Phát triển kinh tế tạo việc làm

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 82)

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Mục tiêu và quan điểm về tạo việc làm cho người lao động - nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2015

3.2.1. Phát triển kinh tế tạo việc làm

Quá trình CNH, ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở Đà Nẵng trong giai đoạn vừa qua đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp với tốc độ và quy mô nhanh chóng chưa từng thấy. Tuy nhiên, với quy mô kinh tế còn nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã phần nào hạn chế tốc độ tăng trưởng số việc làm phi nông nghiệp. Trong khi đó áp lực giải quyết việc làm ngày càng lớn do số lượng lao động dư dôi từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có một bộ phận lớn lao động nông nghiệp. Do đó, để tạo mở việc làm, góp phần giải quyết việc làm thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH trong giai đoạn 2011 - 2015 thành phố Đà Nẵng cần phát triển kinh tế theo hướng sau:

- Về phát triển công nghiệp:

Một là, tập trung đầu tư phát triển cho các ngành công nghiệp mũi nhọn có tính đột phá cao nhằm tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Trong điều kiện thiếu vốn thừa lao động, nhất là lao động dư dôi xuất thân từ nông nghiệp, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thấp như hiện nay, Đà Nẵng cần chú trọng ưu tiên tập trung đầu tư có trọng điểm vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường dựa vào lợi thế so sánh của thành phố cũng như một số ngành công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao. Đặc biệt, cần chú trọng đến các dự án tạo ra được hiệu ứng lan tỏa để có thể phát triển các ngành công nghiệp khác, nhất là các ngành công nghiêp chế biến sử dụng công nghệ trung bình, cần ít vốn và có khả năng thu hút nhiều lao động có trình độ trung bình, cần ít vốn và trung bình, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và ngoại thành Đà Nẵng. Theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2015 các dự án trọng điểm phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn hướng đến là những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao như: điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghiệp cơ khí…

Hai là, chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng ít vốn, nhiều lao động và dễ đào tạo, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn như: may mặc, da giày, thêu, đồ chơi trẻ em, chế biến hàng thủy hải sản xuất khẩu…

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp, tạo việc làm theo phương châm phát triển các khu công nghiệp gắn với giải quyết việc làm tại chỗ, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, thành phố cần quy hoạch quỹ đất dự phòng thêm cho các khu công nghiệp, phân bố các khu công nghiệp tập trung đảm bảo khai thác lợi thế về quỹ đất, nguồn cung ứng nguyên liệu và lao động, đặc biệt chú trọng việc kết hợp phát triển

các khu công nghiệp với việc quy hoạch chỉnh trang đô thị, hạn chế tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân.

Song song với xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp là đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, rà soát bổ sung và hoàn chỉnh các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, khuyến khích đào tạo và sử dụng lao động tại địa phương nhằm lấp đầy các khu công nghiệp góp phần tạo việc làm tại chỗ cho lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp tại địa phương.

Hình thành, phát triển các cụm công nghiệp nhỏ và vừa ở các khu vực ven và khu vực nông thôn. Bố trí các cụm công nghiệp tại vùng nông thôn ngoại thành, một mặt sẽ giảm được ô nhiễm môi trường và áp lực về các vấn đề xã hội, mặt khác sẽ cho phép khai thác tối đa nguồn vốn, khả năng về kỹ thuật quản lý trong nhân dân, thu hút lao động nông nhàn, lao động nông nghiệp dôi dư do quá trình ĐTH, tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn.

- Về phát triển thương mại - dịch vụ:

Trong thời gian vừa qua các ngành thương mại, dịch vụ, của thành phố đã có những tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên so với tiềm năng và lợi thế của thành phố thì hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển chưa tương xứng, quy mô còn nhỏ, vai trò trung tâm lan tỏa, đầu tàu thúc đẩy các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên còn hạn chế. Có thể thấy, trong những năm qua đóng góp cho sự phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố có tính hai mặt, ngoài sự phát triển mạnh mẽ các trung tâm thương mại, hệ thống chợ, siêu thị và hệ thống các loại dịch vụ có hàm lượng khoa học cao thì bên cạnh đó các hoạt động buôn bán nhỏ hoặc các dịch vụ có hàm lượng khoa học thấp, đóng góp giá trị không đáng kể. Ở mặt này, thì lực lượng lao động tham gia hoạt động bổ sung vào lĩnh vực này hang năm phần lớn là những người có trình độ văn hóa thấp và bộ phận lao động nông nghiêp chuyển đổi việc làm. Những

loại hình công việc được tạo ra chủ yếu là những việc làm tạm thời phục vụ cho công cuộc ĐTH của thành phố. Trong giai đoạn sắp đến khi công cuộc ĐTH của thành phố đi vào ổn định thì số việc làm tạm thời trong khu vực này sẽ giảm xuống. Do vậy, ngay từ bây giờ thành phố cần định hướng để điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu lao động trong ngành thương mại, dịch vụ theo hướng tăng cường lao động trong ngành thương mại, dịch vụ cần trình độ chuyên môn kỹ thuật và giảm dần tỷ trọng các ngành nghề buôn bán nhỏ, dịch vụ giản đơn dưới hình thức buôn bán vỉa hè, buôn bán dạo… Điều này có thể làm giảm số lượng việc làm được tạo ra trong hiện tại phù hợp với đặc điểm lao động của những lao động không có tay nghề như những lao động nông nghiệp trong quá trình ĐTH hiện nay, song đây là xu thế tất yếu cần phải chấp nhận trong quá trình ĐTH.

