CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK HÀ TỈNH KON TUM
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NNL TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ TRONG THỜI
2.2.5. Về thực hiện ngân sách đào tạo
Trong những năm gần đây, do tình hình ngân sách hạn hẹp nên công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên hè cho giáo viên cũng bị hạn chế. Thực trạng các hạng mục chi trả cho công tác này tại huyện trong thời gian qua như sau:
Phòng Giáo dục chi trả (bồi dưỡng cho báo cáo viên) theo mức chi được quy định là 300.000 đồng/báo cáo viên/ngày từ nguồn ngân sách huyện hỗ trợ [25], tổng kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên này được thống kê qua bảng như sau:
Bảng 2.14. Thống kê thực trạng kinh phí thực hiện cho bồi dưỡng chuyên môn
Nội dung
Năm học 2012 – 2013
Năm học 2013 – 2014
Năm học 2014 – 2015 Tổng số tiền (đồng) 84.000.000 75.000.000 75.000.000 1. Số tiền chi cho công tác bồi
dưỡng thường xuyên hè (đồng) 72.000.000 63.000.000 63.000.000
+ Số báo cáo viên 8 7 7
+ Số ngày thực hiện 30 30 30
2. Số tiền chi cho công tác bồi
dưỡng chính trị hè (đồng) 12.000.000 12.000.000 12.000.000
+ Số báo cáo viên 4 4 4
+ Số ngày thực hiện 10 10 10
(Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Các đơn vị cử giáo viên đi bồi dưỡng ở thành phố Kon Tum chi trả kinh phí công tác phí (giáo viên đi học về làm báo cáo viên) theo định mức Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Kon Tum về “Ban hành quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum” [19].
Tổng nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn hàng năm tại ngành GD-ĐT huyện Đăk Hà trong 03 năm học qua được thống kê qua bảng như sau:
Bảng 2.15. Thống kê thực trạng công tác phí cho bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
Nội dung Năm học
2012 – 2013
Năm học 2013 – 2014
Năm học 2014 – 2015 Tổng số tiền (đồng) 46.200.000 40.950.000 40.950.000 1. Số tiền chi cho công tác bồi
dưỡng thường xuyên hè (đồng) 42.000.000 36.750.000 36.750.000
+ Số báo cáo viên 8 7 7
+ Số ngày thực hiện 15 15 15
+ Mức chi công tác
phí/ngày (bao gồm tiền trọ và tiền lưu trú)
350.000 350.000 350.000
2. Số tiền chi cho công tác bồi
dưỡng chính trị hè (đồng) 4.200.000 4.200.000 4.200.000
+ Số báo cáo viên 4 4 4
+ Số ngày thực hiện 3 3 3
+ Mức chi công tác
phí/ngày (bao gồm tiền trọ và tiền lưu trú)
350.000 350.000 350.000
(Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Đi học nâng cao trình độ chuyên môn thì người đi học tự bỏ tiền để học. Giáo viên ở các trường THPT đi học nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sỹ) sau khi học xong được hỗ trợ 20.000.000 đồng/người theo Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2009 [13]. Giáo viên ở các trường THCS do kinh phí của huyện hạn hẹp nên không được hỗ trợ khoản tiền này.
Tuy nhiên, ngày 6 tháng 5 năm 2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND về việc bãi bỏ Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về
chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi học đại học, sau đại học và chính sách thu hút cán bộ, sinh viên tốt nghiệp về công tác tại tỉnh [14].
Như vậy, với nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo trên địa bàn tỉnh ngày càng hạn hẹp sẽ một phần giảm đi việc đào tạo NNL nói chung và NNL ngành giáo dục nói riêng trên toàn địa bàn tỉnh.
Khó khăn nối tiếp khó khăn cho giáo viên trong việc học để nâng cao trình độ. Một phần khó khăn do họ rất quan tâm đến mức học phí và chi phí cơ hội mà họ phải bỏ ra để đi học.
Với mức học phí hiện nay là tương đối phù hợp với người đi học.
Qua câu hỏi số 10 “Thầy/cô thấy mức học phí cùa ngành GD hiện nay có phù hợp?”, câu trả lời thu được là 55 phiếu trả lời bình thường và 45 phiếu là phù hợp.
Bên cạnh đó công tác công khai việc thu chi học phí của các trường Đại học hiện nay rất minh bạch thể hiện qua câu hỏi số 11 “Thầy/cô có hài lòng về việc công khai các khoản thu từ học phí?”, câu trả lời 45 phiếu bình thường và 55 phiếu hài lòng.
Như vậy, với vấn đề tài chính phục vụ cho công tác đào tạo NNL ngành GD thì phần lớn phụ thuộc vào nguồn thu nhập của giáo viên, nguồn hỗ trợ từ địa phương (nguồn ngân sách), từ các nguồn quỹ khác (quỹ hỗ trợ phát triển).
Đây là vấn đề then chốt đang gặp nhiều khó khăn. Để công tác đào tạo NNL ngành GD đạt hiệu quả trong những năm tới thì nguồn kinh phí cho công tác này cần phải có kế hoạch, chương trình cụ thể.