Các nghiên cứu về cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br) (Trang 42 - 46)

1.2. CÁC CÔNG BỐ VỀ BA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 20 1. Các nghiên cứu về cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)

1.2.3. Các nghiên cứu về cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)

Tên khoa học: Polygonum plebeium R.Br., tên đồng danh: Polygonum aviculare Lour. 1790. Fl. Cochinch. 241, non L. (1753); Polygonum roxburghii Meissn. 1856 [5].

Mô tả: Cỏ một năm, bò lan, dài 10-40 cm, phân cành nhiều, cành tròn, nhẵn hoặc hơi nháp, nhiều đốt, lóng rất ngắn, có rãnh dọc. Rễ chính mảnh, nhiều rễ phụ.

Lá nhỏ, mọc cách, gần như không có cuống, phiến lá nguyên hình thuôn hẹp hoặc hình mũi giáo ngược, kích thước 0,5-1,5 x 0,2-0,4 cm, mỏng, hai mặt nhẵn, gân bên không có, chóp nhọn, ngắn hoặc tù, gốc hình nêm. Bẹ chìa dài 0,2-0,3 cm, chất màng mỏng, màu trắng, trong suốt, chẻ ra. Hoa mọc tụm ở nách lá, 3-5 hoa trong mỗi lá bắc; lá bắc hình phễu, mép vát, có lông ngắn. Hoa đều, lưỡng tính, nhỏ, màu trắng hoặc hồng, cuống không thò ra ngoài lá bắc, mềm, yếu, có mấu ở giữa. Bao hoa 5 mảnh, gốc dính nhau ít, trên 5 thùy sâu, hình thuôn, dài 0,1-0,2 cm, không đồng trưởng với quả. Nhị 5-8, thường ngắn hơn bao hoa, gốc chỉ nhị hơi phình to, bao phấn đính gốc, 2 ô, hướng trong, mở theo khe dọc, không có tuyến mật. Bầu thượng, hình trứng, 3 cạnh, 3 lá noãn, 1 ô, có một noãn, thẳng, đính lưng; vòi nhụy 3, một số rất ít 2, rời nhau hoặc dính nhau ở phần dưới. Quả bế, hình trứng rộng, 3

cạnh, màu nâu đen, nhẵn bóng, được bao trong bao hoa không đồng trưởng. Hạt có phôi ở bên, rễ mầm dài, lá mầm nhỏ, dẹp [5].

Hình 1.9. Cây mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.)

Phân bố, sinh thái: Mùa ra hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8. Mọc ở nơi đất ẩm ven đường, ven rừng, ven suối, bờ sông ngòi, ruộng bỏ hoang. Cây chết rụi vào cuối năm, đầu xuân hạt nảy mầm. Cây phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, Australia, châu Phi. Ở Việt Nam cây mọc ở Sơn La (Mộc Châu, Sông Mã), Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh (Phả Lại), Bắc Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình (Cúc Phương), Nam Bộ [5].

Bộ phận dùng: Toàn cây, thu hái vào lúc ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô Tính vị, công năng: Vị đắng nhạt, tính bình, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc

Công dụng: Mễ tử liễu được dùng để chữa kiết lỵ, táo bón, đái rắt, đái buốt do viêm hoặc sỏi thận, sỏi bàng quang, ung nhọt, sưng tấy (giã đắp ngoài và uống trong), phù, lở ngứa, chảy nước vàng: 10-20 g rau đắng khô nấu nước uống. Dùng ngoài, mễ tử liễu tươi giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn [5]. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, mễ tử liễu là thuốc hạ nhiệt và lợi tiểu, điều trị sốt rét

nhiệt đới, phù; thuốc bổ trị suy nhược thần kinh cho người cao tuổi; thuốc cầm máu, chống viêm và trừ giun. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, mễ tử liễu được dùng làm thuốc bổ, hạ sốt, sát khuẩn, lợi tiểu, cầm máu và trị giun, trị đái tháo đường, thấp khớp, loét. Nước sắc của cây trị lỵ, tiêu chảy, viêm phế quản, trĩ chảy máu và kinh nguyệt nhiều. Cao được dùng làm thuốc cầm máu. Hạt có mùi thơm có tác dụng gây nôn và tẩy mạnh. Ở Liên xô trước đây, chế phẩm từ mễ tử liễu là thuốc gây co hồi tử cung cho phụ nữ sau khi đẻ [5].