Để giải bài toán này bên cạnh việc tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho những người lao động nông nghiệp như hỗ trợ vốn, hỗ trợ đào tạo nghề thì thành phố cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ đô thị, cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch hệ thống mạng lưới bán buôn, bán lẻ đều khắp trên địa bàn thành phố. Chú trọng xây dựng các khu thương mại, dịch vụ tập trung với quy mô vừa và lớn, nhất là các trung tâm thương mại, dịch vụ chuyên doanh nhằm tạo cơ hội cho số lao động nông nghiệp trẻ có được việc làm ổn định sau khi đã được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp sau quá trình ĐTH, tạo đà nâng cao chất lượng nguồn lao động cho thành phố trong giai đoạn sắp đến.

- Về phát triển nông nghiệp:

Trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông nghiệp của thành phố đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên để tạo việc làm, thu hút lao động và chuyển dịch một bộ phận lao động nông nhàn sang hoạt động phi nông nghiệp, thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần tăng cường đầu tư phát triển

ngành nông nghiệp theo hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, ĐTH, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, ĐTH nông nghiệp, nông thôn, cụ thể là:

+ Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh hiện đại.

* Phát triển hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn;

xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, kết hợp hài hóa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; thu hẹp khoảng cách giữa vùng nông thôn và đô thị, góp phần làm giảm lực đẩy di dân vào khu vực nội thành.

* Quy hoạch các khu TĐC nông dân, đặc biệt là các khu vực Khuê Trung (Quận Cẩm Lệ), Hòa Hải, Hòa Quý (Quận Ngũ Hành Sơn), Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phong… (Huyện Hòa Vang) gắn liền với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tiến tới hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh trên cơ sở tăng cường áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang lao động cơ giới là phổ biến.

* Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô hiện có sang phục vụ sản xuất công nghiệp, nhất là dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tạo điều kiện cho việc bố trí các cơ sở sản xuất chế biến nông sản, thủy sản di chuyển từ các khu vực trung tâm thành phố đến nhằm tận thu nguồn lao động nông thôn tại chỗ.

+ Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại khu vực nông thôn nhằm chuyển dịch một bộ phận lao động nông nhàn, lao động nông nghiệp dư thừa sau quá trình ĐTH sang hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Đây là giải pháp cơ bản để tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn, để thực hiện giải pháp này thành phố cần:

* Khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống đồng thời du nhập các nghề mới. Thành phố cần có các chính sách đầu tư phát triển làng nghề như hỗ trợ về vốn, đầu tư cho sản phẩm làng nghề, thực hiện miễn giảm thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề…

nhằm mở rộng quy mô các làng nghề thu hút lao động. Trong giai đoạn 2010 - 2015 thành phố nên tiếp tục quy hoạch và mở rộng phát triển các làng nghề có sản phẩm lợi thế vốn là thế mạnh của thành phố Đà Nẵng như: đá mỹ nghệ Non Nước, đan mây tre xuất khẩu Yến Nê, dệt chiếu Cẩm Nê, Nón lá La Bông, tơ tằm, dệt thảm, mành trúc, đồ gốm, đồ gia dụng và trang trí nội thất…

nhằm tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp muốn chuyển đổi ngành nghề do chịu ảnh hưởng của quá trình ĐTH và góp phần tạo việc làm trong thời gian nông nhàn cho một bộ phận lao động nông nghiệp.

* Với định hướng phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch, chính vì vậy trong giai đoạn vừa qua ngành du lịch của thành phố đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên trong thời gian qua việc phát triển du lịch gắn với du lịch làng nghề chưa được chú trọng đúng mức, do vậy trong giai đoạn đến cần thiết lập tạo mối quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, coi đó là một khâu trong chuỗi giá trị dịch vụ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, đồng thời góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch cho thành phố.

* Đối với những lao động bị thu hồi đất sản xuất nhưng chưa chuyển đổi được nghề nghiệp thì thành phố cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người lao động để hình thành các cơ sở sản xuất vệ tinh với chức năng chuyên đảm nhận một khâu sản xuất cần nhiều lao động thủ công nào đó trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.

Đây là mô hình sẽ phát huy tác dụng rất lớn trong việc chuyển đổi nghề

nghiệp, tạo việc làm cho các lao động nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình ĐTH.

+ Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

Với tốc độ đô thị hóa rất nhanh nên hiện nay quỹ đất nông nghiệp của thành phố rất hạn chế, bên cạnh đó do nằm trong vùng có thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất khó khăn, tốn nhiều lao động do vậy thành phố nên đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghiệp, hình thành khu giết mổ tập trung những vật nuôi có khả năng tận dụng những lợi thế tự nhiên, dễ áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong trồng trọt do điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ở Đà Nẵng không không thuận lợi nên từ bỏ mục tiêu an ninh lương thực để chuyển sang mục tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội. Thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ, tập trung ruộng đất, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, hình thành các vùng chuyên canh trồng các loại cây thực phẩm, rau sạch, cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao và tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp không có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp.

+ Phát triển nông nghiệp đô thị:

Nông nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong và ven đô thị, sản xuất, chế biến và cung ứng cho người dân lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật và thực vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị.

Nông nghiệp đô thị có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho bộ phận lao động nông nghiệp ở đô thị và các vùng ven đô bị mất đất

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở thành phố Đà Nẵng (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)