TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT - TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
Tiết 9 ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT. PHÂN TỬ (Tiếp)
___________________________________________________________________
_ 47
I.
Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tình chất hoá học của chất. Các phân tử của cùng một chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tình bằng đơn vị cacbon.
Học sinh biết cách xác định phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
Học sinh biết được các chất đều có hạt hợp thành là phân tử (hầu hết các chất) hay nguyên tử (đơn chất kim loại). Biết được một chất có thể ở ba trạng thái (thể): Rắn, lỏng, khí ở thể khí các hạt hợp thành rất xa nhau.
2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, so sánh, tính toán.
3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn II.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án - Tài liệu
Tranh vẽ các mẫu chất: kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước (lỏng) và muối ăn (rắn)
2. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ, làm bài tập Nghiên cứu bài mới III.
Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: ( Viết bảng - 5 phút )
* Câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất? Trả lời câu hỏi 3 (SGKT26)
* Đáp án biểu điểm:
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên (2 điểm)
Bài tập 3: (8 điểm) Đơn chất là: Photpho đỏ, kim loại magie,
vì những chất đó được tạo nên từ một nguyên tố hoá học
Hợp chất là: Khí amoniac, axit clohiđric, canxicacbonat, glucozơ, vì những chất đó được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên
Đối tượng: HSTB
___________________________________________________________________
_ 48
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã nghiên cứu về đơn chất, hợp chất biết được trong các chất có nguyên tử. Hợp chất sẽ có nguyên tử khác loại, vậy các hạt nguyên tử khác loại tập hợp như thế nào trong hợp chất ta xét
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi GV
HS
HS GV
? HSTB
GV
Cho học sinh quan sát mô hình mẫu 4 chất.
Đây là mô hình tượng trưng của đơn chất hiđro, khí oxi, nước và muối ăn.
Quan sát thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập sau:
Gốc Lựa chọn Trả
lời 1. Khí hiđro
có hạt hợp thành gồm
a. 2 H liên kết với 1 O
2. Khí oxi có hạt hợp thành gồm
b. 2 nguyên tử H liên kết với nhau
3. Nước có hạt hợp thành gồm
c. Na liên kết với Cl
4. Muối ăn có hạt hợp thành gồm
d. 2 nguyên tử O liên kết với nhau
Đại diện nhóm báo cáo kết quả 1 – b; 2 – d ; 3 – a; 4 – c
Lưu ý: Trong mô hình của muối ăn cứ 1Na gắn với 1Cl, lặp đi lặp lại như thế nên 1Na liên kết với 1Cl là hạt hợp thành của chất Em có nhận xét gì về số lượng, thành phần của các hạt này?
Từ 2 trở lên (gồm một số nguyên tử)
Thành phần có mặt đầy đủ các nguyên tử của nguyên tố cấu tạo nên chất đó (là hạt đại diện cho chất)
Các hạt này giống nhau -> tính chất hoá học có giống nhau.
III. Phân tử (20 phút) 1. Định nghĩa
___________________________________________________________________
_ 49
? HSTB GV ? HSTB
GV
? HSKG
GV
Vậy tính chất hoá học của hạt có phải là tính chất hoá học của chất không?
Hạt thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
Những hạt này gọi là phân tử Vậy phân tử là gì?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
Các em đã nghiên cứu về phân tử biết được định nghĩa phân tử là gì
Vậy em hãy xem trong các ví dụ sau đây:
Quan sát mẫu Cu hạt hợp thành đơn chất Cu Quan sát mẫu đơn chất oxi có các hạt gồm 2 nguyên tử oxi hợp thành
Quan sát mẫu H trong nước có các hạt nguyên tử H
Mẫu muối ăn có hạt nguyên tử Na liên kết Cl Đâu được coi là hạt phân tử? Vì sao?
Hạt có 2 nguyên tử oxi hợp thành là phân tử Hạt có nguyên tử Na liên kết với Cl
Còn những hạt khác không được gọi là phân tử vì: Mẫu đồng mỗi hạt chỉ có 1 nguyên tử (tuy đại diện cho đơn chất đồng và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất)
Trường hợp 3: Các hạt H trong nước
Thoả mãn điều kiện: mẫu có một số hạt nhưng nó không có mặt nguyên tố oxi chỉ có mặt nguyên tố H và nó cũng không thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất nên không phải là phân tử.
Chỉ có trường hợp 2 và 4 là thoả mãn 3 điều kiện của phân tử
Như chúng ta vừa nhận xét ở trên mẫu kim loại đồng mỗi hạt chỉ có 1 nguyên tử nhưng
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
___________________________________________________________________
_ 50
Cý
GV
? HSTB ? HSTB
? HSTB Cý
? HSTB
?
vẫn đại diện cho đơn chất đồng và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của đơn chất đồng vì vậy cần lưu ý: Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
Ta đã biết hạt hợp thành của hợp chất và đa số đơn chất phi kim là phân tử vậy cách tính phân tử khối như thế nào ta xét.