1.2.3.2. Thành phần hóa học của P. plebeium R.Br.

Theo đánh giá sơ bộ của Scalbcrt A và cộng sự, thành phần hóa học chính của lá P. plebeium là flavonoid (13,03%), saponin (8,90%), steroid (4,80%) và alkaloid (0,70%) [63].

HO

244 245

H3CO HO

COOH

COOH

OH OCH3 H3CO

246

OH O

OH HO

247

OCH3 O

OH HO

248

HO

OH O H

H

H H

249

Từ cặn chiết metanol của lá cây này đã phân lập được stigmasterol (244) [63], còn trong dịch chiết nước có chứa các acid phenolic là acid ferulic (245), acid syringic (246), acid caffeic (247) và acid vanillic (248) [139]. Hoa của P. plebeium chứa các terpenoid 161, 164, 169, 173 và acid betulinic (249) [76], [130].

1.2.3.3. Tác dụng sinh học của P. plebeium R. Br Tác dụng kháng khuẩn

Dịch chiết metanol và các phân đoạn chiết của lá P. plebeium đã được sàng lọc tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên 13 chủng vi khuẩn Bacillus cereus, B.

megaterium, B. subtilis, S. aureus, Sarcina lutea, E. coli, Pseudomonas aureus, Salmonella paratyphi, S. typhi, Vibrio mimicus, V. parahemolyticus, Shigella

dysenteriae, S. boydii và ba chủng nấm C. albicans, A. niger, Sacharomyces cerevacae trên mô hình thử kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán đĩa với chất đối chứng là kanamycin [63]. P. plebeium cũng được đánh giá độc tố trên mô hình thử ức chế Lemna minor, theo đó dịch chiết metanol toàn thân cây ở nồng độ 1000 àg/ml ức chế 66,8% L.minor trong khi ở nồng độ 100 àg/ml là 31% và 10 àg/ml là 9,1% [69]. Năm 2015 nhóm của A.H.M. Nazmul Hasan đã đánh giá tác dụng chống oxy hóa và gây độc tế bào của các phân đoạn chiết khác nhau của mễ tử liễu (in vitro). Theo đó phân đoạn chiết metanol có khả năng chống oxy hóa cao nhất với giá trị IC50 là 43,63 mg/mL, tiếp đó là etyl axetat (IC50 72,62 mg/mL) so với acid ascorbic (IC5018,34 mg/mL) [62].

Nhận xét: Qua các nghiên cứu đã công bố, thành phần hóa học chung nhất chủ yếu của các loài trong chi Polygonum là flavonoid, quinon, acid phenolic và terpenoid. Công dụng sử dụng chung nhất trong y học cổ truyền Việt Nam và một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ của cả ba đối tượng nghiên cứu là sử dụng làm mát gan, chống viêm, cầm máu, làm liền vết thương, chữa u nhọt. Riêng loài P.

barbatum L. chưa thấy sử dụng trong dân gian ở Việt Nam. Trong ba đối tượng nghiên cứu của luận án, mới chỉ có cây P. perfolitum L. đã có nhiều công bố về thành phần hóa học phần trên mặt đất, cây P. plebeium R.Br và P. barbatum L. có rất ít công bố hoặc chỉ có một vài nghiên cứu của một nhóm tác giả. Ở Việt Nam, hoàn toàn chưa có công bố nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của ba loài cây này. Vì vậy, luận án này tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học bộ phận thân rễ của cây thồm lồm gai và nghể trắng, toàn bộ cây mễ tử liễu; nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa, tác dụng độc tế bào của các cặn chiết và chất tinh khiết của các đối tượng này.

Để định hướng cho quá trình chiết xuất, phân lập các hợp chất, trước tiên luận án khảo sát các tác dụng độc tế bào, chống oxy hóa của các phân đoạn chiết và bộ phận khác nhau của cả ba loài, từ đó chọn được đối tượng và phương pháp chiết xuất cụ thể, phù hợp nhằm phân lập được các hợp chất có hoạt tính sinh học cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatumL.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeiumR.Br) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(287 trang)