PHẢN ỨNG HÓA HỌC (Tiếp)

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa 8 - Quyển 1-14-15 (Trang 101 - 105)

Chương II PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

Tiết 19 PHẢN ỨNG HÓA HỌC (Tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được cách nhận biết phản ứng hoá học dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra có tính chất khác với chất ban đầu (như màu sắc, trạng thái). Biết nhiệt và ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học

2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát và hoạt động nhóm.

3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn, thế giưới quan khoa học II.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Giáo án - Tài liệu

Hoá chất: dung dịch HCl, đường, bột than, bột CuO, dây magie, đá vôi, nến Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp, bát sứ, diêm

Bảng phụ - Phiếu học tập: Ghi nội dung bảng 2. Chuẩn bị của học sinh:

Nghiên cứu bài mới III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: (Miệng - 5 phút)

* Câu hỏi: Phản ứng hoá học là gì? Ghi lại phương trình chữ của phản ứng than cháy và phản ứng nung vôi?

* Đáp án - Biểu điểm

- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác là phản ứng hoá học ( 3 điểm ) - Phương trình chữ:

* Phản ứng than cháy: Cacbon + Oxi → Cacbon đioxit ( 4 điểm ) * Phản ứng nung vôi: Đá vôi → Vôi sống + Khí cacbon đioxit (4 điểm )

- Đối tượng: HSTB

* Đặt vấ đề vào bài mới: (1 phút) Các em đã biết trong phản ứng hoá học có sự biến đổi chất này thành chất khác. Vậy dựa vào đâu mà người ta khẳng định có phản ứng xảy ra → Xét nội dung bài

2. Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi ? Em hãy nhắc lại tính chất của chất tinh

IV. Làm thế nào nhận biết phản ứng hoá học ___________________________________________________________________

_ 101

HSTB

? HSTB

? HSTB GV HS

khiết?

Mỗi chất tinh khiết có tính chất vật lí và hoá học nhất định.

Em nêu lại phản ứng hoá học giữa Fe và S?

Trộn bột Fe và S vào nhau cho vào ống nghiệm nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn đem chất sau khi nung ra. Chất rắn này không còn tính chất của S và của Fe

Khi nung nóng S tác dụng với Fe ( Có phản ứng hoá học xảy ra)

Vậy dựa vào yếu tố nào để người ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

Dựa vào dấu hiệu: Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng ( tham gia ) Phát dụng cụ, hoá chất cho các nhóm

Các em làm theo hướng dẫn trong phiếu học tập và thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập

Tiến hành Phương trình chữ Hiện tượng 1. Cho đường

vào ống

nghiệm, hơ nóng đáy ống nghiệm.Đun nóng phần đáy ống nghiệm (lưu ý đặt ống hơi ngang )

Đường→Nước + Than

2. Lấy 1 phần bột than trộn với 2 phần bột CuO, cho vào ống nghiệm nung nóng trên

Đồng oxit + Than

→ Đồng +

Cacbonđioxit

xảy ra

( 33 phút )

- Dựa vào dấu hiệu: Có chất mới xuất hiện, tính chất khác với chất phản ứng

___________________________________________________________________

_ 102

HS

GV ?

HSTB

ngọn lửa đèn cồn

3. Cho một cục đá vôi vào ống nghiệm, rót từ từ dd axit clohiđric vào.

Đá vôi + Axit

Clohiđric →

Canxiclorua +

Nước +

Cacbonđioxit 4. Cho dd Natri

hiđroxit vào ống nghiệm, rót từ từ dd đồng sunfat vào ống nghiệm đó.

Natri hiđroxit + Đồng sunfat → Đồng hiđroxit + Natri sunfat

5. Dùng kẹp kẹp dây Magie, đưa một đầu dây trên ngọn lửa đèn cồn.

Magie + Oxi → Magie oxit

6. Cho cục vôi sống vào bát sứ, rót từ từ nước vào bát sứ

Vôi sống + Nước

→ Vôi tôi

7. Bật diêm hơ trên đầu que nến, nến cháy

Parafin + Oxi → Cacbon đioxit + Nước

Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng hoàn thành phiếu học tập . Báo cáo kết quả

Nhận xét – Bổ sung

Khi có chất mới tạo thành có tính chất khác với chất phản ứng → Có phản ứng hoá học xảy ra Qua vừa làm các thí nghiệm về các phản ứng hoá học. Em hãy cho biết các phản ứng trên xảy ra có những hiện tượng gì?

TN: 1, 2 có sự biến đổi về màu sắc TN: 3, 4 có sự biến đổi về trạng thái TN: 5, 7 có sự phát sáng, toả nhiệt

___________________________________________________________________

_ 103

GV

? HSKG

GV

TN: 6 có sự toả nhiệt

Khi phản ứng xảy ra có thể kèm theo một trong những hiện tượng trên. Do đó khi thấy các hiện tượng trên ta có thể nói → có phản ứng hoá học xảy ra hoặc ngược lại

Vậy những tính chất khác mà ta dễ nhận ra phản ứng là gì?

Những tính chất khác mà ta dễ nhận ra thường có thể là:

Màu sắc Trạng thái

Ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra

Lưu ý: Một số phản ứng sinh ra chất khí có mùi (este, rượu, giấm …) Vậy ta có thể biết được phản ứng xảy ra

- Những tính chất khác mà ta dễ nhận ra thường có thể là:

+ Màu sắc + Trạng thái

Ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra

3. Củng cố – Luyện tập (4 phút)

1. Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra dựa vào dấu hiệu nào?

2. Hãy nêu một vài hiện tượng quen thuộc có thoát nhiệt và phát sáng? Cho biết các hiện tượng đó là hiện tượng vật lí hay hoá học

4.

Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK

- Làm bài tập 5, 6 ( SGK )

- Làm bài tập 13.5 -> 13.8 ( SBT )

* Hướng dẫn bài 13.7 (SBT): Sắt bị gỉ do tiếp xúc với khí oxi và nước nên xảy ra pản ứng hóa học. Dầu mỡ ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên phản ứng không xảy ra được.

***************************************

Ngày soạn: …./10/2010 Ngày dạy …../10/2010 Lớp 8A …./10/2010 Lớp 8B

___________________________________________________________________

_ 104

Tiết 20 BÀI THỰC HÀNH 3

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa 8 - Quyển 1-14-15 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w