VD: Phân tử oxi có 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, cách tính phân tử khối của khí oxi là
2 . 16 = 32 đvC
Phân tử nước có 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H nên phân tử khối của nước 2 . 1 + 16 = 18 đvC
Vậy phân tử khối là gì?
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon
Từ hai ví dụ hãy rút ra cách tính phân tử khối?
Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó
Áp dụng hãy tính phân tử khối của muối ăn?
23 + 35,5 = 58,5 đvC
Chúng ta biết chất có các hạt phân tử, nguyên tử. Vậy chất tồn tại ở những trạng thái nào ta xét
Bằng hiểu biết thực tế em cho biết chất tồn tại ở những trạng thái nào?
Chất tồn tại ở những trạng thái: Rắn, lỏng, khí
Một chất có thể thay đổi trạng thái không? Khi nào lấy ví dụ?
* Lưu ý
- Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
3. Phân tử khối
- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
IV. Trạng thái của chất (13 phút)
(SGKT24)
___________________________________________________________________
_ 51
HSKG
GV
GV
? HS
?
Một chất có thể thay đổi trạng thái khi thay đổi nhiệt độ, áp xuất
Ví dụ: Nước hạ nhiệt độ chuyển thành trạng thái rắn, nhiệt độ thường trạng thái lỏng, nhiệt độ cao thì bay hơi
Khí oxi khi hạ nhiệt độ áp xuất chuyển thành trạng thái lỏng
Trừ một số chất bị phân hủy ở nhiệt độ cao, còn nói chung tùy điều kiện 1 chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái (hay thể). Nước là một chất đặc biệt, cùng một nơi một lúc ta có thể thấy nước ở cả 3 trạng thái: rắn (băng tuyết), lỏng (nước), và hơi (mây), cảnh này có thể gặp ở miền Bắc cực
Em hãy quan sát sơ đồ ba trạng thái của chất Chú ý: Mỗi hạt ở đây tượng trưng cho một nguyên tử hoặc phân tử. Mũi tên biểu thị cho sự chuyển động của phân tử.
Các nhóm nghiên cứu thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Các hạt (nguyên tử,
phân tử)
Chất rắn
Chất lỏng
Chất khí Khoảng cách
giữa các hạt
Sắp xếp khít nhau
Ở gần sát nhau
Rất xa nhau
Chuyển động của chúng
Dao động tại chỗ
Chuyể n động trượt lên nhau
Chuyể n động nhanh về nhiều phía Qua nội dung vừa hoàn thành, hãy nêu sự khác nhau giữa 3 trạng thái?
___________________________________________________________________
_ 52
HSTB GV
Trả lời theo nội dung phiếu học tập
Trong điều kiện bình thường, nếu 1 chất tồn tại ở thể hơi thì theo thói quen gọi là khí.
Còn những chất vốn ở thể lỏng như nước, thủy ngân, hay thể rắn như kẽm, natri clorua..thì tại nhiệt độ sôi của mỗi chất đều nói chuyển sang thể hơi
Ta thấy ở trạng thái rắn khoảng cách giữa các phân tử gần nhau hơn chất lỏng và chất khí. Do vậy để tiết kiệm bình chứa người ta hay hoá lỏng một số chất khí như khí oxi, khí H làm nhiên liệu hay bình oxi lỏng dùng trong công nghiệp, y học.
3. Củng cố – Luyện tập (4 phút)
1. Điền các từ, cụm từ vào chỗ ( ...) cho phù hợ:
Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba ...
Thuộc hai ..., liên kết với nhau theo tỉ lệ ..., hình dạng hai phân tử khác nhau Phân tử nước có dạng ...
Phân tử cacbon đioxit có dạng ...
2. Tính phân tửi khối của:
- Axit sufuric, biết phân tử gồm 2H, 1S, 4O - Khí cacbonic, biết phân tử gồm 1C và 2O 4.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK - Làm bài tập: 4, 5, 6, 7, 8 (SGKT26) - Bài 6.4 -> 6.8 SBT
* Hướng dẫn bài tập:
Bài 8 ( SGKT26):
a, Lưu ý đến sự chuyển động của các phân tử ở trạng thái lỏng (trượt lên nhau) b, Ở trạng thái khí khoảng cách các phân tử ở cách xa nhau
Ngày soạn 19/09/2010 Ngày giảng 24/09/2010 Lớp 8A 21/09/2010 Lớp 8B