Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br) (Trang 136 - 151)

4.5. CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP

4.5.2. Các hợp chất được phân lập từ cây nghể trắng

Từ các phần chiết thân rễ cây nghể trắng đã phân lập và xác định cấu trúc 17 hợp chất bao gồm: 2 sterol β-sitosterol (1T), daucosterol (9T), 1 acid béo là acid

margaric (25N), 1 dipeptid là asperglaucid (26N), 4 triterpenoid là methyl maslinat (27N), acid ursolic (29N), acid oleanolic (30N), uvaol (35N), 1 sphingolipid là 1-O-(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'- hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N), 1 sesquiterpenlactone là zedoalactone B (31N), 1 flavonoid là isorhamnetin (32N), 1 phenyl propanoid đơn giản là acid isoferulic (33N), 2 tannin acid gallic (34N), ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N), 3 polyphenolic đơn giản là 3- methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N), 3,4,5-trimethoxyphenol-1-O-β-D- glucopyranosid (38N), acid 3,4,5-trihydroxycyclohex-1-enecarboxylic (39N).

Các hợp chất β-sitosterol (1T), daucosterol (9T) được xác định dựa trên các đặc trưng vật lý và kết hợp sắc ký đối chứng với hợp chất β-sitosterol, daucosterol chuẩn. Hai hợp chất này cũng được phân lập từ cây thồm lồm gai.

Acid margaric (25N)

Hợp chất 25N kết tinh trong hệ dung môi điclometan/metanol (1/1; v/v), tinh thể màu trắng ngà, điểm nóng chảy 60-62°C. Phổ ESI-MS cho pic ion phân tử ở m/z 271 [M+H]+ phù hợp với công thức phân tử C17H34O2 (M = 270 đvC). Trên phổ 1H- NMR, tín hiệu cộng hưởng δH 2,34 (2H, t, J = 7,5 Hz, H-2) thuộc về nhóm metylen gắn trực tiếp với nhóm âm điện cacbonyl tương ứng với với tín hiệu cacbon ở δC

33,95 (C-2) trên phổ 13C-NMR. Trên phổ cũng cho tín hiệu của nhóm metylen khác nằm ngay cạnh nhóm này δH 1,63 (2H, quartet, H-3). Sự có mặt của nhóm cacbonyl trong acid dễ dàng nhận ra trên phổ 13C-NMR nhờ vào tín hiệu cộng hưởng ở δC

179,2 (C-1). Nhóm metyl đầu mạch cho tín hiệu δH 0,88 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-17) và δC 14,12 (C-17). Sự chồng chập của 26H trong khoảng δH 1,25-1,33 tương ứng với 13 nhóm metylen mạch dài (H-4→H-16). Từ dữ kiện phổ 1H-NMR và 13C- NMR cho thấy chất 25N có 15 nhóm metylen, 1 nhóm metyl, 1 nhóm cacboxyl.

O OH 1

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Kết hợp với tài liệu tham khảo [127] cho phép khẳng định hợp chất 25N là acid heptadecanoic hay acid margaric. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.

Asperglaucid (26N)

Hợp chất 26N được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu trắng. Phổ khối ESI-MS: m/z: 445 [M+H]+ tương ứng với khối lượng phân tử M=444 đvC và phù hợp công thức phân tử C27H28O4N2.

Phổ 13C-NMR và DEPT cho tín hiệu cộng hưởng của 27 cacbon trong đó có 21 cacbon sp2 và 6 cacbon sp3 tương ứng với 1 CH3, 3 CH2, 15 CH, 3 C và 3 C=O.

