Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - HẢI DƯƠNG
3.2. Thực trạng công tác Quản trị tiền lương của công ty
3.2.4. Quy chế trả lương
Công tác định mức vẫn đƣợc giữ nguyên, không thay đổi (vẫn phù hợp và sát với thực tế của công ty). Cụ thể nhƣ sau:
Với công suất thiết kế của công ty là 50 triệu lít/năm, sản lƣợng định mức để tính lương hàng tháng cho người lao động công ty là Qđm = 4.000.000 lít. Thời gian làm việc tiêu chuẩn của người lao động là Ntc = 26. Số lao động hiện bố trí tại các bộ phận, tổ, ca sản xuất là lao động định mức.
Năm 2013, công ty đã xây dựng cách trả lương mới thay thế cách trả lương đã áp dụng từ năm 2004 đến năm 2012. So với cách trả lương cũ, cách tính lương từ năm 2013 đã khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm.
3.2.4.1. Cách tính lương từ năm 2004 - 2012
a) Đối với bộ phận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ:
TLi = (Hcbi + Hcvi) x TLmin x (Qtt/Qđm) x (Ntti/Nđm) x Ki Trong đó: + TLi: Tiền lương của người thứ i
+ Hcbi: Hệ số lương cơ bản của người thứ i + Hcvi: Hệ số công việc của người thứ i
+ TLmin: Mức tiền lương tối thiểu do công ty quy định + Qtt: Sản lƣợng bia tiêu thụ trong tháng
+ Qđm: Sản lƣợng tiêu thụ định mức/tháng = 4 triệu lít.
+ Ntti: Ngày công thực tế của người thứ i + Ntc: Ngày công tiêu chuẩn. Ntc = 26.
+ Ki: Hệ số hoàn thành công việc của người thứ i b) Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp và phục vụ:
Công ty áp dụng chế độ trả lương khoán sản phẩm với các bộ phận này.
Cụ thể: TLtổ = (∑(Hcbi + Hcvi)x TLmin) x Qtt/Qđm TLi = TLtổ/∑(Hcbi x Ntti) x Ntti x Ki Trong đó:
+ TLtổ: Tiền lương khoán của tổ.
+ TLi: Tiền lương của người thứ i
+ Hcbi: Hệ số lương cơ bản của người thứ i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Hcvi: Hệ số công việc của người thứ i
+ TLmin: tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định + Qtt: Sản lƣợng bia tiêu thụ trong tháng
+ Qđm: Sản lƣợng tiêu thụ định mức/tháng = 4 triệu lít.
+ Ntti: Ngày công thực tế của người thứ i
+ Ki: Hệ số hoàn thành công việc của người thứ i c) Tính hệ số công việc
Công ty có bảng tính hệ số công việc cụ thể cho từng vị trí, từng công việc bằng phương pháp cho điểm dựa vào các yếu tố của công việc đó. Mỗi công việc đƣợc xét trên 5 yếu tố, cụ thể:
+ Mức độ tác động của công chiếm tỷ lệ 30% trong tổng điểm của các yếu tố;
+ Yêu cầu về trình độ chuyên môn: 25%;
+ Tính chất công việc: 25%;
+ Mức độ phối hợp: 14%;
+ Điều kiện làm việc: 6%
Các chức danh công việc cụ thể của công ty gồm có:
- Ban Giám đốc (Giám đốc, phó Giám đốc); Kế toán trưởng - Trưởng phòng, Quản đốc; Phó trưởng phòng, Phó quản đốc - Chuyên viên, kỹ sƣ; Cán sự, kỹ thuật viên
