Về xác định nhu cầu đào tạo NNL

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK HÀ TỈNH KON TUM

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NNL TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ TRONG THỜI

2.2.1. Về xác định nhu cầu đào tạo NNL

Hiện nay, đối với các trường THPT trên địa bàn Huyện, việc xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ hằng năm sẽ do trường lập danh sách gửi Sở GD&ĐT tổng hợp gửi Sở Nội vụ phê duyệt. Việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn hằng năm do Sở GD-ĐT tổ chức, thường được thực hiện vào dịp nghỉ hè.

Đối với các trường trực thuộc Phòng GD-ĐT, nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ đều do Phòng lập danh sách gửi UBND huyện phê duyệt. Việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn hằng năm cũng do Phòng tổ chức vào dịp nghỉ hè.

Thường thì việc đào tạo bồi dưỡng là do bắt buộc theo chương trình chung hằng năm, các trường rất ít tham gia trong việc xác định nhu cầu này.

Đối với nhu cầu học tập để cải thiện bằng cấp, hầu hết là do các nhân tự xác định nhu cầu, báo cáo cơ quan để xin đi học, hoặc tự đi học ngoài giờ.

Thông qua việc thu thập ý kiến từ giáo viên thì nhu cầu đi học để nâng cao trình độ rất hạn chế. Nguyên nhân, giáo viên phần lớn bằng lòng với công việc hiện tại. Một số giáo viên có độ ỳ vì họ nghĩ giảng dạy cho học sinh chỉ cần trình độ hiện tại là đủ. Một số khác cũng không muốn cầu thị. Thống kê ý kiến của giáo viên qua câu hỏi “Thầy/cô có hài lòng với công việc hiện tại hay không?” thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Mức độ hài lòng với công việc hiện tại

Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode

Mức độ hài lòng với công việc

hiện tại (số phiếu) 0 05 70 15 10 3.90 3

(Nguồn: Tác giả tự điều tra) Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng với công việc hiện tại của giáo viên phổ thông ở Đắk Hà là khá cao với Mean = 3.9 (Mode = 3). Chính điều này đã làm cho nhu cầu phải tham gia đào tạo nhằm cải thiện công việc

không còn mạnh mẽ, cấp bách đối với họ.

Để làm rõ hơn động cơ học tập của đội ngũ giáo viên, tác giả đã tiến hành khảo sát mức thu nhập của giáo viên qua câu hỏi “Tổng thu nhập bình quân tháng của thầy/cô hiện tại là?”, phần lớn câu trả lời là từ 4 đến 6 triệu đồng chiếm 70%, mức từ 6 đến 8 triệu đồng chiếm 25% và từ 9 đến 11 triệu chiếm 5%. Có thể thấy rằng, thu nhập của giáo viên ở Đắk Hà chỉ ở mức trung bình chung và sẽ gặp khó khăn khi phải chi tiêu cho học tập nâng cao trình độ.

Khi được hỏi về mong muốn thay đổi vị trí việc làm hoặc ngạch lương (câu hỏi 3) cũng thu được kết quả tương tự: Có 65% chọn mức 3, 20% chọn mức 2, 10% chọn mức 1 và 5% chọn mức 4, không có ai chọn mức 5.

Bảng 2.6. Mức độ mong muốn thay đổi việc làm hiện tại

Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode

Mức độ mong muốn thay đổi

công việc (số phiếu) 10 20 65 5 0 2.65 3 (Nguồn: Tác giả tự điều tra) Với Mean = 2,65 (Mode = 3) nên có thể kết luận rằng, đa số giáo viên ở Đắk Hà đang hài lòng với công việc hiện tại, họ ít có nhu cầu thay đổi việc làm hoặc ngạch lương.

Ở câu hỏi 4 “Thầy/cô có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên các kỹ năng của mình không?” cũng thu được kết quả tương tự, với Mean = 2.55 (Mode = 3), tức là là đội ngũ giáo viên hiện tại ít có nhu cầu học tập để nâng cao trình độ học vấn, họ chỉ bằng lòng với hiện tại.

