Chương II PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 22 PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
I. Mục tiêu : 1. Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp, ý nghĩa của phương trình hoá học là cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
___________________________________________________________________
_ 112
2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, kỹ năng viết công thức hoá học cho học sinh
3. Về thái độ: Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn.
II.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án - Tài liệu
Tranh vẽ SGKT55 phóng to 2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu bài mới III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (Miệng - 5 phút)
* Câu hỏi: Đốt cháy 9g kim loại Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra b. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng
* Đáp án biểu điểm: (10 điểm)
a. Công thức về khối lượng của phản ứng
mMg + mO2 = m MgO (3 điểm)
b. Khối lượng của oxi đã phản ứng Theo công thức trên ta có
m O2 = mMgO - m Mg
= 15 - 9 = 4 (g)
Vậy khối lượng của oxi tham gia phản ứng là 4 gam (7 điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Theo định luật bảo toàn khối lượng số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi GV
?
Phương trình chữ khí hiđro tác dụng với khí oxi tạo thành nước:
Khí hiđro + Khí oxi → Nước
Bằng kiến thức đã học em hãy thay tên các chất bằng công thức hoá học vào?
I. Lập phương trình hoá học
1. Phương trình hoá học ( 14 phút )
Phương trình chữ:
Khí hiđro + Khí oxi → ___________________________________________________________________
_ 113
HSTB
? HSTB
GV
? HSKG
? HSTB
GV
? HSTB
GV
? HS
Khí hiđro: H2
Khí oxi: O2
Nước: H2O Ta được sơ đồ:
H2 + O2 ---> H2O
So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở các chất tham gia với sản phẩm?
Số nguyên tử O chất tham gia nhiều hơn số nguyên tử O ở sản phẩm
Các em quan sát tranh vẽ trang 55 (hình thứ nhất) nếu giả sử tạo thành nước thì mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng. Do đó ở sản phẩm có 2 phân tử nước ⇔ Trong đó có 2 nguyên tử O → đặt 2 trước H2O
Quan sát tranh vẽ trang 55 (hình thứ hai) Nếu tạo thành 2 H2O xảy ra vấn đề gì?
Khối lượng các chất tạo thành lớn hơn khối lượng các chất tham gia.
Vậy số nguyên tử H tham gia phải là mấy?
Số nguyên tử H tham gia phải là 4
( 2 phân tử hiđro: Đặt hệ số 2 trước 2 H2
2H2 + O2 ---> 2H2O
Sau khi số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 bên đều bằng nhau thì viết: (--->) là (→)
Và lưu ý viết đầy đủ trạng thái, điều kiện để xảy ra phản ứng
Một em lên hoàn thành phương trình?
2H2 + O2 → 2H2O
Thực ra một phương trình hóa học đầy đủ còn bao gồm trạng thái của các chất và điều kiện xảy ra phnar ứng nhưng chúng ta chưa nghiên cứu tính chất của các chất nên không cần viết Có phương trình chữ:
Natri + Khí clo → Natri clorua
Dựa vào kiến thức đã học em hãy hoàn thành phiếu học tập sau
Trao đổi thảo luận theo nhóm hoàn thành nội
Nước
Sơ đồ phản ứng:
H2 + O2 ---> H2O
2H2 + O2 ---> 2H2O
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 → 2H2O
___________________________________________________________________
_ 114
GV
GV
GV
HS
?
dung phiếu học tập
Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Thay tên bằng công thức hoá
học (Viết sơ đồ phản
ứng)
Đặt hệ số trước các CTHH để số nguyên tử mỗi nguyên tố hai bên bằng nhau (Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố)
Viết phương
trình hoá học
Na + Cl2
---> NaCl
Na + Cl2 ---> 2NaCl 2Na + Cl2 --> 2NaCl
2Na + Cl2 →
2NaCl Các em hoàn thành phiếu học tập trên chính là đã lập xong phương trình hoá học (nói cách khác các em đã thực hiện các bước lập phương trình hoá học)
Chuyển ý: Vậy lập phương trình hoá học thường gồm có mấy bước → Xét
Có phương trình chữ
Nhôm + Khí oxi → Nhôm oxit
Các em hãy hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
Viết sơ đồ phản
ứng
Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Viết phương
trình hoá học
Báo cáo kết quả - Nhận xét sửa sai 4Al + 3O2→ 2Al2O3
Tương tự có phản ứng: Đồng tác dụng với khí oxi tạo thành đồng oxit. Em hãy lập
2. Các bước lập phương trình hoá học
( 19 phút )
___________________________________________________________________
_ 115
HSKG
?
HSTB
GV
?
HSTB
phương trình ? 2Cu+ O2 →2CuO
Qua các ví dụ trên em hãy cho biết lập phương trình hoá học gồm có mấy bước? Đó là những bước nào?
Các bước lập phương trình gồm 3 bước:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hoá học
Lưu ý: Không được thay đổi chỉ số trong những công thức hoá học đã viết đúng
Viết hệ số cao bằng kí hiệu
Nếu trong công thức hoá học có nhóm nguyên tử ví dụ nhóm (OH), (SO4) … thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau
Thí dụ:
Na2SO4 + BaCl2 ---> BaSO4 +NaCl
Số nguyên tử Na cũng như số nguyên tử Cl ở bên trái đều là 2 còn và bên phải đều là 1 còn số nguyên tử Ba và số nhóm (SO4) ở hai bên đều bằng nhau chỉ cần đặt hệ số tự chọn trước công thức một chất
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl Áp dụng lập phương trình hoá học:
1. Nhôm tác dụng với clo tạo thành nhôm clorua
2. Canxi tác dụng với khí oxi tạo canxi oxit 1. Al + Cl2 ---> AlCl3
Al + 3Cl2 ---> 2AlCl3
2Al+ 3Cl2 → 2AlCl3
2. Ca + O2 ---> CaO 2Ca + O2 ---> 2CaO 2Ca+ O2 → 2CaO
* Các bước lập phương trình hoá học:
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Bước 3: Viết phương trình hoá học
* Lưu ý: ( SGKT56 )
* Nhôm tác dụng với clo tạo thành nhôm clorua Bước1:
Al + Cl2 ---> AlCl3
Bước 2
Al +3Cl2 --->2AlCl3
Bước 3:
___________________________________________________________________
_ 116
2Al+ 3Cl2 → 2AlCl3
3.
Củng cố – Luyện tập (4 phút)
1. Nhắc lại các bước lập phương trình hoá học?
HS: Các bước lập phương trình hoá học ( 3 bước ) Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố Bước 3: Viết phương trình hoá học
2. Áp dụng lập PTHH của phản ứng sau
Photpho pentaoxit tác dụng với nước tạo thành axit photphoric Bước 1: P2O5 + H2O ---> H3PO4
Bước 2: P2O5 + H2O ---> 2H3PO4
Bước 3: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
4.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Về học bài, đọc phần ghi nhớ SGK
- Làm bài tập: 1, 2(a), 3(a), 7 SGK - Bài 16.1 -> 16.7 SBT phần (a)
* Hướng dẫn bài 7 (SGK):
Dựa vào CTHH và hệ số đã biết xác định CTHH và hệ số của các chất còn lại ***************************************
Ngày soạn: …./11/2010 Ngày dạy …./11/2010 Lớp 8A …./11/2010 Lớp 8B