CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK HÀ TỈNH KON TUM
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NNL TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ TRONG THỜI
2.2.7. Về đánh giá và sử dụng kết quả đào tạo
Hiện nay, công tác đánh giá kết quả đào tạo tại huyện Đăk Hà được áp dụng theo hệ thống đánh giá bốn cấp độ của Kirkpatrick.
Đánh giá sự hài lòng về khóa học, lớp học ngành sử dụng Cấp độ 1để tham khảo ý kiến của giáo viên tham gia. Sau khi kết thúc khóa học, Ban tổ chức lớp học phát phiếu thăm dò để thu thập các ý kiến. Theo khảo sát thực tế từ giáo
viên, mức độ hài lòng về khóa học, bồi dưỡng được đánh giá qua câu số 13
“Thầy/cô có hài lòng với khoá học?” cụ thể như sau:
Bảng 2.15. Giáo viên đánh giá sự hài lòng với khóa bồi dưỡng
Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode
Mức độ hài lòng với khoá
học (phiếu) 5 25 45 25 0 2.5 2.5
(Nguồn: Tác giả tự điều tra) Đánh giá chung về sự hài lòng khóa học với Mean = 2.5 (Mode = 3) cho thấy giáo viên chưa có sự hài lòng. Giáo viên có phản ứng với khóa đào tạo, bồi dưỡng do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất khóa học không tách các môn khác nhau để bồi dưỡng đạt hiệu quả trong từng chuyên ngành cụ thể mà tất cả giáo viên phải đi học đầy đủ các chuyên ngành. Thứ hai, phần lớn giáo viên xem công tác bồi dưỡng thường xuyên chỉ mang tình hình thức nên không chú trọng trong quá trình tham gia. Thứ ba, một số đơn vị trường học chưa xây dựng kế hoạch cụ thể sau quá trình bồi dưỡng để gắn giáo viên có trách nhiệm hơn với công tác nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và thái độ công tác.
Chính vì vậy, sau khi kết thúc mức độ hài lòng về khóa học được đánh giá ở mức trung bình và được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:
Biều đồ 2.3. Đánh giá mức độ hài lòng về khóa học
Mức độ hài lòng về khóa học mức trung bình chiếm 45 % phiếu khảo sát, có tới 25% phiếu thể hiện sự không hài lòng, trong khi đó mức độ rất hài lòng không có phiếu nào.
Đánh giá kết quả học tập ngành sử dụng Cấp độ 2 để đánh giá. Sau khi kết thúc khóa học, bồi dưỡng bộ phận chuyên môn cho giáo viên tham gia viết bài để tổng kết quá trình học tập của mình. Kết quả được đánh giá qua ba năm học được thống kê cụ thể như sau:
Bảng 2.16. Thống kê kết quả học tập bồi dưỡng (ĐVT: người)
Kết quả Năm học
2012 – 2013
Năm học 2013 – 2014
Năm học 2014 – 2015 1. Bồi dưỡng thường xuyên hè 785 723 677
+ Xếp loại Giỏi 450 380 290
+ Xếp loại Khá 318 325 350
+ Xếp loại trung bình 17 12 25
+ Không hoàn thành 0 6 12
2. Bồi dưỡng chính trị 1.105 1.098 1.107
+ Xếp loại Giỏi 227 210 235
+ Xếp loại Khá 421 405 425
+ Xếp loại trung bình 36 78 22
+ Không hoàn thành 0 0 0
(Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Bên cạnh đó để xác định được nội dung chính của giáo viên sau khi kết thúc khóa học đã học tập được gì, tác giả thống kê từ phiếu khảo sát về kết quả học tập của giáo viên sau quá trình học tập qua câu hỏi số 14 “Thầy/cô đã học được gì từ khoá học?”, thu được như sau:
Bảng 2.17. Giáo viên đánh giá kết quả học tập
Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode
Nội dung học tập 20 30 10 35 5 2.5 3
(Nguồn: Tác giả tự điều tra)
Qua bảng thống kê, chỉ có 5 phiếu là hiểu thêm phương pháp dạy mới;
35 phiếu nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, 10 phiếu học thêm phương pháp thuyết trình từ giảng viên; 30 phiếu chưa học tập được gì và 20 phiếu đánh giá chưa có gì đổi mới so với các khóa học trước.
Đánh giá chung về kết quả học tập với Mean = 2.5 (Mode = 3) thể hiện một cách hời hợt trong đánh giá kết quả. Từ đó, cho thấy cần phải đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng để có hiệu quả trong công tác bồi dưỡng chuyên môn.
