Chương II PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 21 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học. Học sinh vận dụng được định luật tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, kỹ năng tính toán cho học sinh 3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn. Giáo dục ý thức cẩn
thẩn khi sử dụng hoá chất.
II.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
___________________________________________________________________
_ 108
Giáo án - Tài liệu
Ống nghiệm, kẹp, đèn cồn, 2 cốc thuỷ tinh nhỏ, cân bàn, dd Na2SO4 ; dd BaCl2
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu bài mới III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (Không)
* Đặt vấn dề vào bài mới: (1 phút) Trong phản ứng hoá học liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác hay chất này biến đổi thành chất khác. Vậy tổng khối lượng của các chất có được bảo toàn không, xét nội dung bài
2. Dạy nội dung bài mới
GV
HS
HSTB
Hoạt động của thầy trò
Phát dụng cụ hoá chất cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát ghi hiện tượng, nhận xét vào phiếu học tập
Các nhóm tiến hành thí nghiệm thảo luận thông nhất ý kiến hoàn thành nội dung phiếu học tập
Tiến hành Hiện
tượng
Nhận xét Trên đĩa cân thứ nhất đặt
2 cốc: 1 cốc đựng dung dịch bari clorua, 1 cốc đựng dd natri sunfat Trên đĩa cân thứ 2 đặt quả cân cho thăng bằng.
Đổ cốc chứa dung dịch natri sunfat sang cốc chứa dung dịch bariclorua lắc đều
Để 2 cốc trở lại đĩa cân
Báo cáo kết quả - Nhận xét – Bổ sung
Hiện tượng: Có chất rắn màu trắng xuất hiện sau khi đổ dung dịch natri sunfat vào cốc chứa dung dịch bari clorua
Họcc sinh ghi
1. Thí nghiệm (12 phút)
* Cách tiến hành:
(SGKT53)
___________________________________________________________________
_ 109
GV
? HSTB
GV
?
HSTB
GV
? HSTB
GV
?
HSKG
Để lại đĩa cân, cân vẫn thăng bằng
Nhận xét: Đã có phản ứng hoá học xảy ra.
Sau khi xảy ra phản ứng khối lượng các chất không thay đổi
Chất tạo thành là bari sunfat và natri clorua Em lên viết phương trình chữ?
Bari clorua + Natri sunfat → Bari sunfat + Natri clorua
Từ những thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm khác các nhà khoa học đã rút ra định luật. Vậy nội dung định luật như thế nào, xét
Qua thí nghiệm trên ta thấy trước và sau khi làm thí nghiệm, kim của cân giữ nguyên vị trí vậy ta rút ra nhận xét gì?
Khối lượng bari clorua + khối lượng natri sunfat bằng khối lượng bari sunfat + khối lượng natri clorua
Một em đọc phần 2 từ chỗ “Hai nhà khoa học ….. bảo toàn khối lượng”
Qua thí nghiệm trên và rất nhiều thí nghiệm trên thực tế người ta thấy xảy ra giống như trên về khối lượng các chất tham gia và các chất tạo thành.
Qua đó em có thể rút ra kết luận chung gì?
Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
Treo lại sơ đồ trang 48 sgk
Em hãy quan sát sơ đồ phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước
Dựa vào sơ đồ phản ứng em hãy giải thích vì sao trong phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất được bảo toàn?
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi còn số nguyên tử
* Phương trình chữ:
Bari clorua + Natri sunfat
→ Bari sunfat + Natri clorua
2. Định luật (12 phút)
- Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng
___________________________________________________________________
_ 110
GV
GV
? HSTB
? HSTB
? HSTB
?
HSTB GV
?
HSTB
không thay đổi → do đó khối lượng các nguyên tử không đổi
Như các em đã biết trong phản ứng hoá học khối lượng các chất được bảo toàn. Vậy khi biết được khối lượng của hầu hết các chất còn một chất chưa biết ta làm như thế nào→ Xét
Một phản ứng hoá học cho biết chất tham gia là A, B chất tạo thành (sản phẩm) C, D
Em hãy viết phương trình hoá học A + B → C + D
Nếu gọi mA là khối lượng chất A Nếu gọi mB là khối lượng chất B Nếu gọi mC là khối lượng chất C Nếu gọi mD là khối lượng chất D
Theo định luật trên ta có biểu thức nào?
m A + m B = m C + m D
Tương tự viết công thức về khối lượng của phản ứng trong thí nghiệm trên?
mNa2SO4+ mBaCl2= mBaSO4+ mNaCl
Nếu ta biết mBaCl2 , mNa2SO4 , mNaCl muốn
tính m BaSO4 ta làm thế nào?
mBaSO4 = mBaCl2 + mNa2SO4 - mNaCl
Chẳng hạn gọi khối lượng 3 trong 4 chất là a, b, c, khối lượng chất chưa biết là x. Ta chỉ cần giải phương trình bậc nhất một ẩn, như:
a + b = c + x -> x = a + b – c
Hoặc: a + x = b + c -> x = b + c – a
Giả sử có 5 chất trong phản ứng biết được khối lượng 4 chất hoặc có 6 chất trong phản ứng biết được khối lượng 5 chất làm thế nào để xác định khối lượng chất còn lại?
Viết phương trình của định luật sau đó áp dụng tính khối lượng chất còn lại
3. Áp dụng (14 phút) Phương trình hoá học A + B → C + D
m A + m B = m C + m D mNa2SO4 + mBaCl2 ->
mBaSO4 + mNaCl
=> mBaSO4 = mBaCl2 + mNa2SO4 - mNaCl sinh ghi
___________________________________________________________________
_ 111
GV
Trong phản ứng có n chất nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng
của chất còn lại
3.Luyện tập củng cố
1. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng 2. Làm bài tập 2 (SGK)
4.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK
- Làm bài tập: 1, 2,3 SGK - Bài 15.1 -> 15.3 SBT
* Hướng dẫn bài Bài 15.3 (SBT):
Khi nung nóng cục đá vôi thấy khối lượng giảm Khi đun nóng Cu thì thấy khối lượng tăng lên
Thực chất: Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm Phản ứng 1: Do sản phẩm tạo thành có khí cacbonic bay lên
Phản ứng 2: Do Cu tác dụng với oxi ở ngoài không khí.
_____________________________
Ngày soạn…../…./2010 Ngày dạy …./…./2010 Lớp 8A …./…./2010 Lớp 8B