- Vận hành chính (các công việc: nấu, nghiền, lên men, lọc, chiết, vận hành dây chuyền chiết, nồi hơi, máy lạnh, hệ xử lý nước…), sửa chữa chính (cơ điện)
- Vận hành phụ (các công việc: nấu, nghiền, lên men, lọc, chiết, vận hành dây chuyền chiết, nồi hơi, máy lạnh, hệ xử lý nước…), phụ sửa chữa cơ điện
- Nhân viên phục vụ: thủ kho, thủ quỹ, lái xe (lái xe con, lái xe tải, lái xe nâng hàng), bốc xếp thủ công, bảo vệ, cấp dưỡng, vệ sinh môi trường
Sau khi đƣa ra thảo luận trong các cuộc họp chuyên đề về xây dựng quy chế lương, công ty đã tổng hợp và tính điểm cụ thể cho từng chức danh như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.13. Bảng tính hệ số công việc
Chức danh
Mức độ tác động của công
việc
Yêu cầu về trình
độ chuyên
môn
Tính chất công việc
Mức độ phối
hợp
Điều kiện làm việc
Tổng điểm
Tỷ lệ các yếu tố 0.30 0.25 0.25 0.14 0.06 1.0
1 Giám đốc 10 10 10 10 5 9.7
2 Phó Giám đốc 8 9 8.2 9 5 8.3
3 Kế toán trưởng 7.5 9 8 8.3 5 8.0
4 Trưởng phòng, Quản đốc 6 7.5 6 7.3 5.5 6.5
5
Phó Trưởng phòng,
Phó quản đốc 5.5 7 5.5 7.5 5.7 6.2
6 Kỹ sƣ, chuyên viên 4.5 5 4.7 6.8 6 5.1
7 Cán sự, kỹ thuật viên 4.2 4.5 4 6.8 6 4.7
8 Thủ quỹ 3.7 2 2.5 4 6.8 3.2
9 Thủ kho 3.7 2 2.5 5.5 6.8 3.4
10 Bảo vệ 3 2 2.5 5 6.2 3.1
11 Lái xe con, lái xe tải 3.7 3 3 4.2 7 3.6
12 Cấp dƣỡng 2.6 2 2 2 7 2.5
13 Vệ sinh môi trường 2 2 2 2 5.4 2.2
14
Vận hành chính,
sửa chữa cơ điện chính 3.5 3 3.3 4.2 6 3.6
15
Vận hành phụ,
phụ sửa chữa cơ điện 3.3 2.8 2.8 4 6.2 3.3
16 Bốc xếp thủ công 3.0 2 2.5 2 7 2.7
17 Lái xe nâng 3.3 2.4 2.8 3 7 3.1
(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2004)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Với hệ số công việc thấp nhất là 2,20 để đảm bảo tiền lương, thu nhập ổn định cho người lao động, công ty đã chọn mức tiền lương tối thiểu là 1.200.000 đồng để làm cơ sở tính lương, đơn giá tiền lương cho người lao động.
d) Ví dụ về bảng tính lương cụ thể.
Giả sử: Sản lƣợng tiêu thụ trong tháng đạt 5.000.000 lít; Ngày công thực tế làm việc của mỗi cá nhân nhƣ nhau, giả sử Ntti = 22;
Hệ số thực hiện công việc của mỗi cá nhân Ki = 1,0.
Tính lương của tổ nấu bia với số lao động là 6 người, trong đó có 3 nấu chính và 3 nấu phụ. Hệ số lương lần lượt là:
+ Lao động 1: Công nhân bậc 6/6: 1 người, hệ số 3,80 (là công nhân nấu phụ) + Lao động 2, 3: chức danh: Kỹ thuật viên, công việc: nấu phụ, có hệ số lương cơ bản lần lƣợt là 3,13 và 2,56
+ Lao động 4, 5, 6: chức danh: Kỹ sư, công việc: nấu chính, có hệ số lương cơ bản Hcbi lần lƣợt là 2,65 - 2,96 - 3,27.
+ Hệ số công việc của nấu chính là 3,6 và nấu phụ là 3,3.
Khi đó tổng tiền lương của tổ là:
TLtổ = (∑(Hcbi + Hcvi)x TLmin) x Qtt/Qđm
= [(3,8 + 3,13 + 2,56 + 2,65 + 2,96 + 3,27) + (3 x 3,6 + 3 x 3,3)]x 1.200.000 x 5.000.000/4.000.000 = 58.605.000 đồng.