Trên phổ 1H-NMR cho 15 tín hiệu proton cộng hưởng chuyển dịch về trường thấp (δH 7,06-7,72) cho phép dự đoán sự có mặt của 3 vòng benzen thế một lần trong công thức cấu tạo của chất 26N. Tín hiệu cộng hưởng của 2 proton thuộc 2 nhóm amin bậc 2 (>NH) xuất hiện ở trường khá thấp δH 6,05 (1H, d, J = 8,5 Hz, NH-9), 6,79 (1H, d, J = 7,5 Hz, NH-17) cho biết các nhóm amin này thuộc về hai liên kết amid (-NH-CO-) tương ứng với 2 nhóm cacbonyl ở vùng trường thấp ở δC 170,3 (C- 10), 167,1 (C-18) trên 13C-NMR. Ở vùng trường thấp xuất hiện 2 tín hiệu proton multiplet của 2 nhóm metin nằm cạnh dị tố có độ âm điện lớn như nitơ δH 4,34 (1H, m, H-8), 4,77 (1H, m, H-16). Tiếp đến là tín hiệu của 3 nhóm metylen trong đó có một nhóm chuyển dịch về trường thấp hơn cho thấy nó phải liên kết với dị tố oxy δH

3,82 (1H, dd, J = 11,5; 4,0 Hz, H-12α), 3,93 (1H, dd, J = 11,0; 3,5 Hz, H-12β), một nhóm khác cũng xuất hiện dưới dạng 2 double double δH 3,06 (1H, dd, J = 13,5; 8,5 Hz, H-21α), 3,22 (1H, dd, J = 11,0; 6,0 Hz, H-21β) và nhóm còn lại xuất hiện dưới dạng multiplet ở δH 2,75 (2H, m, H-7). Tín hiệu singlet ở 2,02 (3H, s, 20-CH3) đặc trưng cho proton metyl xeton (CH3-C=O). Ở vùng trường cao hơn trên 13C-NMR có các tín hiệu cộng hưởng của 18 cacbon thơm thuộc 3 vòng benzen (δC 126,7‒136,7), 3 nhóm metylen δC 64,6 (C-12), 38,4 (C-21), 37,4 (C-7), 2 nhóm metin δC 54,9 (C-16), 49,5 (C-8) và một nhóm metyl 20,7 (C-20). Các dữ kiện phổ trên cho phép dự đoán cấu trúc của chất 26N là một dipeptid.

CH3 O O HN

NH O O

20 14 13 12 8

7 1

4 9

16 10 21

17 18

19 22

25

28 31

Kết hợp tham khảo tài liệu [55] cho kết luận chính xác về cấu trúc của chất 26N là (2-[(N-benzoylphenylalanyl)amino]-3-phenylpropylacetat) hay tên khác là asperglaucid.

Methyl maslinat (27N)

Phổ 1H-NMR và 13C-NMR của 27N cho thấy đây là một triterpen khung olean đặc trưng bởi các nhóm metyl ở 1,18 (3H, s, H-27); 1,01 (3H, s, H-23); 1,00 (3H, s, H-24); 0,94 (3H, s, H-30); 0,91 (3H, s, H-29); 0,81 (3H, s, H-25); 0,77 (3H, s, H- 26). Tín hiệu proton của hai nhóm hidroxymetin ở δH 3,45 (1H, d, J = 4 Hz, H-2), δH 3,54 (1H, d, J = 3,5 Hz, H-3) và δC 68,85 (C-2), δC 83,4 (C-3). Sự có mặt của nhóm metin olefinic thể hiện qua tín hiệu ở δH 5,26 ppm (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12) gắn vào nguyên tử C-12 (δC 123,1) trên phổ 13C-NMR. Tín hiệu proton metyl dịch chuyển về trường cao ở δH 3,59 (3H, t, J = 9,0 Hz, H-31) ứng với tín hiệu cacbon δC

51,7 (C-31) chứng tỏ nó có liên kết với dị tố oxy. Nhóm cacbonyl đặc trưng bởi δC 178,1 (C-28). Tiếp tục khảo sát phổ 13C-NMR kết hợp với kỹ thuật DEPT cho thấy hợp chất 27N bao gồm 31 nguyên tử cacbon trong đó có 8 C, 6 CH, 9 CH2, 8 CH3. Sử dụng phổ hai chiều HMBC đã xác định được vị trí chính xác của các nhóm chức trong khung cấu trúc của hợp chất 27N.

