Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.2.2. Xác định mục tiêu và đối tượng đào tạo

Mục tiêu được xác định trong một khoảng thời gian nhất định và được căn cứ trên những nguồn lực đã có, nguồn lực đã được xác định. Đây là công việc hết sức cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch đào tạo. Chính việc xác định đúng đắn ngay từ ban đầu các mục tiêu đào tạo cần hướng đến là rất

quan trọng để đảm bảo thành công của quá trình đạo tạo. Bởi vì việc xác định này sẽ giúp cho tổ chức dự định đào tạo có bước chuẩn bị về nhân sự, nguồn lực và điều kiện cần thiết khác nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra, tránh được bị động và lãng phí do bố trí nguồn lực và đối tượng sai.

Trong nền kinh tế mục tiêu đào tạo được chia thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát là những yêu cầu chung, mang tính chất định hướng mà công tác đào tạo cần đạt được để đảm bảo cho người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu về công việc phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, hay một ngành kinh tế được đặt ra trong một giai đoạn.

Mục tiêu cụ thể là việc đáp ứng những nhu cầu thực hiện công việc cho một ngành nghề, một công việc cụ thể trong một thời điểm nhất định. Việc xác định mục tiêu đào tạo trong nền kinh tế thường phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của công việc, từ mục tiêu của ngành, từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương [23].

Đào tạo NNL ngành GD-ĐT để thực hiện mục tiêu chung, đó là thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.

Đào tạo có nghĩa là thay đổi cơ cấu, là gia tăng chất lượng nguồn nhân lực từ Trung cấp lên Cao đẳng, từ Cao đẳng lên Đại học, từ Đại học lên Cao học (Sau Đại học). Để từ đó nâng cao chất lượng của người thầy góp phần thúc đẩy chất lượng của ngành GD.

Tóm lại, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực bởi vì hoạt động này có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sự nghiệp giáo dục. Cho nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là xuất phát từ ý thức chủ quan của ban lãnh đạo nó phải phù hợp với thực tế và đáp ứng tốt được những sự thay đổi của môi trường, để đảm bảo được tính hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phải theo sát với thực tế nguồn nhân lực của ngành, đúng với chủ trưởng đường lối của Đảng. Trong ngắn hạn, ngành có thể căn cứ vào thực trạng nhân sự của mình, các yêu cầu về công việc, quy mô và triển vọng thị trường đầu ra của ngành để xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp đã nâng cao hiệu quả của hoạt động, thì kế hoạch đào tạo và phát triển phải khoa học, đào tạo đúng người đúng lĩnh vực chuyên môn. Trong dài hạn thì dựa trên cơ sở nghiên cứu đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật căn cứ vào chiến lược dài hạn của ngành, căn cứ vào tiềm lực tài chính của mình để đưa ra được một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.

b. Xác định đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo được xác định theo quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Dựa vào bản tổng kết chất lượng của ngành sau mỗi năm học mà ngành xác định được nhu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong dịp hè hoặc đi học nâng cao trình độ.

Bước 2: Các phòng, ban liên quan tổ chức đánh giá năng lực hiện có của đội ngũ giáo viên trong ngành để xác định mục tiêu đào tạo cho giao viên.

Bước 3: Tiến hành so sánh giữa yêu cầu và thực tế để xác định đối tượng đào tạo cho năm học tiếp theo, đó là:

► Đánh giá bằng cấp: đã đạt chuẩn hay chưa. Nếu chưa đạt chuẩn cần được đào tạo để đạt chuẩn theo quy định.

► Đánh giá năng lực theo hai tiêu chí. Thứ nhất dựa vào kết quả đánh giá Viên chức hằng năm đạt xếp loại gì. Thứ hai dựa vào năng lực thực tế qua các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.

Như vậy, sẽ có các khả năng xảy ra như sau:

► Thứ nhất: Tuổi đời quá cao (gần tuổi nghỉ hưu) nên không có đối

tượng được xác định.

► Thứ hai: Tuổi đời trung bình đang trong diện được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Đây là đối tượng để xác định đào tạo.

► Thứ ba: Các yêu cầu trên đều đạt thì sẽ có hai trường hợp xảy ra. Đó là một số đối tượng sẽ đào tạo để nâng cao trình độ, để phục vụ cho sự phát triển. Những người có nhu cầu được đào tạo và phát triển để đáp ứng nhu cầu và ham muốn được học tập, phát triển tri thức của cá nhân, phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức, những người có thành tích tốt trong năm học và có ham muốn học hỏi kinh nghiệm thêm từ trường khác. Và số còn lại sẽ tự học tập để nâng cao chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)