Chiến lược phát triển ngành GD của tỉnh và huyện

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK HÀ TỈNH KON TUM

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.2. Chiến lược phát triển ngành GD của tỉnh và huyện

Phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ cấp thiết, là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.

Chúng ta đang trên bước đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Đào tạo nhân lực là tiền đề quan trọng và không thể thiếu để CNH, HĐH đất nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đã lập Kế hoạch cho phát triển ngành trong trung hạn và dài hạn để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất theo yêu cầu của kinh tế-xã hội. Các cấp học đều có Kế hoạch cụ thể cho sự phát triển của ngành hiện tại và tương lai.

Thực hiện tốt Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia tăng 5%/năm; nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ở tất cả các bậc học.

Thu hút đầu tư các Trường phổ thông chất lượng cao (tư thục) tại thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà; thành lập và xây mới Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành tại thành phố Kon Tum, đầu tư nâng cấp 03 trường thực hành sư phạm thành trường kiểu mẫu, chất lượng cao.

Tiếp tục bổ túc văn hóa - nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, nhất là đồng bào DTTS. Quan tâm công tác nâng cao nhận thức của người dân về giáo dục – đào tạo và hình thành, phát triển các kỹ năng lao động, có ý thức tốt về đạo đức nghề nghiệp.

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội [21].

Đổi mới sâu rộng về quản lí giáo dục trên cơ sở đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lí theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp, xây dựng cộng đồng trách nhiệm và hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến [7].

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD-ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới;

kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

b. Phương hướng phát triển ngành GD của huyện

Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội

nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định mọi sự thành công. Chính vì vậy UBND huyện Đăk Hà đã có những văn bản chỉ đạo sâu sát trong công tác giáo dục của huyện nhà.

- Đối với cấp trung học cơ sở.

Đảm bảo đủ số lượng giáo viên THCS và đồng bộ về cơ cấu các bộ môn;

Duy tŕ và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS.Đến năm 2020, 100% giáo viên THCS đạt chuẩn, trong đó 85% trở lên giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn; các trường THCS không còn phòng học xuống cấp, trong đó có 80% trở lên số phòng học kiên cố; 90% số trường THCS có thư viện đạt chuẩn; 100% phòng học có đủ bàn ghế, bảng đen đúng quy cách;

60% trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia. 100% học sinh được hướng nghiệp nghề.

- Đối với cấp trung học phổ thông.

Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học gắn với dạy nghề.

Xây dựng trường THPT Trần Quốc Tuấn thành trường có thương hiệu về chất lượng giáo dục trong tỉnh.

Phấn đấu 10% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)