CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK HÀ TỈNH KON TUM
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NNL TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ TRONG THỜI
2.2.2. Về mục tiêu đào tạo NNL
Mục tiêu về đào tạo NNL của huyện trong thời gian qua chính là phát triển NNL ngành GD-ĐT huyện Đăk Hà đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản là kiến thức, kỹ năng và đạo đức thái độ nghề nghiệp theo nhu cầu phát triển của ngành trên địa bàn huyện. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.
Phát triển NNL ngành GD-ĐT huyện để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29/NQ/TW của Trung Ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và các đơn vị trường học.
Đào tạo nhân lực ngành GD-ĐT huyện làm điểm tựa và thúc đẩy thị trường lao động chất lượng phát triển, góp phần đáp ứng yêu cầu lao động của huyện và của tỉnh, đồng thời có thể chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới. Việc đào tạo thường phải xuất phát từ yêu cầu của công việc, từ mục tiêu của tổ chức, từ chiến lược phát triển của ngành, phù hợp với chiến lược phát triển xã hội của tỉnh đến năm 2020.
Bảng 2.9. Thực trạng trình độ giáo viên huyện Đăk Hà
Chỉ tiêu ĐVT Năm học
2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015 1. Giáo viên THCS
- Cao đẳng - Đại học - Sau đại học
Người
364 76 288 0
361 97 264 0
373 72 301 0 2. Giáo viên THPT
- Cao đẳng - Đại học - Sau đại học
Người
155 0 149 6
158 0 152 6
142 0 126 16 (Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Bên cạnh đó đào tạo NNL ngành giáo dục cũng góp phần đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Huyện. Đó là nền kinh tế dựa vào tri thức, sự sáng tạo, sức trẻ và lòng nhiệt huyết của tầng lớp thanh niên huyện nhà. Thực tế trong 03 năm học gần đây, mục tiêu đào tạo NNL ngành GD huyện được thống kê ở bảng 2.9.
Qua bảng thống kê trên, cho thấy trình độ giáo viên của huyện qua 02 cấp học đều đạt chuẩn 100% theo quy định của ngành GD. Tuy nhiên, ở cấp học THPT trình độ trên chuẩn của giáo viên còn rất thấp. Năm học 2012-2013 chỉ đạt tỷ lệ 3,9 %, năm học 2013-2014 tỷ lệ cũng chỉ dừng lại ở mức 3,8% và đến năm học 2014-2015, tỷ lệ trên chuẩn của giáo viên THPT được nâng lên là 11,3%. Qua đó cho thấy thực trạng của giáo viên ở cấp THPT đi học để nâng cao trình độ còn rất hạn chế. Chính vì vậy, ngành GD huyện đã đạt ra mục tiêu đào tạo NNL trong nhưng năm học vừa qua được thống kê lại qua bảng sau:
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo NNL huyện Đăk Hà
Chỉ tiêu
Năm học 2012- 2013
Năm học 2013- 2014
Năm học 2014- 2015 Kế
hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn (%)
- THCS - THPT
100 100
100 100
100 100
100 100
100 100
100 100 Số giáo viên trên chuẩn (người)
- THCS - THPT
210 190 20
294 288 6
220 200 20
270 264 6
230 200 30
317 301 16 Số giáo viên được bồi dưỡng
thường xuyên 1.121 785 1.113 723 1.128 677
Tỷ lệ bồi dưỡng thường xuyên (%) 70,0 65,0 60,0
(Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Thực trạng mục tiêu đào tạo của ngành GD-ĐT huyện chủ yếu là nâng cao trình độ trên chuẩn theo quy định của Bộ GD. Qua bảng thống kê cho thấy cụ thể tình hình hoàn thành mục tiêu đào tạo của huyện qua 03 năm học vừa qua. Và cũng từ đó cho thấy rõ thực trạng phát triển đào tạo của ngành đang hướng dần tới mục tiêu chất lượng cao của giáo dục, để từ đó gắn liền với sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của huyện nhà.
Mục tiêu của phần lớn giáo viên là đi học nâng cao trình độ để được chuyển đổi ngạch lương cao hơn, để có thu nhập ổn định hơn. Thực tế tại huyện trong thời gian qua, tỷ lệ giáo viên sau khi được đào tạo nâng cao trình độ đã được chuyển ngạch lương theo quy định hiện hành ngày càng giảm do nhiều nguyên. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên tự đi học không thông qua tổ chức, nghĩa là đi học không được cơ quan chủ quản cử đi mà tự bỏ tiền túi. Điều này không thuộc diện được chuyển ngạch lương theo Thông tư số
02/2007/TT-BNV, ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức viên chức. Việc chuyển ngạch, nâng ngạch thời gian qua tại huyện được thống kê lại như sau:
Bảng 2.11. Tình hình chuyển ngạch của giáo viênđúng hạn huyện Đăk Hà
Chỉ tiêu
Năm học 2012- 2013
Năm học 2013- 2014
Năm học 2014- 2015 Số
người được
đào tạo
Số người
được chuyển
ngạch
Số người
được đào
tạo
Số người
được chuyển
ngạch
Số người
được đào tạo
Số người
được chuyển
ngạch 1. Số người được chuyển
ngạch lương (người) 42 34 46 36 41 19
2. Tỷ lệ đạt được (%) 81,0 78,3 46,3
(Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Qua bảng 2.11 ta thấy tỷ lệ giáo viên được chuyển ngạch ngày càng giảm, nguyên nhân chính là giáo viên đi học thạc sỹ (đạt trình độ trên chuẩn) chưa được chuyển ngạch lương. Tỷ lệ chuyển ngạch thay đổi theo chiều hướng giảm dần: từ năm học 2012-2013 tỷ lệ này đạt 81,0%, nhưng đến năm học 2013-2014 tỷ lệ này giảm còn 78,3% và đến năm 2014-2015 tỷ lệ này chỉ còn lại 46,3% trong tổng số giáo viên đi học nâng cao trình độ.
Tuy nhiên, ở cấp bậc THPT số giáo viên đi học để nâng cao trình độ còn rất ít. Qua khảo sát thực tế thì thấy rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên ít đi học sau đại học. Một trong những nguyên nhân chính là sau khi học xong thì mức sống của giáo viên vẫn chưa được cải thiện, mặc dù họ đã bỏ ra nhiều chi phí để học tập.