Tiền lương được phân phối như sau:
TLi = TLtổ/∑((Hcbi+Hcvi) x Ntti) x Ntti x Ki Ta có: Bảng 3.14. Bảng tính lương tổ nấu (phương pháp 1)
Stt Họ và tên Ntt Hcb Hcv Ki Tiền lương
Chênh lệch so với người
cao nhất 1 Lao động 1 22 3.8 3.3 1.0 10 650 000
2 Lao động 2 22 3.1 3.3 1.0 9 645 000 1 005 000 3 Lao động 3 22 2.6 3.3 1.0 8 790 000 1 860 000 4 Lao động 4 22 2.7 3.6 1.0 9 375 000 1 275 000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5 Lao động 5 22 3.0 3.6 1.0 9 840 000 810 000 6 Lao động 6 22 3.3 3.6 1.0 10 305 000 345 000
Cộng 58 605 000
(Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2014)
Như vậy có thể thấy sự chênh lệch tương đối lớn giữa những người lao động trong cùng 1 tổ. Mặc dù tính chất công việc nấu chính có độ phức tạp lớn hơn nấu phụ, hoặc giữa lao động cùng làm một công việc như nhau nhưng tiền lương người lao động nhận đƣợc chƣa phù hợp với việc thực hiện công việc. Các kỹ sƣ là lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao, khả năng tiếp nhận và vận hành hệ thống tự động tốt hơn, mức độ chịu trách nhiệm cao hơn nhưng tổng tiền lương nhận được thấp hơn lao động có thâm niên (công nhân bậc 6/6) và công việc đơn giản hơn.
3.2.4.2. Từ năm 2013 đến nay a) Công thức tính lương
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp tính lương trước kia, công ty đã xây dựng cơ cấu tiền lương mới gồm hai phần là tiền lương cứng và tiền lương mềm: Ti = Tci + Tmi
Trong đó: Ti: Là tiền lương của người thứ i được nhận Tci: Tiền lương cứng của người thứ i
Tmi: Tiền lương mềm của người thứ i
Tiền lương cứng không phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ trong tháng mà chỉ phụ thuộc vào ngày công làm việc thực tế của người lao động còn tiền lương mềm đƣợc xác định dựa vào kết quả xuất, kinh doanh trong tháng và sự thực hiện công việc của người lao động.
Xác định tiền lương cứng (Tci) - Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp:
Tci =
Mức lươngi . Kđc . Ntti Nbq
- Đối với khối hành chính - văn phòng:
Tci =
Mức lươngi . Kđc . Ntti Ntc
Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Mức lươngi: mức lương của người thứ i
Kđc : Hệ số điều chỉnh lương cứng. Kđc = 0,7.
Ntti: Ngày công làm việc thực tế trong tháng của người thứ i.
Nbq: Ngày công bình quân của tổ, ca (lấy số nguyên).
Ntc: Ngày công làm việc tiêu chuẩn trong tháng của bộ phận văn phòng (26) Xác định tiền lương mềm (Tmi)
* Đối với lao động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ: tiền lương mềm trong tháng của người thứ i được xác định bằng công thức:
Tmi = ĐGLMi . Qtt . Ntti . Ki Ntc
Trong đó:
- ĐGLMi: Đơn giá lương mềm của người thứ i. ĐGLMi = Hcvi . TLmin/Qđm - TLmin: tiền lương tối thiểu công ty lựa chọn. TLmin = 1.200.000 đồng.
Do đó, TLmin/Qđm = 1.200.000/4.000 = 300 (đ/1.000 lít) - Qtt: Sản lƣợng tiêu thụ trong tháng của Công ty.
- Ki: Hệ số hoàn thành nhiệm vụ trong tháng của người thứ i.
