ĐẶC ĐIỂM NNL NGÀNH GD-ĐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. ĐẶC ĐIỂM NNL NGÀNH GD-ĐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

1.3.1. Là một bộ phận NNL có yêu cầu đổi mới tri thức cao

Nhìn chung NNL GD là một lực lượng lao động có trình độ khá cao, được đào tạo cơ bản, hệ thống và yêu cầu đổi mới tri thức rất nhanh. Đội ngũ nhân lực GD-ĐT này trình độ đào tạo có một phổ khá rộng:

- Trình độ THCN cho giáo viên mầm non.

- Trình độ đào tạo Cao đẳng cho giáo viên THCS, tiểu học và mầm non.

- Trình độ đào tạo Đại học cho giáo viên THPT, THCS và một bộ phận cho giáo viên tiểu học, mầm non.

- Trình độ đào tạo sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ, Tiến sỹ khoa học ...) cho giáo viên Cao đẳng, Đại học, THPT, cán bộ quản lý, các cơ quan nghiên cứu khóa học.

Bộ phận NNL trong lĩnh vực GD từ giáo viên, giảng viên, chuyên viên, thanh tra viên cho đến cán bộ quản lý từ Bộ, Sở cho đến Phòng … đều có một trình độ học vấn khá cao so với NNL nói chung trong nền kinh tế. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo NNL quốc gia có một chất lượng tốt phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

1.3.2. Chất lượng NNL GD-ĐT quyết định đến chất lượng đào tạo NNL nói chung của quốc gia

Hoạt động GD-ĐT, trong đó đội ngũ nhân lực GD-ĐT là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, là một hoạt động xã hội đặc thù – hoạt động tái sản xuất ra nhân cách và năng lực của con người, khi trực tiếp tham gia vào sự hình thành nhân cách của con người, giáo dục bao hàm cả quá trình tự phát lẫn tự giác, trong đó quá trình tự giác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách toàn diện, đào tạo con người, hình thành sức mạnh bản chất của con người để tham gia vào các hoạt động xã hội.

Để có một NNL vừa đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự hội nhập kinh tế quốc tế, thì NNL nói chung ở nước ta phải được đào tạo theo một quy trình nhất định, thì phụ thuộc và đội ngũ nhân lực GD-ĐT, NNL GD-ĐT cũng cần phải trang bị kiến thức, kỹ năng … cần thiết để tạo NNL cho đất nước. Chiến lược phát triển GD Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập

quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Vì vậy, phát triển NNL GD-ĐT để đảm bảo cả về số lượng, nâng cao chất lượng, phù hợp cơ cấu, và có chính sách đào tạo, sử dụng hợp lý là hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến chất lượng NNL nói chung của đất nước.

1.3.3. Kết quả hoạt động của NNL trong lĩnh vực GD-ĐT không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội

Để tạo ra một NNL GD-ĐT với một đội ngũ làm công tác quản lý và giảng dạy có một trình độ chuyên sâu, có kỹ năng sư phạm, có lòng nhiệt tình… cùng với trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ để phát huy NNL này trong thực tế đòi hỏi phái có sự nỗ lực của tất cả các cấp ngành và của toàn xã hội.

Nếu hoạt động sản xuất vật chất của con người là sự tác động của con người vào đối tượng vật chất nhằm biến đổi đối tượng ấy và tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người và xã hội, thì hoạt động GD-ĐT tác động chính vào con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, nhằm biến đổi chủ thể xã hội đó thành con người có nhân cách. Nhờ lĩnh hội được những kinh nghiệm của xã hội ngày càng phong phú hơn, cao hơn mà trình độ con người ở thế hệ sau cao hơn thế hệ trước. Do đó sức mạnh thể chất và tinh thần của con người ngày càng tăng, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng lớn.

Hoạt động GD-ĐT, trong đó đội ngũ nhân lực GD-ĐT là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, là một hoạt động xã hội đặc thù – hoạt động tái sản xuất ra nhân cách và năng lực của con người, khi trực tiếp tham gia vào sự hình thành nhân cách của con người, giáo dục bao hàm cả quá trình tự phát lẫn tự giác, trong đó quá trình tự giác đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân

cách toàn diện, đào tạo con người, hình thành sức mạnh bản chất của con người để tham gia vào các hoạt động xã hội.

Cũng chính hoạt động NNL GD-ĐT là một hoạt động đặc thù, nó không chỉ đào tạo ra con người có trình độ chuyên môn, kỹ năng … mà nó còn phát triển nhân cách, giáo dục cho con người có một lý tưởng cách mạng, có phẩm chất, đạo đức, chính trị, làm cho con người sống có ích không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả xã hội. Hoạt động của đội ngũ nhân lực GD-ĐT thực chất là GD và ĐT NNL đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung và sự nghiệp GD-ĐT nói riêng. Để hoạt động này có hiệu quả thì bản thân NNL GD-ĐT phải đảm bảo về chất lượng, được trang bị những yêu cầu cơ bản về: kiến thức, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị, có kỹ năng, nghiệp vụ, có bề dày kinh nghiệm và được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình một cách hiện đại, tiên tiến, đủ về số lượng, có phù hợp về cơ cấu loại hình nhân lực.

Kết quả hoạt động cuối cùng của NNL GD-ĐT là sản phẩm – người học có nhân cách, có trình độ, kỹ năng, có khả năng tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Vì thực chất hoạt động của NNL GD-ĐT là đào tạo, phát triển NNL cả về số lượng, chất lượng nhằm biến đổi NNL theo từng thời kỳ khác nhau cho phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Để tạo ra một NNL có trình độ chuyên môn nhất định và có một kỹ năng vững chắc thì phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ NNL GD-ĐT, tức là cần có những cán bộ quản lý GD chuyên sâu, có kinh nghiệm, các thanh tra, chuyên viên vững chắc … và với một đội ngũ làm công tác giảng dạy có một trình độ chuyên sâu, có kỹ năng sư phạm, có lòng nhiệt tình … cùng với trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ tạo ra một NNL kết quả cao, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển của kinh tế của hội nhập quốc tế.

1.3.4. Nghề giáo viên là nghề mang tính thời vụ cao

Đặc điểm sử dụng NNL ngành GD&ĐT có tính mùa vụ cao, giáo viên phải giảng dạy liên tục trong cả năm học (9 tháng), không được nghỉ dạy.

Điều này cho thấy thời gian thích hợp nhất để tổ chức các hoạt động đào tạo NNL của ngành GD – ĐT là vào mùa hè.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)