COOCH3

HO

2 1

3 4 5

6 7

8 10

11 12 13

14 15

16 17 18

20 22

23 24

25 26

27

28

29 30

HO

31

HO HO

OCH3 O

Trên cơ sở những phân tích trên cũng như so sánh với các dữ kiện phổ đã công bố [44] cho phép kết luận chất 27N phân lập được là este của acid maslinic có tên gọi (2α,3β)-2,3-dihydroxy-olean-12-en-28-oic acid methyl ester hay methyl maslinat.

1-O-(β-D-galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-

hydroxyditriaconta-10'-enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol (28N)

Các dữ kiện phổ 1H và 13C-NMR của chất 28N có những nét tương đồng với hợp chất 4T được phân lập từ cây thồm lồm gai cho dự đoán về cấu trúc glycosphingolipid của chất 28N. Cách xác định cấu trúc của hợp chất này hoàn toàn tương tự như hợp chất 4T.

Phân tích chi tiết các dữ kiện phổ cho thấy, đơn vị đường liên kết với chức amid ở chất 28N là galactose thay vì glucose như ở chất 4T. Đường galactose được đặc trưng bởi bởi tín hiệu proton anome δH 4,32 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'') và cacbon anome δC 104,2 (C-1'') và các tín hiệu 13C-NMR khác nhau ở δC 61,3 (C-6''), 69,8 (C-4''), 73,3 (C-2''), 76,1 (C-5'') và 74,1 (C-3''). Tương tác giữa C-1 và H-1'' trên phổ HMBC cho phép khẳng định vị trí của liên kết glycosid giữa đường và amid.

Chức amid đặc trưng bởi một nhóm metin liên kết với nitơ ở δH 4,23 (1H, m, H-2) và tín hiệu cacbon cacbonyl ở δC 222,4 (C-1'); hai mạch cacbon béo đặc trưng bởi các tín hiệu trong khoảng δH 1,27–1,34 (54 H) và δH 0,88 (6H, t, J = 6,5 Hz, H-18 &

H-32'), tín hiệu của hai nối đôi ở δH 5,36 (m, H-10', H-11') và 5,41 (m, H-8, H-9) tương ứng với δC 129,7 (C-10'), 129,2 (C-11'), 130,4 (C-8), 129,6 (C-9). Tiếp tục phân tích phổ 1H và 13C-NMR, HMBC ta còn thấy rõ ba proton metin khác có liên kết với nhóm hydroxy chuyển dịch về trường thấp ở δH 3,62 (1H, t, J = 5,0 Hz, H- 3), δH 3,55 (1H, m, H-4), δH 4,04 (1H, m, H-2'). Ở vùng trường thấp trên phổ 1H- NMR xuất hiện các cặp pic tín hiệu hướng về nhau theo hiệu ứng mái nhà, mỗi tín hiệu tương ứng với một proton, điều này chứng tỏ các cặp đôi này thuộc về một nhóm metylen bị phân tách tín hiệu δH 4,09 (1H, dd, J = 6,0; 10,5 Hz, H-1a); 3,80 (1H, dt, J = 2,0; 5,5; 10,5 Hz, H-1b) và δH 3,85 (1H, d, J = 12 Hz, H-6''a); 3,71 (1H, dd, J = 5,0; 12,0 Hz, H-6''b). Độ quay cực của phân tử chất 28NαD20

= + 11,5°

(0,7M/pyridin) cũng cho phép khẳng định về khung cấu trúc (2S,3S,4R,2'R)- phytosphingosine của chất 28N [156], [163].

