Tác động của đô thị hóa đến việc làm cho lao động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng (Trang 31 - 35)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1.4. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến việc làm cho lao động nông nghiệp

1.4.3. Tác động của đô thị hóa đến việc làm cho lao động nông nghiệp

- Đô thị hóa mở ra nhiều việc làm trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Để tiến hành đô thị hóa đòi hỏi phải thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại, khu đô thị mới ngày càng hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ kích thích gia tăng hội tụ các nguồn lực đầu tư cho sản xuất thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp diễn ra ngày càng sôi động, đa dạng hóa và phát triển các ngành nghề công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ,… đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, đô thị hóa từ đó

mở nhiều việc làm mới trong công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Qua đó, quá trình này sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động nghèo và lao động nông nghiệp trong quá trình ĐTH.

- Đô thị hóa mở rộng khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người lao động. Khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người lao động được mở rộng chủ yếu là do trình độ người lao động được nâng cao.

Trước yêu cầu trình độ lao động ngày càng cao và áp lực về việc làm do dân số, lao động hội tụ ngày càng đông ở khu vực đô thị, một bộ phận lao động trong đó có bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp, nhất là lao động trẻ buộc phải tự trang bị cho mình một trình độ kỹ thuật chuyên môn nhất định hoặc được hỗ trợ đào tạo từ các phía Nhà nước. Do đó, quá trình đô thị hóa tự phát sẽ hướng một bộ phận lao động tham gia vào các chương trình giáo dục, đào tạo nghề. Đồng thời cùng với quá trình đô thị hóa là việc chuyển biến nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Sự chuyển biến này thể hiện qua việc chuyển mô hình từ đại gia đình nhiều thế hệ, đông con của xã hội nông thôn truyền thống, sang mô hình gia đình ít con theo kiểu đô thị. Vì vậy, người lao động và người thân trong gia đình có điều kiện thuận lợi hơn về thời gian, tiền bạc, công sức,… để ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ lao động, vừa làm giảm áp lực về nhu cầu giải quyết việc làm hiện tại ở đô thị vừa nâng cao khả năng tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm trong tương lai cho bản thân và con em họ.

- Đô thị hóa làm tăng chỗ việc làm do quy hoạch mở rộng không gian đô thị, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Để tiến hành đô thị hóa đòi hỏi phải quy hoạch, mở rộng không gian đô thị, cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Theo đó, nhiều việc làm tạm thời trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ nhỏ được tạo ra như phụ hồ, công nhân cầu đường, xe thồ, thợ xây, … Với sự xuất hiện của những chỗ làm tạm thời này sẽ góp phần

tạo ra việc làm cho không ít lao động nông nghiệp trong diện thu hồi đất sản xuất, lao động nông nghiệp trong thời gian nông nhàn, lao động chân tay, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật,…

- Đô thị hóa tạo mở nhiều việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức. Đô thị hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của cư dân đô thị làm nảy sinh các nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng các nhu cầu đó đòi hỏi sản xuất và dịch vụ phải được mở rộng, kéo theo sự phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm mới. Trong đó, đáng chú ý là sự hình thành và phát triển một cách tự phát khu vực kinh tế không chính thức với những hoạt động kinh tế quy mô nhỏ, không đăng ký, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật như bán hàng rong, các dịch vụ nhỏ, buôn bán nhỏ tại nhà, giúp việc gia đình, lao động tự do,… Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế không chính thức trong quá trình đô thị hóa sẽ tạo ra nhiều việc làm tạm góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng không nhỏ không có tay nghề, lao động nhập cư, lao động nông nghiệp thuộc diện thu hồi đất sản xuất, lao động nông nghiệp trong thời gian nông nhàn…

- Ngoài ra đô thị hóa còn thúc đẩy các chương trình CNH, HĐH ở khu vực nông thôn, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Từ đó, thu hút một bộ phận lao động nông nhàn, lao động dư thừa từ nông nghiệp vào làm việc ở khu vực nông thôn.

Tác động tiêu cực, ở góc độ việc làm, đô thị hóa có thể làm gia tăng tình trạng thất nghiệp:

- Đô thị hóa làm cho một bộ phận người lao động, trong đó có một bộ phận lao động nông nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp do sự tác động của quá trình đô thị hóa. Quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công

nghiệp, thương mại, dịch vụ và quy hoạch chỉnh trang đô thị trong quá trình đô thị hóa sẽ làm xuất hiện một bộ phận không nhỏ những người lao động thuộc diện thu hồi đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và mặt bàn sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp) mất việc hoặc buộc phải chuyển đổi việc làm. Đối với nông dân bị thu hồi đất sản xuất để xây dựng các khu công nghiệp, thương mại, du lịch, các khu đô thị mới thì coi như mất tư liệu sản xuất, không còn kế sinh nhai. Đại đa số họ có trình độ thấp, không có tay nghề, không có vốn để tụ tổ chức việc làm. Hơn nữa, do cách nghĩ, cách làm, lối sống của họ còn mang nặng sắc thái văn hóa nông thôn, làng xã truyền thống nên rất hạn chế trong khả năng thiết lập các mối quan hệ công ăn, việc làm, khả năng tiếp cận các dịch vụ việc làm, khả năng hội nhập với cuộc sống đô thị, khả năng thích ứng kịp thời với sự biến động nhanh chóng của quá trình đô thị hóa, khi mà, bỗng chốc họ đã trở thành những cư dân đô thị sau những quyết định hành chính mở rộng ranh giới, không gian đô thị của chính quyền. Những vấn đề trên đây đã cản trở nhóm dân cư này trong việc tìm kiếm cơ hội chuyển đổi việc làm mới, biến họ trở thành những người thất nghiệp ngay chính trên quê hương mình.

- Bên cạnh đó, việc thực hiện di dời giải tỏa, thay đổi nơi cư trú có thể làm cho người lao động khó khăn hơn trong việc tự tạo việc làm, chuyển đổi việc làm và tìm kiếm việc làm, đặc biệt là đối với một bộ phận lao động nông nghiệp và lao động nghèo. Trong quá trình đô thị hóa sẽ xuất hiện một bộ phận người lao động bị tách rời khỏi môi trường sống và các mối quan hệ làm ăn quen thuộc nên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Bên cạnh đó, sự xa cách về địa lý so với nơi ở cũ cũng gây bất tiện cho một số lao động trong việc tiếp tục làm việc ở các đơn vị kinh tế tư nhân, làm nông, ngư nghiệp,… như cũ. Những vấn đề trên đây là nguyên nhân của việc xuất hiện hiện tượng có không ít người lao động cố gắng quay về địa bàn cũ để làm ăn,

vì vậy gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý lao động - việc làm nói riêng.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)