Bảng 2.7. Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ của giáo viên

Thang đo 1 2 3 4 5 Mean Mode

Nhu cầu học tập nâng cao trình

độ CMNV (số phiếu) 10 10 75 5 0 2.55 3

(Nguồn: Tác giả tự điều tra) Có 10% số người được hỏi không có nhu cầu học tập thêm chiếm 10%;

có 10% số người có ít mong muốn đi học (mức 2); trong khi đó có tới 75% số người được hỏi có mong muốn đi học ở mức trung bình (mức 3); số người có nhu cầu đi học chỉ chiếm 05% (mức 4); không có ai có nhu cầu thật sự cấp bách (mức 5). Những giáo viên có nhu cầu đi học ở độ tuổi từ 28 đến 35 tuổi và chủ yếu là nam giáo viên. Đánh giá chung, với Mean = 2.55 (Mode = 3) cho thấy nhu cầu học tập để nâng cao trình độ của giáo viên trên địa bàn huyện chỉ ở mức trung bình.

Mặc dù ngành GD-ĐT có kế hoạch đào tạo hằng năm cho giáo viên nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng và các phương pháp thích hợp cho công tác đổi mới giáo dục hiện nay như: tập huấn phương pháp dạy liên môn, phương pháp tích hợp. Tuy nhiên, do tình hình nguồn kinh phí ngày càng hạn hẹp nên các lớp tổ chức tập huấn ngày càng hạn chế số lượng giáo viên đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn trong các dịp hè.

Bên cạnh đó, một mặt do tình hình kinh tế của bản thân người giáo viên chưa được cao, mặt khác do nhận thức chưa được sâu sắc về vấn đề học tập của tương lai, họ chỉ nhìn vào thực tế hiện tại nên phần nào hạn chế việc họ đi học nâng cao trình độ. Mặt khác, cơ chế sử dụng sau khi đi học về chưa rõ ràng, chưa tạo được niềm tin cho người đi học. Thống kê thực trạng nhu cầu đào tạo qua các năm thể hiện trong bảng số 2.6. Từ các số liệu ở bảng ta thấy:

Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của huyện khá phù hợp với tình hình thực tế tại huyện kể cả về đào tạo nâng cao trình độ và bồi dưỡng thường

xuyên hàng năm. Tuy nhiên khi thực hiện lại chưa đạt yêu cầu về số lượng đã đề ra. Số lượng giáo viên đi học nâng cao trình độ không đồng đều. Năm học 2012-2013 kế hoạch đề ra là 80 người, thực tế giáo viên đi học là 36 người, chỉ đạt 45% so với kế hoạch đề ra. Năm học 2013-2014 kế hoạch là 70 người, trên thực tế chỉ có 46 người đi học, đạt 65,7%. Tỷ lệ này đã được nâng lên so với năm học trước là 20,7%. Đến năm học 2014-2015, kế hoạch đề ra là 60 người, thực tế là 41 người đi học, đạt 68,3%.

Bảng 2.8. Thực trạng nhu cầu đào tạo huyện Đăk Hà

Chỉ tiêu

Năm học 2012- 2013

Năm học 2013- 2014

Năm học 2014- 2015 Kế

hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện Số lượng đào tạo nâng

cao trình độ (người) 80 36 70 46 60 41

- Trên đại học 10 0 10 0 15 10

- Đại học 50 20 40 35 30 18

- Cao đẳng 20 16 20 11 15 13

Số lượng bồi dưỡng

thường xuyên (người) 1.121 785 1.113 723 1.128 677 (Nguồn: Phòng GD-ĐT huyện Đăk Hà) Bên cạnh đó, tỷ lệ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên ngày càng giảm so với yêu cầu. Năm học 2012 – 2013, số giáo viên được bồi dưỡng giảm 336 người so với kế hoạch và đạt tỷ lệ là 70%. Đến năm học 2013 – 2014 số giáo viên được bồi dưỡng giảm 390 người so với kế hoạch, đạt tỷ lệ 65%, giảm 5% so với năm học trước. Năm học 2014 – 2015 số giáo viên được bồi dưỡng tiếp tục giảm 451 người so với kế hoạch và đạt tỷ lệ 60%, cũng giảm 5% so với năm học trước và so với nhu cầu đào tạo thì giảm 40%.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)