Trên phổ ESI-MS cho pic ion m/z [M+NH4]+ở 972 tương ứng với khối lượng phân tử là 953 đvC và công thức phân tử là C56H107NO10. Các phân mảnh chính ở m/z 902 [M+3H-3HOH], 792 [M+H-Gal]+ chứng tỏ sự có mặt của 3 nhóm hydroxy và phân tử đường có trong phân tử của chất 28N. Ngoài sự khác nhau về phần đường, các cấu trúc glycospingolipid khác nhau còn có đặc trưng về vị trí nối đôi trong mạch bazơ và acid béo cũng như độ dài của mỗi mạch này. Để xác định số C và vị trí của nối đôi của mạch acid béo và mạch base của 28N, ta cũng tiến hành như đối với hợp chất 4T. Kết quả đo phổ khối của sản phẩm metyl este của hợp phần acid béo (28.1) cho píc ion m/z 507 [M-H]ˉ cho thấy mạch acid béo phải có 32 cacbon và chứa một nối đôi. Vị trí của nối đôi trong phần acid béo được xác định tại C-10'/C-11' dựa trên các phân mảnh ở phổ ESI-MS (neg) của 28.1: m/z 227 [M-H- C20H40]ˉ, m/z 213 [M-H-C21H42]ˉ, m/z 187 [M-H-C23H44]ˉ, m/z 173 [M-H-C24H46]ˉ. Điều này cũng được khẳng định thêm với phân mảnh trên phổ khối của 28N: m/z 472 [M+H-Gal-C23H45]+•, 495 [M+H-Gal-C21H43]+• xác định vị trí nối đôi ở C- 10'/C-11'; phân mảnh m/z 478 [M+H-Gal-C18H34O3NH]+, 450 [M+H-Gal- C18H34O3NH-CO]+• khẳng định có 32 nguyên tử C trong phần acid. Từ đây ta xác định được số phân tử cacbon của mạch bazơ còn lại là 18 cacbon. Vị trí của nối đôi trên mạch bazơ được xác định tại vị trí C-8/C-9 nhờ sự phân tích tỉ mỉ các tương tác C-H trên phổ COSY, HMBC.

18

2 3

1' 2'

4

HN O

OH

OH OH O

10' 11'

8 9 3'

10 11

12 4'

5' 6'

7' 8'

12' 13'

O OH HOH

OH OH

H-H COSY HMBC

1

16' 32'

Cấu hình của các nối đôi được xác định dựa trên sự chuyển dịch về trường thấp của hai cacbon bên cạnh với C-8/C-9 là E do có C-7 (δC 32,3) và C-10 (δC 32,2); và với C-10'/C-11' là Z do có C-9' (δC 28,9) và C-12' (δC 28,9) [154], [163].

2 3 1' 2'

4

HN O

OH

OH OH O

10' 11'

8 9 3'

10 11

12 4'

5' 6'

7'

8' 12'

13'

O OH HOH

OH OH

1

18 16' 32'

Từ các luận cứ trên cho phép kết luận hợp chất 28N là 1-O-(β-D- galactopyranosyl)-(2S,3S,4R,8E)-2-[(2'R,10'Z)-2'-hydroxyditriaconta-10'-

enoylamino]-8-octadecaene-1,3,4-triol. Theo các tài liệu được cập nhật đây là lần đầu tiên hợp chất này được công bố phân lập từ tự nhiên.

Acid ursolic (29N)

Phổ khối lượng (EI-MS) của hợp chất 29N chỉ ra pic ion phân tử m/z 456 [M+] (C30H48O3) và các phân mảnh ở 248, 203, 189 tương ứng với phân mảnh retro Diels-Alder từ tritecpen urs-12-en với nhóm OH ở vòng A. Phân tích các phổ 1H- NMR và 13C-NMR cho thấy tín hiệu của proton của nhóm hydroxymetin δH 3,20 ppm (1H, t, J = 16,5 Hz, H-3) tương ứng với tín hiệu cacbon ở δC 78,8 (C-3), nhóm cacbonyl chuyển dịch về trường thấp đặc trưng ở δC 180,7 (C-28). Sự có mặt của nhóm metin olefinic thể hiện qua tín hiệu ở δH 5,24 ppm (1H, t, J = 7,5 Hz, H-12) và δC 125,4 (C-12). Kết hợp phân tích các phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy hợp chất 29N có 30 nguyên tử cacbon với 7 CH, 7 CH3, 9 CH2 và 7 C.