Để đánh giá sự ứng dụng vào thực tế tại các đơn vị sử dụng Cấp độ 3. Ở mức độ này tại huyện chưa áp dụng để đánh giá. Tác giả đã thống kê từ phiếu khảo sát về mức độ ứng dụng thực tế qua câu hỏi “Thầy/cô đã ứng dụng được gì vào công việc của mình sau khoá học?”, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.18. Giáo viên đánh giá mức độ ứng dụng thực tế
Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode
Ứng dụng thực tế 30 40 10 10 10 2.5 3
(Nguồn: Tác giả tự điều tra) Qua thống kê, cho thấy 10% phiếu đã nâng cao được chất lượng trong giảng dạy, 10 % phiếu học được cách quản lý lớp học, quản lý học sinh tốt hơn, 40% phiếu chưa ứng dụng được gì sau khóa học và 30% phiếu đánh giá khóa học chỉ mang tính hình thức nên chưa có ứng dụng để học tập. Với Mean = 2.5 (Mode = 3) thì mức độ ứng dụng thực tế tại các đơn vị chưa thể hiện rõ sau mỗi khóa học, sau mỗi lần tổ chức bồi dưỡng. Sự ứng dụng chỉ đạt mức trung bình. Chưa có kết quả cao trong thực tế tại đơn vị. Nói cách khác, công tác ứng dụng thực tế chưa có biện pháp thực hiện để đánh giá mức độ hiểu của giáo viên qua mỗi đợt bồi dưỡng. Có thể thấy rõ hơn mức độ đánh giá về ứng dụng thực tế sau khi khóa học, bồi dưỡng kết thúc qua biểu đồ sau:
Biều đồ 2.4. Đánh giá mức độ ứng dụng thực tế
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khóa học đối với đơn vị, thể hiện qua câu hỏi “Thầy/cô thấy ở đơn vị mình công tác có cải thiện được gì sau mỗi khoá học, bồi dưỡng?”. Tác giả đã thống kê từ phiếu khảo sát và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.19. Giáo viên đánh giá mức độ cải thiện tại đơn vị
Tiêu chí 1 2 3 4 5 Mean Mode
Mức độ cải thiện (phiếu) 20 35 25 10 10 2.55 2 (Nguồn: Tác giả tự điều tra) Qua thống kê, cho thấy 25 phiếu đánh giá đã nâng cao được hiệu quả của chất lượng giảng dạy, 10 đánh giá chất lượng học sinh được nâng cao, 10 đánh giá hiệu quả quản lý được nâng lên và 20 đánh giá chưa thấy rõ sự thay đổi so với trước đây. Đánh giá chung, với Mean = 2.55/5 (Mode = 2) có thể kết luận rằng, chất lượng của các chương trình đào tạo thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên ở Đắk Hà.
Tóm lại, công tác đánh giá kết quả sau khóa học tại huyện nhà còn nhiều bất cập, chưa thể hiện rõ sự vượt trội về kết quả sau mỗi khóa học mặc dù ngành GD đã có cố gắng trong công tác tổ chức và tốn kém về kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, về công tác quản lý và đánh giá lại không cụ thể, rõ ràng. Đây là vấn đề mà ngành GD-ĐT huyện cần phải đổi mới trong phương pháp đánh
giá để có hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra cho mỗi khóa học, bồi dưỡng.
b. Sử dụng kết quả sau đào tạo
Hiện nay, tại ngành GD-ĐT huyện chưa tổ chức thống kê về công tác sử dụng NNL sau đào tạo. Tác giả đã phát phiếu tham khảo và đánh giá sự hài lòng về công tác sử dụng NNL sau đào tạo qua câu hỏi “Thầy/cô đánh giá sự hài lòng về mức độ sử dụng NNL sau đào tạo của đơn vị mình?” , được thống kê lại như sau:
Bảng 2.20. Giáo viên đánh giá công tác sử dụng NNL sau đào tạo
Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode
Mức độ hài lòng về sử dụng
NNL sau đào tạo (phiếu) 0 20 46 25 9 3.23 3 (Nguồn: Tác giả tự điều tra) Qua bảng thống kê 2.20 cho thấy sự đánh giá của giáo viên về công tác sử dụng NNL sau đào tạo mức độ rất hài lòng chỉ có 9 phiếu, mức độ hài lòng 25 phiếu, mức độ trung bình chiếm tới 46 và mức độ không hài lòng tới 20 phiếu tham khảo. Như vậy, việc sử dụng NNL sau đào tạo chưa được chú trọng. Nói cách khác, công tác này chưa được lập kế hoạch cụ thể trong thời gian qua.
Bên cạnh tham khảo sự hài lòng về công tác sử dụng NNL sau đào tạo, tác giả còn tham khảo thêm về sự đáp ứng nguyện vọng của giáo viên sau khi đi học nâng cao trình độ. Câu hỏi “Thầy/cô đã được đáp ứng nguyện vọng sau khi đi học nâng cao trình độ/Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn?”. Sự đánh giá đó của giáo viên được thống kê như sau:
Bảng 2.21. Giáo viên đánh giá mức độ đáp ứng nguyện vọng sau đào tạo
Thang đo 1 2 3 3 5 Mean Mode
Đáp ứng nguyện vọng
(phiếu) 40 20 13 17 10 2.14 1
(Nguồn: Tác giả tự điều tra)
Qua bảng cho thấy chỉ 10 phiếu đánh giá đã được đáp ứng theo nguyện vọng vì có mức sống được nâng cao do học sinh tin tưởng (đã mở lớp dạy thêm học thêm tại nhà), 13 phiếu xác nhận đã chuyển xếp nâng ngạch lương, 17 phiếu đã được bổ nhiệm chức vụ tổ trưởng, phó tổ trưởng, 20 phiếu đã được đáp ứng nhưng chưa theo nguyện vọng và 40 phiếu là chưa có thay đổi gì so với trước khi đi học.
Có thể thấy rõ đánh giá về mức độ đáp ứng nguyện vọng sau đào tạo qua biểu đồ sau:
Biều đồ 2.5. Đánh giá mức độ đáp ứng nguyện vọng sau đào tạo
Như vậy, công tác sử dụng kết quả sau đào tạo thời gian qua chưa được thống kê, đánh giá tại ngành GD-ĐT huyện. Đây là vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới.