Tạo động lực bằng môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Sơn Trà. (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

1.3 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

1.3.5 Tạo động lực bằng môi trường làm việc

Môi trường làm việc là nơi mà người lao động gắn bó trong suốt thời gian làm việc, là nơi diễn ra quá trình thực hiện công việc của người lao động, bao gồm : điều kiện làm việc, và các mối quan hệ trong lao động, và văn hóa công ty

a. Điu kin làm vic

Điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp, sự an toàn thỏa mái nơi làm việc, sự an toàn thỏa mái ở nơi làm việc, được trang bị trang thiết bị cần thiết cho công việc

Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất.

25

Phần lớn thời gian làm việc của người lao động diễn ra tại nơi làm việc, nên khi điều kiện làm việc càng được đảm bảo thì người lao động càng yên tâm làm việc và hoàn thành tốt công việc của mình hơn. Bởi thực tế, ít người nào có thể làm việc tốt nhất khi không khí tại nơi làm việc quá nóng hay quá lạnh, chỗ làm việc chật chội hay bừa bộn

Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư trang thiết bị cần thiết , cải thiện môi trường xung quanh nơi làm việc của người lao động

b. Mi quan h trong lao động

Mối quan hệ trong lao động hay còn gọi là bầu không khí tập thể trong doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ như : quan hệ giữa cấp trên với nhân viên, quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp. Nếu các mối quan hệ này tốt đẹp sẽ tạo ra bầu không khí ấm cúng, hoà thuận mọi người cùng nhau góp ý xây dựng doanh nghiệp. Điều này, góp phần không nhỏ vào việc tạo động lực làm việc cho người lao động.

Đối với quan hệ giữa cấp trên và nhân viên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự động viên mang lại từ những yếu tố của mối quan hệ này, bao gồm : sự dễ giao tiếp với cấp trên ; sự hỗ trợ khi cần thiết ,sự quan tâm của cấp trên; sự bảo vệ nhân viên khi cần thiết; năng lực của cấp trên, sự tự do thực hiện công việc của cấp dưới sự ghi nhận sự đóng góp của nhân viên; sự đối xứ công bằng đối với cấp dưới

Đối với quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong phần lớn các công việc thì thời gian mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp của mình là nhiều hơn so với thời gian làm việc với cấp trên. Do vậy, cũng như mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ. Tương tự mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có được sự hỗ

26

trỡ giúp đỡ của đồng nghiêp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp. Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình sự tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất.Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy

c. Văn hóa công ty

Văn hóa công ty là niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. &

Walters, M.)

Trong luận văn này, văn hóa công ty là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty.

Văn hóa trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của công ty, chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong công ty và được coi là truyền thống riêng của mỗi công ty.

Văn hóa công ty được cấu thành bởi ba phần: bề mặt, ứng xử (tinh thần công ty) và tư duy (triết lý quản trị). Phần bề mặt cho thấy hình ảnh bên ngoài của công ty như cơ sở vật chất, biểu tượng, màu cờ sắc áo, bài hát riêng… Phần ứng xử chủ yếu thể hiện qua nếp ứng xử hàng ngày của nhân viên trong các tình huống, vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Công ty cần soạn ra quy tắc ứng xử, huấn luyện cho nhân viên, có lực lượng kiểm soát hành vi ứng xử của họ. Phần tư duy chính là nền móng của văn hóa công ty, bao gồm các giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh.

Vì thế, phần này phải được người sáng lập công ty đưa ra và truyền cảm xúc đến nhân viên. Nhân viên cần được hiểu mình đang tạo ra giá trị cho xã hội hơn là người làm công ăn lương, từ đó họ sẽ thấy tự hào và có đường hướng phát triển đúng đắn.

Mỗi công ty có một văn hóa riêng. Những nghi thức như thói quen,

27

lễ nghi, và “cách mà chúng ta làm” tác động lên thái độ và cách cư xử của các nhân viên, hướng dẫn họ có những hành vi đúng đắn, thích hợp trong từng hoàn cảnh. Bầu không khí thể hiện sự cảm nhận của mọi người trong công ty, những tri giác cá nhân, cộng đồng và thái độ của các thành viên trong tổ chức.

Để nâng cao tính tích cực, nhiệt tình cống hiến của người lao động với năng suất, hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp phải thường xuyên chú ý đến việc xây dựng và văn hóa công ty.

Văn hóa công ty cung cấp sự gắn kết nội bộ tổ chức và hỗ trợ cho việc thực thi các chiến lược đã chọn.

Muốn các thành viên trong tổ chức hết lòng vì mục tiêu chung tức là có động lực làm việc thì công ty cần xây dựng văn hóa mang bản sắc riêng.

28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tạo động lực làm việc cho người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện khủng hoảng kinh tế kéo dài, quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn các công cụ nâng cao động lực thúc đẩy người lao động. Các nhà quản trị cần vận dụng các công cụ như công tác tiền lương, các hoạt động tinh thần, đánh giá đúng thành tích nhân viên, công tác đào tạo và xây dựng văn hóa công ty một cách linh hoạt, khéo léo cho phù hợp với mỗi công ty và mỗi giai đoạn kinh doanh.

Tạo động lực là một tiến trình phức tạp, đòi hỏi có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc và bài bản. Bân cạnh tham khảo các học thuyết liên quan như: Học thuyết nhu cầu, Thuyết hai nhân tố củ Heberg, Thuyết công bằng đòi hỏi phải có sự khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế của từng đơn vị trên cơ sở đặc thù nghành nghề, đặc điểm nguồn nhân lực và tính chất công việc cụ thể

Các công cụ tạo động lực được nghiên cứu trong luận văn bao gồm : Chính sách thu nhập; Sự thăng tiến hợp lý; Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; Môi trường làm việc; Doanh nghiệp cần vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt các chính sách này trong từng đơn vị cụ thể sao cho có hiệu quả nhất .

29 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI –

CHI NHÁNH SƠN TRÀ

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Sơn Trà. (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)