HO

1 COOH

3 4 5

6 7 9 8 10

12 13 14

15 17 18 19

20

22

23 24

25 26

27 29

30

28

Với các phân tích trên, kết hợp so sánh với các số liệu phổ đã công bố [129]

cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 29N là acid 3β-hydroxyurs-12-en-28-oic hay acid ursolic. Hợp chất này lần đầu tiên được công bố phân lập từ cây nghể trắng.

Acid oleanolic (30N)

Phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất 30N tương tự như hợp chất 29N phù hợp với nhận xét rằng chất 30N là một hợp chất triterpen năm vòng với tín hiệu của proton hydroxymetin δH 3,17 (1H, dd, J = 11,5; 5,0 Hz, H-3), proton metin olefinic δH 5,26 (1H, t, J = 7,5 Hz, H-12). Sự có mặt của 30 nguyên tử cacbon với 5 CH, 10 CH2, 7CH3 và 7C được khẳng đinh qua phổ 13C-NMR và DEPT. Điểm khác biệt nhận ra giữa hợp chất 29N30N là ở tín hiệu của nhóm metyl ở vị trí 29. Trên phổ 1H- NMR của chất 29N, nhóm metyl này cho tín hiệu doublet ở δH 0,86 (J = 6,5 Hz) do nó liên kết trực tiếp với C-19 (δC 38,9) và có tương tác với proton ở vị trí C-20 (δC

38,8). Trong khi đó trên phổ của chất 30N nhóm metyl chỉ cho tín hiệu singlet δH

0,94, điều này có thể giải thích là do nhóm metyl đã chuyển vị trí sang liên kết trực tiếp với C-20 (δC 31,4) là một cacbon bậc 4 và C-19 (δC 46,9) là một CH2.

Trên cơ sở những phân tích trên cũng như so sánh với các số liệu phổ đã công bố [129] cho phép kết luận chất 30N phân lập được là acid oleanolic, một đồng phân cấu tạo của chất 29N.

HO

1 COOH

3 4 5

6 7 9 8 10

12 13 14

15 17 18 19 20

22

23 24

29 30

28 27

25 26

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.

Zedoalactone B (31N)

Hợp chất 31N nhận được dưới dạng dầu không màu, phổ ESI-MS chỉ ra pic ion m/z 315 [M+2H2O-H]ˉ, 245 [M-2H2O+H]+ tương ứng với khối lượng phân tử M = 280, phù hợp với công thức phân tử Cl5H20O5

Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu của một proton olefin ở δH 5,58 (1H, s, H-9), 3 tín hiệu singlet của proton metyl ở δH 1,92 (3H, s, H-13), 1,31 (3H, s, H-14) và 1,45 (3H, s, H-15), một proton metin δH 2,48 (1H, dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H-5), proton metylen ở δH 2,52 (1H, m, H-2α), 1,58 (1H, m, H-2 β), 1,77 (2H, m, H-3), 2,76 (1H, dd, J = 12,0; 4,0 Hz, H-6α), 2,77 (1H, m, H-6β). Phổ 13C- NMR và DEPT chỉ ra sự có mặt của 15 nguyên tử cacbon trong đó có 3 CH3, 3 CH2, 2CH và 7 C. Phổ 13C- NMR cho thấy một nhóm cacbon cacbonyl tại δC 172,3 (C-12), ba tín hiệu C-O ở δC 83,8 (C-10), 80,5 (C-4), 75,6 (C-1). Các dữ liệu chỉ ra rằng hợp chất 31N là một sesquiterpene chứa vòng lactone khung guaiane. Tương quan HMBC chỉ ra tương tác của proton metyl ở δH 1,31 (H-14) với cacbon δC 80,5 (C-4), proton δH 1,45 (H- 15) với cacbon δC 75,6 (C-1) và 83,4 (C-10) cho phép xác định vị trí chính xác của các proton và cacbon trong chất 31N.

