Nhóm nhân tố thuộc về chính quyền

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng (Trang 61 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông nghiệp

2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về chính quyền

Trong những năm qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhằm tạo nhiều việc làm mới, chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp như chính sách hỗ trợ vốn tạo việc làm, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách cấp đất và hỗ trợ sản xuất, chính sách vận động các doanh nghiệp tiếp nhận lao động nông nghiệp vào làm việc trong các khu công nghiệp… nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa cao do những hạn chế cơ bản dưới đây:

- Chính sách đền bù giá đất nông nghiệp cho người nông dân còn quá thấp đã tác động không nhỏ đến khả năng tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành nghề của lao động nông nghiệp đặc biệt là bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi toàn bộ diện tích đất sản xuất.

Đối với người nông dân, tư liệu sản xuất quý báu nhất của họ là ruộng đất. Tuy nhiên trong quá trình di dời, giải tỏa số tiền đền bù cho giá đất nông nghiệp mà người nông dân nhận được là rất thấp, bên cạnh đó họ phải mua lại đất tái định cư cao hơn gấp nhiều lần nên sau giải tỏa số tiền được đền bù, hỗ trợ của họ còn lại không nhiều, thậm chí là không còn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của lao động nông nghiệp sau giải tỏa. Với trình độ học vấn thấp, lại không có vốn để làm ăn, chuyển đổi nghề thì nguy cơ đối mặt với tình trạng thất nghiệp của đối tượng này sau giải tỏa rất lớn.

- Các chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp được ban hành chậm, không kịp thời và chưa thật hợp lý.

Trong giai đoạn vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã thành công với chính sách “đổi đất lấy hạ tầng”, để triển khai nhanh các dự án di dời giải tỏa, chỉnh trang đô thị thành phố đã ban hành một số chính sách đền bù, giải tỏa, tái định cư hợp lý để ổn định cuộc sống người dân sau giải tỏa. Từ năm 2006 đến nay, thành phố đã ban hành một số chính sách, đề án hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nói chung và lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất nói riêng, tuy nhiên các chính sách này vẫn còn chậm và chưa thật hợp lý, chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề xã hội trước mắt chứ chưa thật sự giải quyết được vấn đề tạo việc làm cho người nông dân một cách bền vững và lâu dài nhằm ổn định cuộc sống sau quá trình ĐTH cho người nông dân.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các đề án, các chính sách sự chồng chéo, phối hợp thiếu đồng bộ giữa các ban quản lý dự án, giữa các sở, ban, ngành….

đã gây nhiều cản trở đến việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, chuyển đổi nghề, tạo việc làm ổn định và lâu dài cho lao động nông nghiệp.

Ngoài ra, đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất, việc thực hiện chính sách bố trí tái định cư cho các hộ nông dân chưa thật hợp lý, việc bố trí các hộ nông dân vào các khu nhà phân lô với diện tích nhỏ đã tác động lối

sống, phong tục tập quán của người nông dân trước đây, việc bố trí như vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển đổi nghề cho các lao động nông nghiệp. Hơn nữa, thành phố chưa quy hoạch các vùng nông nghiệp tập trung và cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp đi kèm bên cạnh các khu tái định cư của người dân bị thu hồi đất nên sau giải tỏa người nông dân gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp tục nghề cũ, hay chuyển đổi sang nghề mới.

- Công tác vận động và khuyến khích các doanh nghiệp, các khu công nghiệp được giao đất ở vùng giải tỏa tiếp nhận lao động nông nghiệp vào làm việc tại các các doanh nghiệp của chính quyền các cấp còn hạn chế.

Trong giai đoạn vừa qua, cùng với nhiều chính sách ưu đãi thành phố đã thu hút được các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp và các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, tuy nhiên do thiếu các biện pháp khả thi để vận động và khuyến khích các doanh nghiệp, các chủ đầu tư được giao đất ở vùng giải tỏa tiếp nhận những lao động nông nghiệp này vào đào tạo và làm việc tại các đơn vị trên nên lao động nông nghiệp được tiếp nhận vào làm việc tại các khu công nghiệp trong thời gian qua là rất hạn chế. Có thể thấy rằng việc tiếp nhận này còn dựa vào sự tự nguyện và tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội, tuy nhiên có không ít doanh nghiệp chưa ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, có thái độ miễn cưỡng và hết sức thụ động trong việc tiếp nhận, đào tạo lao động nông nghiệp vào làm việc.

- Chính sách tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Chính sách tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng trong những năm vừa qua chủ yếu là dựa vào sự gia tăng mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, bên cạnh việc tập trung cho lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thì một phần vốn cũng được đầu tư vào các khu công nghiệp, tuy nhiên với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững nên sự đầu tư trong giai đoạn vừa qua chủ yếu tập trung cho các ngành mũi nhọn, đòi hỏi lao động phải có chuyên môn kỹ thuật, chính

vì vậy lao động nông nghiệp bị thu hồi đất được tiếp nhận vào các khu công nghiệp này là không nhiều. Do đó, số việc làm mới được tạo ra phần lớn là từ lĩnh vực xây dựng đã thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất vào làm việc với các nghề như thợ nề, thợ xây, thợ mộc… Chính lý do này đã tác động lớn đến khả năng chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới của lao động nông nghiệp sau quá trình ĐTH.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)