Chương II PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 23 PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm, giới hạn ở những phản ứng thông thường giúp học sinh biết được ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tính toán cho học sinh kỹ năng viết công thức hoá học
3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn.
___________________________________________________________________
_ 117
II.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án - Tài liệu
Tranh vẽ SGKT55 phóng to 2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu bài mới III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (Viết - 15 phút)
* Câu hỏi:
1. Nêu các bước lập phương trình hoá học?
2. Cho sơ đồ các phản ứng sau:
a. Fe + O2 ---> Fe3O4
b. P + O2 ---> P2O5
c. KClO3 ---> KCl + O2
d. KOH + Ba(NO3)2 ---> Ba(OH)2 + KNO3
Lập phương trình hoá học của phản ứng
* Đáp án biểu điểm: (10 điểm) 1. Các bước lập phương trình hoá học
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố Bước 3: Viết phương trình hoá học
(2 điểm)
2. Phương trình hoá học a. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
b. 4P + 5O2 → 2P2O5
c. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
d. 2KOH + Ba(NO3)2 → Ba(OH)2 + 2KNO3
(2 điểm) (2 điểm) (2 điểm) (2 điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Giờ trước chúng ta đã nghiên cứu về phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học. Vậy phương trình hoá học có ý nghĩa gì, xét nội dung bài
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi
? Dựa vào kiến thức bài trước hãy lập phương trình hoá học của phản ứng giữa đơn chất bari và khí oxi?
II. Ý nghĩa của phương trình hoá học
( 23 phút )
___________________________________________________________________
_ 118
HSTB
?
HSTB
? HSKG
? HSTB
? HSTB GV
? HSKG
GV
2Ba+O2 → 2BaO
Cho biết số nguyên tử bari, số phân tử oxi tham gia phản ứng và số phân tử bari oxit tạo thành?
Phản ứng:
Số nguyên tử Bari: 2 Số phân tử Oxi: 1 Số phân tử Bari oxit: 2
Em hãy rút ra tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng?
Số nguyên tử Ba : Số phân tử O2 : Số phân tử BaO = 2 : 1 : 2
So sánh tỉ lệ này với tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình?
Tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình
Nhìn vào tỉ lệ trên của phản ứng của bari và oxi em hiểu như thế nào?
Cứ 2 nguyên tử bari tác dụng với 1 phân tử oxi tạo thành 2 phân tử bari oxit
Thường thì chỉ quan tâm đến tỉ lệ từng cặp chất
Thí dụ:
Số nguyên tử bari: số phân tử oxi = 2 : 1 Số nguyên tử bari: số phân tử bari oxit = 1 :1 Số phân tử oxi : số phân tử bari oxit = 1 : 2 Nhìn vào tỉ lệ trên em hiểu như thế nào?
Cứ 2 nguyên tử bari tác dụng hết 1 phân tử oxi
Cứ 1 nguyên tử ba phản ứng tạo ra 1 phân tử bari oxit
Cứ 1 phân tử oxi phản ứng tạo ra 2 phân tử bari oxit
Qua nghiên cứu 1 ví dụ trên và kiến thức đã học các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập
___________________________________________________________________
_ 119
HS GV
HS
?
HSTB
? HSTB
Trao đổi nhóm hoàn thành nội dung bảng trong phiếu học tập
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Qua các bài tập trên cho biết nhìn vào phương trình hoá học ta biết được những gì?
Biết được phản ứng hoá học xảy ra với những phân tử nguyên tử chất nào
Biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng Từ đó em rút ra ý nghĩa của phương trình hoá học?
Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phản ứng
- Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng
3.
Củng cố – Luyện tập (4 phút)
1. Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học 2. Làm bài 5 (SGK/ T58)
___________________________________________________________________
_ 120 Sơ đồ phản ứng Lập phương
trình hoá học
Viết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa
các chất
Viết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử từng cặp chất trong phương trình a. Na + O2 --->
Na2O
a. 4Na + 2O2
→ 2Na2O
4Na : 2O2 : 2Na2O
4Na : 2O2
4Na : 2Na2O 2O2 : 2Na2O b. P2O5 + H2O --->
H3PO4
b. P2O5 + 3H2O
→ 2H3PO4
1P2O5 : 3H2O : 2H3PO4
1P2O5 : 3H2O 1P2O5 : 2H3PO4
3H2O : 2H3PO4
c. HgO ---> Hg + O2
c. 2HgO → 2Hg + O2
2HgO : 2Hg : 1O2
2HgO : 2Hg 2Hg : 1O2
2HgO : 1O2
d.Fe(OH)3 --->
Fe2O3 + H2O
d. 2Fe(OH)3 →
Fe2O3 + 3H2O
2Fe(OH)3 : 1Fe2O3 : 3H2O
2Fe(OH)3: 1Fe2O3
1Fe2O3 : 3H2O 2Fe(OH)3 :3H2O
Giải a. Lập phương trình:
Mg+ H2SO4 → MgSO4 + H2
b. Tỉ lệ:
Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1 : 1 Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1 : 1 Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1 : 1 4.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK/ T58 Làm bài tập: 4, 7 SGK
Bài 16.2 -> 16.7 SBT phần (b)
Hướng dẫn 16.7: Lưu ý đến thành phần các nguyên tố trong các chất tham gia.
Ngày soạn…./11/2010 Ngày dạy…../11/2010 Lớp 8A …./11/2010 Lớp 8B