OH

O O OH

HO

1

4 7

11 13

8 12 10 5

14 15

So sánh với dữ liệu phổ thu được và tài liệu tham khảo [146] hợp chất 31N được xác định là 1,4,10-trihydroxyguai-7(11),8-dien-12,8-olide hay có tên khác là zedoalactone B. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ cây nghể trắng và chi Polygonum

Isorhamnetin (32N)

Phổ 1H-NMR của hợp chất 32N xuất hiện 5 tín hiệu proron vòng thơm tại δH 6,19-7,75 và một tín hiệu của proton metyl methoxy ở δH 3,84. Tín hiệu singlet δH

12,46 thuộc về một proton hydroxy (5-OH), δH 6,19 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6) và δH

6,47 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) đặc trưng cho hai proton thế meta trong vòng A của một flavonol. Ba tín hiệu proton khác ở δH 7,75 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 7,68 (1H, dd, J= 8,5; 2,0 Hz, H-6') và 6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5') thuộc về vòng thơm còn lại (vòng B). Trên phổ 13C-NMR cho tín hiệu của 16 cacbon trong đó một cacbon cacbonyl ở δC 175,9 (C-4), 5 CH thơm ở δC 98,2 (C-6), 93,6 (C-8), 111,7 (C-2'),

115,5 (C-5'),121,7 (C-6'), 9 C ở δC 146,6 (C-2), 135,8 (C-3), 160,7 (C-5), 163,9 (C- 7), 156,1 (C-9), 103,2 (C-10), 121,9 (C-1'), 147,4 (C-3'), 148,8 (C-4'), tín hiệu ở δC 55,7 đặc trưng cho nhóm metyl methoxy. Các dữ kiện phổ trên cho thấy cấu tạo của hợp chất 32N là một flavonol có thể là rhamnetin hoặc isorhamnetin phụ thuộc vào vị trí của nhóm OCH3.

O

OH

OH

O

OCH3

OH HO

2 4 3 5

8 9

10 1'

3'

6'

Điều này được làm rõ dựa trên phổ HMBC, ở đó có tín hiệu tương tác của proton metyl δH 3,84 (3H, s) với tín hiệu cacbon ở δC 147,4 (C-3') chứng tỏ nhóm OCH3 liên kết với C-3' trong vòng B. Kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [49] có thể kết luận 32N là 5,7,4'-trihydroxy-3'-methoxyflavonol hay isorhamnetin. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.

Acid isoferulic (33N)

Trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của 33N cho tổng số 10 tín hiệu cacbon khác nhau, trong đó có 1 tín hiệu của nhóm methoxy δC 56,5 (OCH3), 1 tín hiệu cacbon cacbonyl δC 170,7, các tín hiệu cacbon vòng thơm đặc trưng ở δC 112,7 (C-5), 114,9 (C-2), 122,5 (C-6), 129,0 (C-1), 147,9 (C-4), 151,3 (C-3).

Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu singlet của proton methoxy δH 3,89 (3H, OCH3) và các tín hiệu proton thơm δH 6,93 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5), 7,04 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2), 7,08 (1H, dd, J = 2,0; 8,5 Hz, H-6). Tín hiệu doublet của cặp proton tại δH 6,25 (H-7) và 7,55 (H-8) với hằng số ghép cặp J= 15,5 Hz chứng tỏ chúng ở vị trí trans của nối đôi. Tương quan HMBC giữa proton H-7 (δH 6,25) với C-1 (δC

129,0), proton metyl metoxy (δH 3,89) với C-4 (δC 147,9) của nhân thơm cho phép xác định vị trí liên kết của các nhóm chức này với vòng thơm. Các đặc trưng về phổ 1D-NMR của hợp chất 33N cho phép dự đoán về cấu trúc của một dẫn xuất của acid cinamic với hai nhóm chức OH và OCH3 thế ở vị trí meta và para của vòng thơm ứng với hai công thức giả thiết là acid 3-hydroxy-4-methoxy-cinnamic (acid

isoferulic) hoặc acid 3-methoxy-4-hydroxy-cinnamic (acid ferulic). Do đó cấu trúc của hợp chất 33N được xác định chính xác nhờ việc so sánh các dữ kiện phổ của 33N với dữ kiện phổ của hai hợp chất trên trong tài liệu tham khảo [64], [159].

OH H3CO

COOH

1 2 4 3 5

6 7

8 9

OCH3 HO

COOH

1 2 4 3 5

6 7

8 9

acid isoferulic acid ferulic

Từ đây, kết luận 33N là acid 3-hydroxy-4-methoxy-cinnamic hay acid isoferulic. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.

Acid gallic (34N)

Phổ 1H-NMR của 34N cho tín hiệu singlet ở δH 7,08 (2H, s, H-2 & H-6) là cặp proton ở vị trí para của vòng thơm. Trên phổ 13C-NMR xuất hiện 5 tín hiệu cacbon, trong đó tín hiệu ở δC 170,4 (C-7) đặc trưng cho cacbon cacbonyl, 4 tín hiệu còn lại δC 146,4 (C-3, C-5), 139,6 (C-4), 121,9 (C-1), 110,3 (C-2, C-6) thuộc về cacbon vòng thơm. Điều này chứng tỏ vòng thơm có bốn nhóm thế.

2

4 6

7COOH

OH OH HO

Trên cơ sở những phân tích trên cũng như so sánh với các số liệu phổ đã công bố [96] cho phép kết luận chất 34N phân lập được là acid gallic. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng

Uvaol (35N)

Phổ 1H-NMR của của hợp chất 35N cho các đặc điểm tương tự như của hợp chất 29N với các vùng phổ đặc trưng của một triterpen khung ursan. Điều này thể hiện rõ nét qua tín hiệu của proton hydroxymetin δH 3,03 (1H, m, H-3) tương ứng với tín hiệu cacbon ở δC 76,7 (C-3). Một nối đôi thế tri-nội vòng thế hiện qua tín hiệu của proton metin olefin ở δH 5,09 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12) và hai tín hiệu cacbon δC 123,8 (C-12), 138,5 (C-13).

Điểm khác biệt của 35N so với 29N (acid ursolic) là sự vắng mặt của cacbon cacbonyl mà thay vào đó là tín hiệu của một cacbon metylen chuyển dịch về trường thấp δC 67,6 (C-28) do có gắn với dị tố oxy (ở đây là nhóm hydroxy). Từ đây đưa ra giả thiết về sự thay thế của một nhóm metylen hydroxy thay cho nhóm cacbonyl của acid ursolic ở vị trí C-17 của hợp chất 35N.

Kết hợp với việc phân tích tỉ mỉ các tương tác C-H trên phổ HMBC, HSQC của 35N và tham khảo tài liệu [95] cho phép kết luận hợp chất 35N là 12-ursen- 3β,28-diol hay uvaol.

HO

OH

1

3 5 6

10 8 11

12

14 16 18

1920 22

23 24

25 26

27

28 29

30

HO

OH

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.

Ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36N)

Phổ 1H-NMR của chất 36N cho một tín hiệu singlet của hai proton trong vòng thơm δH 7,07 (2H, s, H-2 & H-6). Sự có mặt của một etyl este thể hiện qua tín hiệu triplet của proton metyl đầu mạch δH 1,36 (3H, t, J = 7,0 Hz, H-9) và quartet của proton metylen chuyển dịch về trường thấp δH 4,28 (2H, quartet, J = 7,0 Hz, H-8).

Phổ 13C-NMR của 36N cho tín hiệu của 9 cacbon trong đó tín hiệu của cacbon cacbonyl ở δC 168,6 (C-7), cacbon metyl đầu mạch δC 14,6 (C-9) và cacbon metylen δC 61,7 (C-8). Sáu cacbon thuộc về vòng thơm xuất hiện trong khoảng chuyển dịch δC 110,0-146,5, trong đó C-1 và C-4 cho tín hiệu tương ứng ở δC 121,8; 139,7. Tín hiệu chồng chập của hai cacbon metin C-2 và C-6 ở δC 110,0 với cường độ mạnh.

Tương tự vậy, hai cacbon vòng thơm còn lại C-3 và C-5 xuất hiện ở δC 146,5. Các dữ kiện phổ trên gợi ý cho ta về cấu trúc một phenolic thế tetra ở các vị trí 1,3,4,5 của hợp chất 36N, trong đó có một etyl este và ba nhóm còn lại là hydroxy.

HO OH

OH O H3C O

7

3 1

8 9

HO

OH OH O H3C O

Các tương tác HMBC cho phép xác định cụ thể từng vị trí của các nhóm chức vào nhân thơm. Kết hợp với tài liệu tham khảo [90] cho phép khẳng định hợp chất 36N là ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây nghể trắng.

3-Methoxy-4-hydroxyacetophenone (37N)

Phổ 13C-NMR của 37N xuất hiện tín hiệu của 9 cacbon. Trong số các tín hiệu này sáu tín hiệu thuộc vòng thơm ở δC 151,7 (C-3), 147,9 (C-4), 128,9 (C-1), 124,4 (C-6), 114,9 (C-5) và 111,1 (C-2). Ba tín hiệu cacbon khác ở δC 196,1, 56,6 và 26,2 đặc trưng cho tín hiệu cacbon cacbonyl, methoxy và metyl.

Trên phổ 1H-NMR, ba tín hiệu proton trong vòng thơm ở δH 7,50 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz, H-6), 7,43 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-2), 6,86 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5) khẳng định đây là một vòng benzen thế 1,3,4. Thêm vào đó, tín hiệu proton của nhóm hydroxy cũng được quan sát thấy ở δH 9,96 (1H, brs, 4-OH). Ở vùng trường cao hơn xuất hiện hai tín hiệu singlet của nhóm metyl, trong đó tín hiệu ở δH 2,48 đặc trưng cho proton metyl liên kết với nhóm cacbonyl và tín hiệu ở δH 3,82 đặc trưng cho proton metyl methoxy.

Phổ HMBC xuất hiện các tương tác của proton metyl ở δH 2,48 và δC 128,9 (C-1), giữa 6,86 (H-5) với δC 128,9 (C-1), δC 147,9 (C-4), δC 151,7 (C-3), giữa δH 7,50 (H-6) và δC 111,1 (C-2), δC 151,7 (C-3), δC 196,1 (C=O), giữa δH 7,43 (H-2) và δC 124,4 (C-6), δC 128,9 (C-1), δC 147,9 (C-4), δC 151,7 (C-3), δC 196,1 (C=O) và tương tác giữa proton metoxy ở δH 3,82 và δC 147,9 (C-4). Những tương tác này chứng tỏ nhóm hydroxy, metoxy, và cacbonyl liên kết ở vị trí C-4, C-3 và C-1 của vòng benzen.

Từ việc phân tích các dữ kiện phổ trên kết hợp với tài liệu tham khảo [87] cho phép kết luận cấu trúc của chất 37N là 3-methoxy-4-hydroxyacetophenone.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br) (Trang 136 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(287 trang)