PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội Hải Dương (LV thạc sĩ) (Trang 44 - 49)

Để hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, đề tài đặt ra 4 câu hỏi cần nghiên cứu:

Thứ nhất, thực trạng công tác tiền lương và Quản trị tiền lương tại công ty hiện nay nhƣ thế nào?

Thứ hai, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động?

Thứ ba, để hoàn thiện công tác Quản trị tiền lương cần giải pháp gì?

Thứ tư, phương pháp xây dựng thang bảng lương và Quy chế trả lương như thế nào?

Cách tiếp cận: Dựa vào các báo cáo của công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương cung cấp, thông qua tiếp cận, lấy ý kiến của cán bộ, người lao động của công ty và một số thông tin khác.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng thông tin số liệu thứ cấp. Việc thu thập thông tin dựa vào các số liệu trong các tài liệu đã đƣợc công bố nhƣ các báo cáo tổng kết của công ty, quy chế trả lương của công ty, số liệu tổng hợp lương các năm, số liệu thống kê về lao động (trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, bậc thợ…);

Các thông tin khác có liên quan đƣợc thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, các số liệu đƣợc công bố trên tạp chí; các đề tài có liên quan đến vấn đề nhân sự, tiền lương trên các tạp chí… nhằm tăng tính đối chứng trong việc rút ra các nhận xét, kết luận cũng nhƣ để đƣa ra giải pháp.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các đặc điểm về công tác quản trị tiền lương của công ty. Các kết quả được tổng hợp thành các bảng thống kê, nhằm tăng tính chính xác khi so sánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thu thập, mô tả và trình bày số liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, trong những điều kiện thời gian cụ thể để minh chứng cho kết quả nhận định, đánh giá đƣợc đƣa ra trong quá trình phân tích. Dữ liệu đƣợc biểu diễn thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau để thấy đƣợc sự thay đổi và mức độ đạt đƣợc của các hiện tƣợng chỉ tiêu, từ đó phân tích, giải thích các hiện tƣợng, nhằm đƣa ra kết luận. Phương pháp này bao gồm so sánh giữa các năm với nhau, năm sau so với năm trước.

- Phương pháp ma trận SWOT: Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Đây là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu đƣợc sắp xếp dưới dạng một ma trận 2 hàng, 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) với trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đƣa ra quyết định.

Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

Từ mô hình có thể thấy các thuận lợi, khó khăn cũng nhƣ cơ hội, thách thức với công tác quản trị tiền lương (từ các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức), chỉ ra các yếu tố tác động đến nó, đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp để đạt đƣợc kết quả cao.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này giúp tác giả tiếp cận trực tiếp đến các đối tƣợng phỏng vấn để thu thập thông tin, có một cái nhìn sâu sắc về tình hình thực tế của công tác quản trị tiền lương của công ty. Phương pháp này rất hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

quả bởi vì nó là cách tiếp cận khách quan nhất. Do đề tài có số lƣợng các mẫu nhỏ, để thu thập các dữ liệu tốt nhất, tác giả sử dụng trong phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất việc sử dụng một bảng câu hỏi phỏng vấn. Bảng câu hỏi đƣợc thể hiện tại Phụ lục 1.

- Phương pháp chuyên gia: để thực hiện việc cho điểm các chỉ tiêu một cách khách quan, chính xác, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia. Trong thời gian thực hiện để tài, đặc biệt là khi đƣa ra các giải pháp để xây dựng hệ thống thnag bảng lương mới, tác giả đã xin ý kiến đóng góp của tất cả các cán bộ chức danh trong công ty, Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị và các chuyên viên về lao động tiền lương của công ty và của Habeco tại các cuộc họp về chuyên để này. Các ý kiến đó được tổng hợp lại và thống nhất xây dựng được phương án cho điểm, tỷ lệ các trọng số trong bài.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu hoàn thiện đề tài cần tìm hiểu các chỉ tiêu sau:

- Hệ số lương (Hcb): dùng để tính tiền lương cho người lao động, là cơ sở để đóng BHXH, BHYT, BHTN, đƣợc áp dụng theo NĐ 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Một thang lương gồm có bậc lương và hệ số lương tương ứng, được xếp từ thấp đến cao. (Ví dụ: hệ số 2,34 – 2,65 – 3,89…)

- Mức lương của người lao động (đồng) là số tiền được quy đổi từ hệ số Hcv sang đơn vị tính theo đồng, là cơ sở để tính lương và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Công thức: Mức lương = Hcv x 1.150.000 đồng.

- Hệ số công việc (Hcv): là hệ số đo sự phức tạp của công việc, đƣợc tính bằng cách tính điểm các chỉ tiêu để xác định tổng điểm từng công việc, cho điểm từng yếu tố của công việc. Từ chỉ tiêu này tính được mức lương theo chức danh của các công việc khác nhau.

Để tính Hcv cần dựa vào đặc điểm, bản chất của công việc đó. Trong phần thực tiễn (Chương 3), cách tính Hcv đơn giản, từ Hcv đó để tính lương mềm của người lao động.

Trong phần giải pháp (Chương 4) đưa ra cách tính Hcv chi tiết hơn, gồm 7 bước để từ đó tính mức lương trả cho mỗi chức danh công việc cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tiền lương của người lao động (đồng): là số tiền mà người lao động nhận được trong tháng. Mỗi cách trả lương khác nhau (ở Chương 3, Chương 4) sẽ có công thức tính lương cho người lao động khác nhau.

Cụ thể có các công thức sau:

* Với bộ phận văn phòng, hành chính, quản lý:

TLi = (Hcbi + Hcvi) x TLmin x (Qtt/Qđm) x (Ntti/Nđm) x Ki Trong đó: + TLi: Tiền lương của người thứ i

+ Hcbi: Hệ số lương cơ bản của người thứ i + Hcvi: Hệ số công việc của người thứ i

+ TLmin: Mức tiền lương tối thiểu do công ty quy định + Qtt: Sản lƣợng bia tiêu thụ trong tháng

+ Qđm: Sản lƣợng tiêu thụ định mức/tháng = 4 triệu lít.

+ Ntti: Ngày công thực tế của người thứ i + Ntc: Ngày công tiêu chuẩn. Ntc = 26.

+ Ki: Hệ số hoàn thành công việc của người thứ i Hoặc công thức:

TLi =

Mức lươngi . Ntti . Ki Ntc

Trong đó:

- TLi: tiền lương trong tháng của người thứ i - Mức lươngi: Mức lương của người thứ i

- Ntti: Ngày công thực tế trong tháng của người thứ i - Ki: Mức độ hoàn thành công việc của người thứ i - Ntc: Ngày công tiêu chuẩn, Ntc = 26

* Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp và phục vụ:

TLtổ = (∑(Hcbi + Hcvi)x TLmin) x Qtt/Qđm TLi = TLtổ/∑(Hcbi x Ntti) x Ntti x Ki Hoặc công thức:

TLi = Mức lươngtổ . Mức lươngi . Ntti . Ki

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

(Mức lươngi. Ntti)

- Mức lương chức danh công việc (đồng): là số tiền lương mà người lao động nhận được khi làm ở một vị trí công việc/chức danh cụ thể. Đây là phần tiền lương người lao động nhận được hàng tháng, không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (Chương 4).

- Điểm số thực hiện công việc của người lao động (Ki): là số điểm mà người lao động nhận đƣợc sau khi đƣợc đánh giá thực hiện công việc. Đây là cơ sở để tính lương và bình xét lao động của công ty. Chương 3 và Chương 4 đưa ra hai phương pháp tính Ki khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội Hải Dương (LV thạc sĩ) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)