, trong khi đó cặn chiết nước có saponin [86].

Hai flavanon được Queen Rosary Sheela X và cộng sự phân lập từ dịch chiết etanol lá cây này là 5,7,2',5'-tetrahydroxy-6-methoxyflavanon (239) và 7-methoxy- 3,5,8-trihydroxyflavanon (240) [124]. Ba hợp chất được phân lập từ phần trên mặt

đất của P. barbatum thu hái tại Bangladesh là sitosterone (241), acid viscozulenic (242) và acetophenone (243). Hợp chất acetophenone được biết đến có tác dụng gây ngủ, chống co giật, trong khi đó acid viscozulenic có khả năng giảm đau, kháng viêm, làm dịu hệ thần kinh trung ương, gây độc tế bào và kháng HIV-1 [104].

O

OH

OH HO

H3CO

OH O 239

O

OH O OH

OH H3CO

240

H H H O

241

OH H

OHH O

OMe O

242

O

243

1.2.2.3. Tác dụng sinh học của P. barbatum L.

Các công bố cho thấy tác dụng nổi bật của P. barbatum là tác dụng chống loét, ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư.

Tác dụng chống loét

Ở Malabar và Canara hạt được dùng để trị đau bụng. Ở miền Bắc Ấn Độ rễ được sử dụng làm se và làm mát. Trong y học Trung Quốc, nước sắc của lá và thân cây được sử dụng để điều trị loét. Tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của alkaloid, flavanoid, carbohydrat, phenol và saponin trong lá của cây này [122].

Dịch chiết etanol 70% lá P. barbatum đã được đánh giá về tác dụng chống loét. Kết quả cho thấy với liều dùng 400 mg/kg thể trọng chuột lai bạch tạng có tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày tốt hơn so với nhóm chứng sử dụng aspirin, và cho tác dụng tương tự nhóm chứng dùng ranitidine, làm giảm đáng kể chỉ số loét, độ chua, khối lượng và tăng độ pH của dạ dày. Tác dụng chống loét được giải thích có thể là do sự có mặt của flavonoid và tannin trong lá cây này dựa trên kết quả sàng lọc hóa học [123]. Trong một nghiên cứu khác, khi cho chuột uống dịch chiết etanol từ lá ở liều 200mg/kg thể trọng có tác dụng chống loét dạ dày gây bởi polygoric

ligation (PL), HCl/EtOH, indomethacine tương ứng là 75,7%, 68,6%, 45,1% với chất đối chứng là omeprazole [86].

Năm 2012, nhóm Hitesh Kumar Kinger đã sàng lọc tác dụng chống loét của hai dịch chiết cồn và nước trên toàn bộ cây nghể trắng thu hái tại Ấn Độ. Hoạt động chống loét đã được đánh giá trong các mô hình khác nhau ở chuột như thắt môn vị, kích ứng niêm mạc dạ dày bằng etanol. Ở liều 100 mg/kg thể trọng chuột làm giảm số điểm loét, số vết loét, chỉ số loét, nồng độ acid tự do và tổng lượng acid. Các lớp chất saponin, sterol, chất nhầy, glycosid, alkaloid, saponin steroid có mặt trong cả hai cặn chiết được cho là có tác dụng chính trong việc chống loét này [80].

Tác dụng chống oxy hóa

Cặn chiết etanol 70% P. barbatum có chứa một lượng đáng kể phenol tổng số, đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa các quá trình oxy hóa khác nhau và đã được chứng minh qua bốn thử nghiệm loại gốc oxy hóa là DPPH (IC50=35,62 μg so với acid ascorbic 23,35 μg), gốc hydroxyl OH (IC50=82,05 μg so với BHT-butylhydroxytoluene 49,63 μg), oxit nitric NO (IC50=39,45 μg so với curcumin 15,46 μg), superoxid O2 (IC50= 49,71 μg so với acid ascorbic 43,84 μg) với cỏc nồng độ khỏc nhau trong khoảng 10-100 àg/mL [121].

Tác dụng kháng viêm, giảm đau

Các phân đoạn chiết ete dầu, clorofom, etyl axetat của dịch chiết metanol từ cây này thể hiện tác dụng giảm đau liên quan đến thần kinh trong thử nghiệm gây quặn đau bằng acid acetic trên chuột Swiss. Theo đó phân đoạn ete dầu có tác dụng mạnh nhất ở liều 400 mg/kg thể trọng chuột đáp ứng 46,8% so với chứng là aminopyrine ở 62,2%, tiếp theo là phân đoạn clorofom, etyl axetat. Tác dụng kháng viêm cũng được đánh giá trên mô hình gây phù nề chân chuột Long Evans trưởng thành. Theo đó phân đoạn chiết ete dầu ở liều 200 và 400 mg/kg thể trọng chuột cho tác dụng cao nhất sau 2 giờ thử nghiệm ở mức 28,5 và 39,3% so với chứng phenylbutazone (mức độ ức chế cao nhất là 38,3% sau 4 giờ). Tác dụng lợi tiểu được thử nghiệm trên mô hình tăng thể tích urine, theo đó phân đoạn chiết etyl axetat làm tăng thể tích urine cao nhất sau 2 giờ [103]. Cặn chiết điclometan phần

trên mặt đất của cây nghể trắng có tác dụng chống co thắt trên ruột thỏ ở nồng độ 0,1-0,5 mg/mL so với KCl là 1 mg/mL, trong khi cặn chiết metanol có hoạt tính cholinergic ở nồng độ 0,01-0,3 mg/mL. Ngoài ra, cả hai cặn chiết này cũng cho tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và côn trùng [24].

Tác dụng chống ung thư

Nhóm của Mazid Abdul đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của các phân đoạn chiết phần trên mặt đất của cây nghể trắng. Kết quả cho thấy tất cả các phần chiết như ete dầu hỏa, clorofom, etyl axetat, metanol đều thể hiện khả năng chống ung thư, trong đó phần chiết ete dầu cho tác dụng kháng ung thư mạnh nhất với giá trị IC50 290 μg/disc [105].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(287 trang)