* Đối với lao động trực tiếp sản xuất; nhân viên phục vụ: Tiền lương mềm của người thứ i trong tháng được xác định bằng công thức:
Tmi =
Tm tổ
. Hcvi . Ntti . Ki
(Hcvi. Ntti) Trong đó:
-Tm tổ : Tiền lương mềm của tổ, được xác định theo công thức:
Tm tổ = ĐGLM tổ . Qtt
Trong đó:+ ĐGLM tổ: Đơn giá lương mềm của tổ. ĐGLMtổ = Hcvi . TLmin/Qđm hay ĐGLMtổ = Hcvi . 300 (đồng/1.000 lít)
b) Bảng xác định hệ số công việc
Công ty vẫn giữ nguyên cách tính hệ số công việc đối với các chức danh nhƣ ở giai đoạn từ năm 2004 đến 2012.
c) So sánh sự chênh lệch về tiền lương của người lao động Với các dữ liệu ở trên tính lương của tổ nấu theo cách tính mới:
- Sản lƣợng tiêu thụ trong tháng đạt 5.000.000 lít;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Ngày công thực tế làm việc của mỗi cá nhân nhƣ nhau;
- Hệ số thực hiện công việc của mỗi cá nhân Ki = 1,0.
Mức lương lần lượt là:
- Lao động 1: Công nhân bậc 6/6, mức lương 4.370.000 đồng (là công nhân nấu phụ).
- Lao động 2, 3: chức danh: Kỹ thuật viên, công việc: nấu phụ, có mức lương cơ bản lần lƣợt là 3.599.500 đồng và 2.944.000 đồng.
- Lao động 4, 5, 6: chức danh: Kỹ sư, công việc: nấu chính, có mức lương lần lƣợt là 3.047.500 đồng - 3.404.000 đồng - 3.760.500 đồng.
- Hệ số công việc của nấu chính là 3,6 và nấu phụ là 3,3.
Bảng lương như sau:
Bảng 3.15. Bảng tính lương tổ nấu (phương pháp 2)
ĐVT: 1.000 đồng
Stt Họ và tên Ntt Mức lương
Lương
cứng Hcv Ki Lương mềm
Tổng lương
Chênh lệch so với người cao
nhất 1 Lao động 1 22 4 370 3 059 3.3 1.0 4 950 8 009 23 2 Lao động 2 22 3 600 2 520 3.3 1.0 4 950 7 470 563 3 Lao động 3 22 2 944 2 061 3.3 1.0 4 950 7 011 1 022 4 Lao động 4 22 3 048 2 133 3.6 1.0 5 400 7 533 499 5 Lao động 5 22 3 404 2 383 3.6 1.0 5 400 7 783 250 6 Lao động 6 22 3 761 2 632 3.6 1.0 5 400 8 032
Cộng 21 126 14 788 20.7 31 050 45 838 (Nguồn: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương, 2014) d) So sánh tiền lương theo mùa vụ
Nếu như trong giai đoạn 2004 - 2012, sự chênh lệch tiền lương theo mùa vụ được thể hiện rõ nét thì theo cách tính lương mới, sự chênh lệch này đã được giảm đi do phần tiền lương cứng đã được điều chỉnh không phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ hàng tháng (tức là không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Với lao động có hệ số lương 2,96 (mức lương: 3.404.000 đồng); Ngày công thực tế: 26 công; Hệ số công việc: 5,1; Hệ số thực hiện công việc là 1,0; Sản lƣợng tiêu thụ trong tháng là 1.000.000 lít
* Theo cách tính lương giai đoạn 2004 - 2012:
TL = (2,96+5,1) x 1.200.000 x (1.000.000/4.000.000) x (26/26) x 1,0 = = 2.418.000 đồng
* Theo cách tính lương năm 2013:
TL = (3.404.000 x 0,7) + (5,1 x 1.200.000) x (1.000.000/4.000.000) x (26/26) x 1,0 = = 3.912.800 đồng
Như vậy, với tháng có kết quả kinh doanh kém thì tiền lương của người lao động vẫn được đảm bảo ở mức tương đối, đã khắc phục được phần nào sự chênh lệch về tiền lương theo mùa vụ.